Nông nghiệp và những tác động đến môi trường
Nông nghiệp và những tác động đến môi trường
40328 Lượt xem – Update nội dung: 20-07-2022 11:31
Được biết ngành nông nghiệp mỗi năm sử dụng đến 70 nghìn kg và 40 nghìn lít thuốc trừ sâu. Lượng thuốc này dễ dàng xâm nhập vào môi trường, lâu dần thấm sâu xuống tầng nước ngầm, lan truyền đến tầng nước mặt.
Chưa kể hàm lượng phân bón mà cây trồng hấp thụ hằng năm cũng không hề nhỏ. Theo thống kê, ngành nông nghiệp hấp thụ phân bón rất thấp, chỉ khoảng 60% nitơ, 40% photpho và 50% kali. Vì thế mà hàng triệu tấn phân bón vào đất nhưng thực chất cây trồng sử dụng hàm lượng vô cùng nhỏ.
Nước thải nông nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn, hoạt động canh tác, trồng trọt có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học phát sinh nhiều chất độ hại trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của con người.
Nếu xử lý nước thải sinh hoạt có phần đơn giản hơn thì xử lý nước thải nông nghiệp khó hơn gấp trăm lần. Trong khi đó, nông thôn hầu như vẫn chưa thật sự nhận thức rõ những tác hại nghiêm trọng mà ô nhiễm trong ngành nông nghiệp mang đến nên tình trạng này kéo dài từ năm này sang năm khác mà vẫn chưa khắc phục hoàn toàn. Cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất điểm qua một số thông tin nổi bật về vấn đề ô nhiễm này nhé!
Ô nhiễm nông nghiệp bắt nguồn từ nông thôn
Nông thôn là vùng chưa tiếp cận với các tiến bộ khoa học – kỹ thuật; khả năng đầu tư xử lý còn lạc hậu; vì thế mà người dân nơi đây đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Các loại rác thải sinh hoạt, chất thảo nông nghiệp không được phân loại, hoạt động vứt rác hoặc xả dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV ra môi trường cao, lượng rác thải tồn đọng tại các kênh, mương khá lớn nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý phù hợp làm gia tăng gánh nặng bệnh tật cho người dân.
Một số lượng lớn bao bì, chai hộp, vỏ hoặc các gói hóa chất xuất hiện tràn lan trên các kênh, mương bên cạnh nơi khu vực cây trồng; với tỷ lệ 15% bao bì (tương đương 19.000 tấn bao bì) thải ra môi trường.
Điều này không những làm mất cảnh quan thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống. Và nguyên nhân là do ý thức của người dân chưa cao trong việc thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp khiến tình trạng ô nhiễm môi trường không những thuyên giảm mà còn có xu hướng lan rộng cục bộ.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ ngành nông nghiệp
Do sử dụng lượng phân bón không đúng kỹ thuật vì thế mà hiệu quả mang lại chưa cao mà ngược lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Như đã nói ở trên, lượng phân bón và thuốc BVTV mà cây trồng hấp thụ còn nhiều hạn chế khi mà chúng chỉ hấp thụ 45 – 50%. Phần còn lại không hấp thụ chúng bị rửa trôi, lượng phân bón này chứa hàm lượng acid cao, làm chua đất, làm giảm năng suất cây trồng và nhiều độc tố xâm nhập vào trong đất.
Đất nông nghiệp vào mùa mưa thì ngập úng, xói mòn, rửa trôi và vào mùa khô thì nứt nẻ, khô cằn cũng bởi vì biện pháp canh tác thiếu biện pháp bảo vệ đất của người dân. Hiện nay nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, nền kinh tế phát triển nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật giúp người dân nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. Nhưng việc sử dụng phân bón không đúng quy cách, không cân đối đã trực tiếp làm giảm năng xuất và chất lượng nông sản, đặc biệt còn gây ô nhiễm môi trường.
Nhắc đến phân bón không thể không nhắc đến phân lân – cái tên gây ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp chứa đến 96,9% chất ô nhiễm. Theo kết quả điều tra, có đến 50 – 60% flo xâm nhập vào đất và gây ô nhiễm đất.
Theo tập quán thâm canh truyền thống, nhiều hộ dân sử dụng phân chuồng, phân bắc để canh tác nông nghiệp. Tuy cây trồng có biến chuyển phát triển nhưng trong loại phân này chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút làm lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ ngành nông nghiệp
Đánh giá toàn diện thực trạng ô nhiễm môi trường tại một số khu vực nông thôn ở nước ta. Mỗi địa điểm sẽ có nền kinh tế – xã hội khác nhau vì thế cần lập vị trí ô nhiễm môi trường tại một số khu vực, xác định các khu vực ô nhiễm trọng tâm, trọng điểm nhằm đề xuất phương án khắc phục kịp thời nhất.
Về lâu dài cần giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của con người nhờ cơ chế, chính sách, nguồn tài chính hỗ trợ, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ cùng sự quan tâm từ đội ngũ cán bộ nhân viên ở nông thôn.
Tăng cường áp dụng các biện pháp thâm canh, giảm mức độ sử dụng thuốc BVTV và tuân thủ đầy đủ các kỹ thuật. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về việc sử dụng thuốc BVTV; cùng với đó cần ứng dụng và chuyển giao nhiều công nghệ trong việc xử lý nước thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy – hải sản và giết mổ gia súc – gia cầm.
Cần tái sử dụng các loại phân bón hữu cơ, cần nhân rộng mô hình canh tác bền vững thích ứng với các biến đổi khí hậu, giảm sử dụng phân bón hóa học nhưng vẫn đảm bảo mang lại năng suất và chất lượng cho cây trồng. Các đơn vị địa phương tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo đủ lượng nước sử dụng trong nông nghiệp với các biện pháp quan tâm có điều chỉnh kịp thời nhất.