Ô nhiễm môi trường thúc đẩy biến đổi khí hậu

Môi trường chúng ta đang sinh sống hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng từ đất, nước, không khí, ánh sáng,… tình trạng đã ở mức báo động từ lâu và bây giờ gần như không thể cứu vãn tình hình khi con người vẫn chưa tự ý thức được tác hại của nó. Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, sức khỏe, và đáng chú ý hơn đó là gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, mối đe dọa lớn cho nhân loại. Hãy cùng xem những tác hại trầm trọng mà ô nhiễm môi trường đang gây ra đối với chúng ta.

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên trái đất và đời sống hàng ngày của con người. Trong vài năm trở lại đây, biểu hiện của biến đổi khí hậu càng sâu sắc.
 

sự biến đổi khí hậu môi trường
Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu

Nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, các nguyên nhân tự nhiên như thời kì băng hà, thời kì ấm áp, núi lửa, kiến tạo mảng,… Tuy nhiên, nếu do các hiện tượng tự nhiên thì quá trình này phải kéo dài hàng nghìn năm thì biến đổi khí hậu mới có thể gây hại đến con người và các sinh vật trên trái đất. Trong giai đoạn hiện nay, diễn biến của biến đổi khí hậu đã vô cùng nghiêm trọng vì vậy nguyên nhân chính đó là do tác động của con người, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người tác động đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải,… làm tăng khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,….). Các khí này có khả năng giữ nhiệt cao, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng dần lên dẫn đến sự tan dần của những khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực, Nam cực, trên các đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng cao. Trong đó CO2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất. Một lượng lớn khí CO2 phát thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, dầu,…).

Nhiệt độ tăng làm tăng nguy cơ xảy ra sét (cứ nhiệt độ tăng 1oC, nguy cơ sét tăng 12%). Tia sét phóng ra với tốc độ 36.000 km/h, có sức nóng 30.000oC, có thể gây cháy rừng, ngoài ra nạn chặt phá rừng tràn lan cũng làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển. Nói chung lại do các hoạt động con người đã làm môi trường sinh thái nước ta bị ô nhiễm trầm trọng góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn.
 

nguyên nhân ô nhiễm môi trường
Do các hiện tượng tự nhiên hoặc nhân tạo gây ô nhiễm

Do các hiện tượng tự nhiên hoặc nhân tạo gây ô nhiễm

Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.

Nước ta nằm trong danh sách các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi toàn cầu và mực nước biển dâng. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Về nhiệt độ: nhiệt độ cả nước có xu hướng tăng lên, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6 đọ ở Tây Bắc; tăng 2,5 độ ở Đông Bắc; tăng 2,4 độ ở đồng bằng Bắc bộ; tăng 2,8 độ ở Bắc Trung bộ; tăng 1,9 độ ở Nam Trung bộ; tăng 1,60C ở Tây nguyên và tăng 2,0 độ ở Nam bộ so với trung bình của thời kỳ 1980-1999.

Lượng mưa: mưa và lượng mưa tại các khu vực trên cả nước có xu hướng tăng. Tính chung cho cả nước, lượng mưa cả năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng phía Bắc mức tăng lượng mưa sẽ nhiều hơn so với khu vực phía Nam.

Nước biển dâng: mực nước biển dâng sẽ dâng 30cm vào năm 2050 và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng 75cm (Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệt độ trung bình ở nước ta trong khoảng 50 năm qua tăng 0,70C và mực nước biển quan trắc ở các trạm Cửa Ông (Vịnh Hạ Long), Hòn Dấu (Đồi Sơn) tăng khoảng 20cm; tính trung bình mực nước biển ở Việt Nam đã tăng thêm 12cm).

tác động của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu làm băng tan, mực nước biển dâng cao

Biến đổi khí hậu làm băng tan, mực nước biển dâng cao

Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất ở nước ta là đồng bằng sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ ảnh hưởng 38,9% diện tích đất của Đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hậu Giang(80,62%), Kiên Giang (76,9%). Diện tích đất nông nghiệp giảm làm giảm sản lượng lúa và cây ăn quả kéo theo nền kinh tế của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất bị nhiễm mặn tăng cao. Tình trạng hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân nơi đây.

Tác động đến trồng trọt và chăn nuôi: biến đổi khí hậu làm thay đổi các đặc tính của của đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loại cây trồng. Hiện tượng khô cằn cùng với việc mặn hóa, giảm lượng nước ngọt làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Rủi ro tăng lên do lũ lụt bất thường. Các mối đe dọa từ việc tăng sâu bệnh và dịch bệnh do thay đổi trong phân bố dịch bệnh truyền bệnh. Điều kiện sống của các loài sinh vật bị biến đổi dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài sâu bệnh, dịch rầy nâu, vàng lùn.

Đối với hoạt động chăn nuôi gia súc: biến đổi khí hậu làm tăng cao nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi: giảm sản lượng lương thực, gây thiếu hụt nguồn cung cấp nước, làm mất cân bằng môi trường sinh thái và giảm năng suất đồng cỏ. Hậu quả là làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng khả năng bùng phát, lây lan dịch bệnh làm giảm năng suất sinh trưởng và sinh sản ở vật nuôi kéo theo hiệu quả chăn nuôi thấp; và tình trạng khan hiếm nước đẩy chí phí cung cấp nước cho chăn nuôi tăng cao. 
 

ô nhiễm do cháy rừng
Biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất nóng lên gây nên những vụ cháy rừng

Biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất nóng lên gây nên những vụ cháy rừng

Nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Những biểu hiện này của biến đổi khí hậu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội cho người nuôi.

Tác động đến đời sống của con người: biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của người dân. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua quá trình trao đổi năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua các nguồn gây bệnh làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả…

Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn.

>> Xem thêm: Cách bảo vệ môi trường
 

Nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Những biểu hiện này của biến đổi khí hậu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội cho người nuôi.Tác động đến đời sống của con người: biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của người dân. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua quá trình trao đổi năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua các nguồn gây bệnh làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả…Làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn.>> Xem thêm:

hậu quả của biến đổi khí hậu
Ô nhiễm môi trường tác động gay gắt tới biến đổi khí hậu

Ô nhiễm môi trường tác động gay gắt tới biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có tỉ lệ thuận với nhau, khi một cái tăng cao kéo theo cái còn lại cũng tăng cao. Nó vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Hậu quả của biến đổi khí hậu còn là thách thức với mục tiêu doanh số, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước. Biến đổi khí hậu là hiện tượng đáng lo ngại nhất toàn cầu mà mọi quốc gia đều quan tâm và tìm cách hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến các mặt của đời sống xã hội tại mỗi quốc gia. Con người chúng ta nên ý thức được trách nhiệm của mình để góp phần làm giảm ảnh hưởng của nó đến Trái Đất, chúng ta cần bảo vệ hành tinh này của chúng ta.

 

Hãy chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, nếu không hậu quả mà việc bảo vệ môi trường sẽ không chừa một ai. Tác động của việc gây ô nhiễm môi trường có tác động rất nặng nề tới cuộc sống của từng người. Vì vậy hãy góp sức bảo vệ môi trường từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, có như vậy thì môi trường mới có thể trở nên tốt đẹp được. Hy vọng các bạn sẽ cùng chung tay góp sức vì môi trường sống của bản thân mình.

Tags: ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường sống, cách bảo vệ môi trường, trồng cây xanh bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng chỗ, cấm xả rác ra ngoài môi trường, chất thải công nghiệp

Hãy chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, nếu không hậu quả mà việc bảo vệ môi trường sẽ không chừa một ai. Tác động của việc gây ô nhiễm môi trường có tác động rất nặng nề tới cuộc sống của từng người. Vì vậy hãy góp sức bảo vệ môi trường từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, có như vậy thì môi trường mới có thể trở nên tốt đẹp được. Hy vọng các bạn sẽ cùng chung tay góp sức vì môi trường sống của bản thân mình.