Ô nhiễm không khí là gì ? Kiểm soát ô nhiễm không khí như thế nào ?

Không khí là hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm 78,9%, ôxy chiếm 0,95%, acgông chiếm 0,93%, đioxit các bon chiếm 0,32% và một số hiếm khí khác như nêon, hêli, mêtan, kripton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 – 3% thể tích không khí.

1. Ô nhiễm không khí là gì ?

Ô nhiễm không khí theo cách nhìn tổng quan nhất là sự biến đổi không khí theo hướng bất lợi với cuộc sống của con người, của động, thực vật, mà sự thay đổi đó chủ yếu lại chính do hoạt động của con người gây ra với quy mô, phương thóc và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi mô hình, thành phần hoá học, tính chất vật lí và sinh học của không khí.

Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác, ô nhiễm không khí là tình ttạng không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lí, hoá vốn có của nó, vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. Từ các hoạt động của con người trong sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải… các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào bầu khí quyển, được hoà quyện, chuyển hoá và cuối cùng tác động tói nguồn tiếp nhận là con người và các động thực vật khác.

Ô nhiễm không khí không phải là vấn đề mới được phát hiện. Nó đã được đề cập cách đây hàng thế kỉ song mãi đến thế kỉ XX, đặc biệt là một số thập kỉ gần đây, khi xảy ra các thảm họa khủng khiếp do ô nhiễm không khí gây ra, con người mới bắt đầu quan tâm hom đến nó và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa.

Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lí nhà nước cũng như cộng đồng. Tại đây, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử lí ô nhiễm không khí hoặc cố thì hoạt động không thật hiệu quả, thậm chí nhiều khi hoạt động chỉ mang tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu… các hoạt động công nghiệp ở Việt Nam đã thải vào môi trường sống một khối lượng lớn bụi, hơi khí độc… gây ảnh hưởng không chỉ cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả dân cư khu vực lân cận. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế và mức độ gia tăng nhanh chóng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ lại cũng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lí và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải. Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng cùng vói hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyển đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đã góp phần rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí ở các khu đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Bộ tài nguyên và môi trường, hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các đô thị, trong đó do giao thông gây ra chiếm tỉ lệ 70%.Bộ tài nguyên và môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2007: Môi trường không khí đô thị Việt Nam, 2007.

Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường mới chỉ được các cơ quan chức năng thực hiện trong những năm đầu của thập niên 90 thông qua các ttạm quan trắc quốc gia, các mạng lưới kiểm soát và giám sát ô nhiễm môi trường của các tỉnh, các khu công nghiệp. Vì vậy, chưa thể có đủ số liệu để đánh giá một cách đầy đủ tình ưạng ô nhiễm không khí của nước ta. Mặt khác, nước ta đang ttong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên diện mạo các khu công nghiệp và đô thị thay đổi rất nhanh. Trong vòng 10 năm qua, đã hình thành nhiều khu công nghiệp mới, đặc biệt là các khu chế xuất. Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có 219 khu công nghiệp được thành lập, ttong đó, 118 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động.

Các ngành công nghiệp được đầu tư mạnh hiện nay là xi măng, thực phẩm, lắp ráp ôtô, xe máy, dầu khí, nhiệt đỉện, điện tử, hoá chất, giấy, nhựa, công nghiệp khai thác khoáng sản… Chỉ riêng Nhà máy điện Hiệp Phước (Nhà Bè) đã tiêu thụ lượng dầu dỉeseỉ nhiều hơn tổng số phương tiện giao thông của TP. Hồ Chí Minh cộng lại nhưng vì ống khói nhà máy này cao đến 140m nên không gây ô nhiễm tại chỗ mà bị thổi dạt sang tận các tỉnh Đồng Nai, Long An.

Ngoài ra, các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra . mạnh mẽ ở hầu khắp các địa phương ttên cả nước cũng là nguyên nhân không nhỏ làm gia tăng tình ttạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, chuyên chở vật liệu xây dựng… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh do lượng bụi thải ra quá lớn. Kết quả đo lường thực hiện trên thực tế cho thấy khoảng 70% lượng bụi ttong môi trường không khí đô thị là do giao thông vận tải và xây dựng.

Có thể đánh giá chung về tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt là tại các đô thị lớn như sau:

Thứ nhất, vấn đề nổi cộm về môi trường không khí hiện nay là tình ttạng ô nhiễm bụi. Tình ttạng này xảy ra ở hầu hết các đô thị, đậc biệt tại các nút giao thông và khu vực có công trường xây dựng.

Thứ hai, cấc khí độc hại trong không khí nhìn chung vẫn ở ngưỡng cho phép, tuy nồng độ các chất này có tăng lên tại một số điểm và trong một số thời điểm nhất định.

Thứ ba, ô nhiễm tiếng ồn tăng cao, đặc biệt ven các trục giao thông và những tuyến đường có mật độ giao thông lớn.

2. Kiểm soát ô nhiễm không khí

Kiểm soát ô nhiễm không khí có thể được hiểu là hoạt động mà các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ không khí khỏi những tác động bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên. Nói cách khác, đó là những hoạt động nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí và tiến tới cải thiện chất lượng không khí. Các hoạt động này rất phong phú đa dạng song dưới góc độ pháp lý, có thể kể đến một số hoạt động chủ yếu sau:

– Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí. Đây là hoạt động khá quan trọng mà các cơ quan nhà nước cần phải tiến hành để đánh giá, kiểm soát sự thay đổi của môi trường không khí ở từng địa phương cũng như ttên phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn này đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước kiểm soát những tác động tiêu cực gây ra cho không khí từ các hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân.

– Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí. Đây là những hoạt động nhằm khắc phục và giảm thiểu những tác động bất lợi gây ra cho môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng khi các hiện tượng ô nhiễm không khí hay sự cố môi trường không khí xảy ra như: hoạt động quan ttắc không khí và định kì đánh giá hiện trạng không khí; các hoạt động nhằm khắc phục sự cố môi trường không khí… Thông qua những hoạt động này, mọi biến đổi của không khí sẽ được kiểm soát một cách thường xuyên và mọi tác động tiêu cực đối vói không khí sẽ được giảm thiểu.

– Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào không khí. Các nguồn thải này bao gồm nguồn thải động (nguồn thải từ các phương tiện giao thông vận tải) và nguồn thải tĩnh (chủ yếu là từ các ống khói nhà máy). Nếu kiểm soát tốt các nguồn thải này thì cũng có nghĩa là môi trường không khí đã được kiểm soát một cách hiệu quả.

– Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua hệ thống cơ quan kiểm soát được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan này sẽ trực tiếp thực hiện và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí ở từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí đòi hỏi sự nỗ lực chung cùa toàn dân. Đó không chỉ là những hoạt động tuân thủ pháp luật nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí của các cơ quan nhà nước mà còn là ý thức tự giác thực hiện tự kiểm soát ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các chủ thể tiến hành những hoạt động được xác định là nguồn gây ô nhiễm chủ yểu (các hoạt động công nghiệp). Tuy nhiên, các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện hành được ban hành chưa nhiều, chưa tập trung và hiệu quả điều chỉnh chưa cao. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản quy phamj pháp luật nào điều chỉnh riêng trong lĩnh vực này. Thực trạng đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả các nguyên nhân như trình độ và lã thuật lập pháp còn có những hạn chế, nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của bảo vệ môi ttường… Bên cạnh đó là một số nguyên nhân cơ bản, đặc thù sau:

– Không khí là thành phần môi trường không được xác định thuộc quyền khai thác hay sử dụng của chủ thể cụ thể nào. Nó thuộc quyền sử dụng chung cho mọi tổ chức, cá nhân. Vì thế, môi trường không khí thường ít được quan tâm do nó không gắn với lợi ích cụ thể, rõ ràng của một tổ chức, cá nhân nào.

– Giá trị kinh tế của môi trường không khí không dễ nhìn thấy mặc dù nó là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất. Với các thành phần môi trường khác như rừng, nước, khoáng sản… người ta có thể nhìn thấy ngay lợi ích kinh tế của nó và chú ý bảo vệ. Riêng với môi trường không khí, khi lợi ích kinh tể không hiển hiện thì việc thiếu quan tâm, bảo vệ nó cũng là điều dễ hiểu.

– Những tác động tiêu cực do tình hạng ô nhiễm không khí gây ra thường chủ yếu là đối với sức khoẻ con người, đối với chất lượng môi trường sống. Đây lại là vấn đề mà người dân Việt Nam chưa thực sự quan tâm, nhất là khi nỗi lo cho đời sống vật chất trước mắt còn quá bộn bề.

– Nhận thức chưa cao về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển công nghiệp. Phần lớn các cơ sở công nghiệp (tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm không khí) chỉ chú ý tới những lợi ích trước mắt mà không tính đến bảo vệ bầu không khí chung cho cả cộng đồng.

– Do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính hạn hẹp, nên Nhà nước không thể yêu cầu họ phải thoả mãn ngay được các đòi hỏi cao về bảo vệ mồi trường không khí. Mặt khác, khả năng vận hành các thiết bị công nghệ xử lí khí thải của các doanh nghiệp cũng còn thấp nên tình trạng vi vi phạm pháp luật vẫn xảy ra.

– Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí. đòi hỏi rất cao về trình độ chuyên môn trong khoa học kĩ thuật. Yêu cầu này rất khó thoả mãn khi phần lớn các thẩm phán và thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường chỉ được đào tạo về khoa học pháp lý. Vì vậy, tình trạng xử lí chưa kịp thòi, chưa nghiêm minh hay còn bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí của hệ thống cơ quan này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường không khí.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)