Ô nhiễm môi trường biển là gì? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp?

Theo như báo cáo cho biết, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng trở nên nặng nề. Nếu không nắm rõ tình hình và khắc phục ngay thì ô nhiễm biển kéo dài sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Vậy ô nhiễm môi trường biển là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường biển? Cùng tìm hiểu chi tiết với Sơn Hà Việt Nam nhé.

1. Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị biến đổi tính chất do các nguyên nhân khác nhau tác động nên. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số sinh hóa của nước biển. Không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực mà còn gây hại cho sức khỏe con người và gây hại cho những động vật sinh sống ở biển. 

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Ô nhiễm môi trường biển là gì?

Khi nước biển bị ô nhiễm, đồng thời làm cho những sinh vật sinh sống dưới biển cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Điều này cũng kéo theo hệ sinh thái biển, cảnh quan biển có những ảnh hưởng tiêu cực cùng với những hậu quả nặng nề.

2. Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

Theo báo cáo, hiện Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách những nước có tình trạng ô nhiễm rác thải biển cao trên thế giới. Trong đó, tình trạng rác thải nhựa chiếm tỷ trọng cao, một số khu vực ven biển và cửa sông xuất hiện tình trạng ô nhiễm dầu. Một số rừng ngập mặn bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều rác thải nilon. 

Tình trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay xuất hiện tình trạng ô nhiễm dầu, chủ yếu là do các vụ tràn dầu từ tàu chở dầu gây ra. Tính từ năm 1987 đến nay, Việt Nam có đến hơn 90 vụ tràn dầu gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nguồn tài nguyên biển. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế biển, kinh tế-xã hội của đất nước.

Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở việt nam

 Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: ô nhiễm dầu, rác thải nhựa và nilon

Theo đó, tại các vùng biển quần đảo Trường Sa và các khu vực biển có tuyến hàng hải quốc tế, qua ảnh chụp vệ tinh cho thấy tại những khu vực đó hàm lượng dầu trong nước chiếm tỷ lệ cao. Xuất hiện nhiều vệt dầu loang trên các tuyến hàng hải quốc tế dọc theo hải phận của Việt Nam.

Trong đó, một số những tai nạn gây tràn dầu ô nhiễm môi trường biển nổi bật như:

  • Tháng 9 – 2001, tàu Formosa (Liberia) đâm vào tàu Petrolimex 01 (Việt Nam) đã làm tràn 1000 lít dầu, gây nên ô nhiễm môi trường biển tại vịnh Gành Rỏi thuộc Vũng Tàu.
  • Năm 2003, tàu Hồng Anh của Việt Nam trên đường từ Cát Lái đi đến Vũng Tàu chở 600 tấn dầu bị sóng đánh chìm gây tràn dầu làm ô nhiễm vùng biển Cần Giờ.
  • Năm 2007, ở vùng biển Tuy An thuộc Phú Yên, tàu New Oriental bị đắm tạo ra dầu loang trên biển lên đến 25ha. 
  • Năm 2017, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, 9 tàu chở hàng va đập và chìm khiến tình trạng dầu loang rộng trên vùng biển Quy Nhơn. 

Có thể thấy rằng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam chủ yếu là tràn dầu, rác thải nhựa, rác thải nilon.

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường biển gồm nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân từ con người. 

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển

2 nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển

3.1. Nguyên nhân tự nhiên

  • Do ảnh hưởng bởi sự phun trào nham thạch của núi lửa ở dưới lòng biển. Điều này khiến cho các sinh vật dưới biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chết hàng loạt và các hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng. Do đó, dẫn tới nguồn nước bị biến đổi và gây ô nhiễm môi trường biển.
  • Do sự bào mòn và sự sạt lở của đồi núi
  • Sự phun trào của núi lửa, làm cho khói bụi có những khí hại bốc lên cao tạo thành mưa rơi xuống mặt đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. 
  • Do triều cường dâng cao và sâu từ đó gây ô nhiễm cho các dòng sông.
  • Hòa tan nhiều chất muối khoáng trong tự nhiên có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…

3.2. Nguyên nhân từ con người

  • Do hoạt động đánh bắt thủy sản không hợp lý, do sử dụng chất nổ, điện và các chất độc hại để đánh bắt khiến cho các sinh vật biển chết hàng loạt, dẫn đến biến đổi tính chất của nước và khiến cho một số loài sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Các vùng nước lợ, rặng san hô và rừng ngập mặn không được bảo toàn tốt, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
  • Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp từ các khu đô thị, khu công nghiệp, các nhà máy không được xử lý sạch rồi đổ thẳng ra sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường biển.  
  • Ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu gây ra, do sự khai thác và nhu cầu sử dụng cao dẫn đến một lượng lớn dầu bị rò rỉ ra bên ngoài môi trường biển, dầu tràn từ các hoạt động tàu thuyền, chìm đắm tàu chở dầu, do sự cố từ lỗ khoan thăm dò khai thác dầu.
  •  Do hành động vứt, xả rác sinh hoạt bừa bãi ra sông, biển.

4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, con người và nền kinh tế-xã hội. Trong đó, có một số hậu quả điển hình như sau:

  • Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học biển, nhất là hệ sinh thái san hô.
  • Làm tuyệt chủng một số loại sinh vật biển, một số loại lưỡng cư gần biển.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế biển.
  • Ô nhiễm môi trường biển gây hư hại các thiết bị, máy móc khai thác tài nguyên, vận chuyển đường thủy.
  • Gây tắc nghẽn giao thông đường thủy làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế biển.
  • Nguồn nước biển bị ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước, không khí của các khu vực lân cận đấy, gây hại cho sức khỏe con người sống ở đó. 
  • Ảnh hưởng đến du lịch biển khi môi trường biển bị ô nhiễm, làm giảm sức hút với khách du lịch. 

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng tới kinh tế, hệ sinh thái biển…

5. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, cần phải có những biện pháp khắc phục để môi trường biển trong sạch trở lại. Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường biển.

5.1. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác biển

Biện pháp đầu tiên để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển chính là kiểm soát hoạt động khai thác. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác đánh bắt trái phép trên biển. Có phương án, kế hoạch khai thác hợp lý, không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm khắc những hành vi sử dụng chất nổ, điện kích và các hóa chất độc hại. Những hành động này không chỉ khiến cho thủy hải sản chết hàng loạt mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

5.2. Xử lý các chất thải hợp lý trước khi xả ra môi trường 

Nguồn nước thải, chất thải từ sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển. Thế nên, cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường. 

5.3. Sử dụng các giải pháp sinh học

Nên tích cực sử dụng nguyên liệu khử khuẩn, khử độc có nguồn gốc tự nhiên như than hoạt tính, vôi để làm sạch môi trường. Và hạn chế sử dụng các đồ nhựa, xả rác thải nhựa ra môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.

Thế nên, mỗi cá nhân hãy bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Chất thải sinh hoạt là một nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường biển, hiện nay, sử dụng bể phốt Sơn Hà là sự lựa chọn tối ưu nhất cho nhu cầu chứa nước thải sinh hoạt.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

Sử dụng bể phốt Sơn Hà – Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển

Thay vì sử dụng các bể phốt bằng gạch, bê tông gây tốn nhiều diện tích, không an toàn và nếu bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường. Từ đó, để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.

Khi sử dụng bồn tự hoại Septic Sơn Hà được thiết kế nhỏ gọn, đa dạng dung tích đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của các gia đình. Đặc biệt, bể phốt tự hoại Septic sẽ ngăn chặn các chất rắn, chất hữu cơ trước khi thải ra môi trường. 

Không những tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống vệ sinh, hòa tan, khí hóa các chất hữu cơ phức tạp mà còn phân hủy sinh học nước thải theo mô hình khép kín không gây ô nhiễm ra môi trường. 

Bể phốt tự hoại Septic Sơn Hà chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các gia đình, nhất là những gia đình ở đô thị, thành phố. Hiện nay, Sơn Hà đang có chương trình sale mạnh đến 30%, chế độ bảo hành lên đến 50 năm. Nhanh tay liên hệ số hotline 0969.26.90.90 hoặc websiteSonha.net.vn để được mua bể phốt tự hoại Septic với giá ưu đãi ngay hôm nay nhé!

Hi vọng, qua bài viết giúp bạn biết toàn bộ thông tin về ô nhiễm môi trường biển: Ô nhiễm môi trường biển là gì? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục. Bạn ghé thăm website Sonha.net.vn thường xuyên để cập nhật nhiều tin tức hay khác nhé!