Ô nhiễm môi trường tại khu vực thành thị

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, việc đô thị hóa ngày càng diễn ra một cách nhanh chóng. Đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 20 năm qua, nhưng không đồng đều và gặp nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là là ở khu vực thành thị. Vậy ô nhiễm ở khu vực thành thị đang ở ngưỡng nào?

Các thành thị lớn nước da đang dần bị ôn nhiễm

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại 2 thành phố lớn

Theo báo cáo của tổng cục môi trường thì chỉ có 42 trên tổng số 787 thành phố, thị trấn của cả nước có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra còn có các vấn đề ô nhiễm không khí thành phố, ô nhiễm sông rạch trong các thành phố, mực nước ngầm bị sụt, nước mặn xâm nhập vào các thành phố ven biển, nạn ngập lụt gia tăng. Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây do tình trạng thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu việc làm, thừa lao động và thu nhập thấp ở nông thôn, mọi người có xu hướng di cư lên các thành phố lớn. 

Dân số đô thị tăng nhanh sẽ tạo ra sức ép về nhà ở, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ y tế và song song với nó là lượng chất thải (nước, rác thải) tăng, giảm diện tích cây xanh, diện tích mặt nước, tăng mật độ giao thông và lượng khí thải, bụi chì do đó cũng tăng theo. Bên cạnh việc tăng dân cư thành thị thì tốc độ công nghiệp hóa ở các khu vực này cũng tăng nhanh chóng. Bên cạnh các mặt lợi của nó thì cũng có những tác động tiêu cực đặc biệt đến môi trường, gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng các khu vực gần khu công nghiệp.


Tình hình ô nhiễm môi trường nước hiện nay

> > Xem thêm: Nguyên nhân và ảnh hưởng của ô nhiễm nước công nghiệp

Thống kê của công ty thông cầu cống nghẹt Trí Bảo về thực trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực thành thị, từ năm 1995 trở về đây khi tình hình kinh tế của đất nước khá ổn định, các thành phố lớn như Hà nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra tình trạng môi trường tại các nhà máy, doanh nghiệp cũng như các khu dân cư đông người và thẩm định báo cáo đánh giá tác động của môi trường.

Tại khu vực Hà Nội, các khu công nghiệp ngày càng nhiều làm cho môi trường nơi đây càng ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn. Cụm từ xanh, sạch, đẹp giờ đây thực sự chỉ là khẩu hiệu của người dân thủ đô. Khoảng 40 năm về trước, Hà Nội thực sự còn rất trong lành, không rác thải bừa bãi, ít tiếng ồn, nước sạch, không khí trong lành. Từ khi Thủ đô phát triển công nghiệp (CN), tình hình đã đổi khác.


Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội

 Ô nhiễm sông rạch nội thành trầm trọng: Hà Nội có lượng nước thải sinh hoạt rất lớn và rất ô nhiễm. Tổng lượng nước thải hàng ngày của thành phố Hà Nội vào khoảng 320.000 m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp. Môi trường nước tiếp nhận lượng nước này là các hồ, kênh, mương và sông. Hầu hết các cơ sở công nghiệp đều xả trực tiếp nước thải vào các sông thoát nước chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và các mương, hồ của thành phố. Đã có nhiều tài liệu cho thấy, nước thải công nghiệp của Hà Nội có chứa các chất lơ lửng, các hợp chất chứa P, N, chỉ số BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa các chất hữu cơ), COD (nhu cầu oxy hóa học chất hữu cơ), kim loại nặng đều rất cao. Hầu hết các sông hồ của Hà Nội đều bị ô nhiễm cả về cơ học, hóa học và sinh hoạt, có sự phân hủy yếm khí tạo ra khí độc như H2S, NH4. Hàm lượng NO2, NO3 đều cao, BOD5 quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) tới 3 lần. Thậm chí, hàm lượng coliform của một số hồ gần khu vực dân cư vượt TCCP tới 100-200 lần, vào mùa khô vượt tới 700 lần.

100% nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại khu vực nông thôn, ở các làng nghề và gần 100% nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý đang xả thẳng ra sông, hồ, ao, mương.

Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45 m đến 60m) là nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng bị nhiễm bẩn. Hiện các nhà máy nước Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm đã bị nhiễm amoniac và có hàm lượng sắt cao, 1,2-19,5 mg/l. Nước từ các nhà máy đang đứng trước nguy cơ nhiễm bẩn bởi vẫn chưa có hạng mục xử lý amoniac.

Ô nhiễm không khí thành phố: kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cho thấy nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết khu vực này đều có xu hướng tăng dần và vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5-4,5 lần. Nơi có nồng độ bụi tăng mạnh nhất là ở khu vực Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. Số liệu từ Viện Y học Lao động và vệ sinh môi trường cho thấy, vào những giờ cao điểm, Hà Nội có nồng độ bụi cao gấp 4 lần TCCP, CO cao gấp 2,5-4,4 lần, hơi xăng từ 12,1-2.000 lần. Trẻ ở lứa tuổi học đường sống quanh các nút giao thông bị ảnh hưởng tới sức khỏe rõ rệt: mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật bị kích thích, tỉ lệ mắc bệnh lý đường hô hấp cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
 


Các con kênh rạch ở Hà Nội cũng biến thành màu đen

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi hiện nay trên địa bàn thành phố đang ở mức “báo động đỏ” bởi nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá TCCP từ 2-3 lần.

Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng không khả quan hơn. Khi theo điều tra cho thấy chất lượng môi trường tại các bãi chôn lấp và khu liên hợp xử lý chất thải rắn do Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP. Hồ Chí Minh thực hiện trong năm 2013, chất lượng nước mặt một số khu vực xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc – Củ Chi bị ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ, sắt và vi sinh phát hiện có nhiều thông số vượt xa mức độ cho phép.

Con kênh Gò Công đã thành kênh nước đen từ nhiều năm nay. Kênh Tân Hóa – Lò Gốm đang được kè, nạo vét hết sức ì ạch, là nỗi bức xúc của người dân các quận 6, 11, Bình Tân… nhiều năm nay. Con kênh ô nhiễm này chủ yếu do nước thải, rác thải sinh hoạt của chính người dân hai bên bờ xả ra. Ngoài ra, thành phố còng nhiều con kênh, bãi tập kết rác, khu dân cư ven kênh rạch ô nhiễm nằm rải rác khác các quận với mức độ ô nhiễm đáng báo động. Theo thống kê, trên địa bàn hiện có 3.300 nguồn thải của các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ nhưng mới có 1.140 cơ sở xây dựng hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn. Hiện mới có khoảng 80% nguồn thải có lưu lượng từ 50 m3/ngày đêm được kiểm soát. Còn hơn 2.000 cơ sở chưa có hệ thống xử lý môi trường hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn vẫn ngày đêm thải ra môi trường hàng ngàn tấn chất thải, nước thải độc hại.


Khí thải từ các khu công nghiệp là mối đe dọa với không khí tại thành phố Hồ Chí Minh

> > Xem thêm: Những phương pháp bảo vệ môi trường cực đơn giản

Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi và ánh sáng của khu vực trung tâm thành phố cũng đang ở mức báo động đỏ, tại 150 điểm của 30 tuyến đường trung tâm thành phố, tiếng ồn ở mọi lúc, mọi nơi đều vượt mức cho phép.

Ô nhiễm ánh sáng cũng là vấn đề đáng báo động. Hầu hết các tuyến đường trung tâm của Thành phố đều được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, đèn từ các biển hiệu quảng cáo có công suất từ 100W đến 500W sáng suốt đêm. Hầu như những tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Trãi,… không có bóng tối, khiến cho người dân choáng ngợp trước thứ ánh sáng đủ sắc màu mỗi khi đêm xuống. Ánh sáng đèn điện là rất cần thiết cho cuộc sống con người nhưng tình trạng lạm dụng ánh sáng đèn chiếu sáng ở đô thị suốt ngày đêm như ở thành phố này hiện rất đáng báo động.


Các con đường tại Hồ Chí Minh luôn kẹt xe vào các giờ cao điểm gây ô nhiễm môi trường

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm đô thị lớn nhất cả nước, đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động của con người. Bên cạnh hai đô thị trên thì các cô thị khác của nước ta cũng đang phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động thiếu ý thức của người dân làm cho vẻ đẹp tại nơi đây dần mất đi. Cuộc sống của cong người chìm trong ô nhiễm

Tags: vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em, ô nhiễm môi trường tại địa phương, tiểu luận về ô nhiễm môi trường ở nông thôn, ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn, nghị luận vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, hậu quả của ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nghị luận về ô nhiễm môi trường ở địa phương em lớp 9