Nổi mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Nổi mề đay ở trẻ em là bệnh lý da liễu thường gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc của bé khiến cha mẹ lo lắng. Vậy, nổi mề đay ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu? Biểu hiện là gì? Cách điều trị như thế nào? Mời ba mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
4.9/5 – (55 bình chọn)
Mục Lục
1. Nổi mề đay ở trẻ em là gì?
Theo Nemours KidsHealth, nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng trên da xuất hiện những nốt mụn màu hồng, đỏ hoặc những mảng da hơi gồ lên. Triệu chứng này thường đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi như châm chích hoặc bị bỏng.
Dựa vào yếu tố thời gian gây bệnh, nổi mề đay ở trẻ nhỏ được chia thành 2 dạng:
- Mề đay cấp ở trẻ em: Triệu chứng xảy ra trong 24h giờ hoặc kéo dài dưới 6 tuần.
- Mề đay mạn tính ở trẻ: Kéo dài từ 6 tuần đến nhiều năm.
>>> Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay là bệnh gì? – Chuyên gia chia sẻ cách khắc phục
2. Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện mề đay ở từng trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, trẻ nhỏ khi bị dị ứng, mẩn ngứa đều có triệu chứng sau:
- Có biểu hiện chán ăn, quấy khóc, mất ngủ.
- Khi bị dị ứng, nổi mề đay trẻ thường đưa tay cào gãi, nhất là khi cơ thể có mồ hôi.
- Một số vùng da xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, sưng, phù nề. Kích thước từng mảng mề đay có thể dao động từ vài mm đến vài cm.
- Các mảng mề đay có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nếu trẻ không cào gãi.
3. Nguyên nhân nổi mề đay do đâu?
Mề đay, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ xảy ra khi cơ thể sản sinh quá mức histamine. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể:
3.1. Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn
Theo Medicalnewstoday, nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nổi mề đay ở trẻ nhỏ, với hơn 40% các trường hợp mề đay cấp tính.
3.2. Nhiệt độ thay đổi
Nhiệt độ bên ngoài môi trường thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mề đay. Bởi, lúc này cơ thể của trẻ chưa kịp thích ứng với môi trường, nội tiết tố bị rối loạn. Chính vì vậy, hiện tượng nổi mề đay ở trẻ sơ sinh thường gặp khi thời tiết lạnh, nóng đột ngột, trời hanh khô.
3.3. Nổi mề đay do côn trùng đốt
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mề đay, mẩn ngứa là do phản ứng với nọc độc của côn trùng. Có thể là do ong đốt, muỗi đốt, kiến đốt…
3.4. Phản ứng dị nguyên với bỉm, quần áo, tã
Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và dễ tổn thương. Nếu chẳng may mặc quần áo, sử dụng tã không phù hợp với cơ địa của bé có thể dẫn đến mẩn ngứa, khó chịu. Lúc này, bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra do đâu để có cách xử lý kịp thời.
3.5. Dị ứng thuốc
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ mẩn ngứa khi uống thuốc tây, kháng sinh. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ từ 0 – 24 tháng tuổi thường được bác sĩ khuyến cáo hạn chế dùng kháng sinh. Việc sử dụng thuốc và điều trị bệnh cần có sự theo dõi và chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
3.6. Tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng
Lông mèo, phấn hoa, bụi bẩn, thức ăn… cũng là nguyên nhân gây dị ứng mề đay ở trẻ sơ sinh. Không chỉ có phản ứng ngoài da, những tác nhân này còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên cẩn thận để đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ.
Ngoài ra, mề đay, mẩn ngứa còn có thể do bị nhiễm lạnh, vi khuẩn, virus tấn công…
4. Nổi mề đay ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không
Như đã chia sẻ ở trên, dị ứng nổi mề đay ở trẻ em có thể hết sau vài giờ đến vài ngày hoặc tái phát nhiều tháng liền. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu tái phát liên tục và không có phương pháp điều trị hiệu quả có thể dẫn đến biến chứng:
4.1. Suy giảm hệ miễn dịch
Mề đay kéo dài khiến trẻ ăn không ngon, chán ăn, mất ngủ. Về lâu dài, bệnh có thể khiến sức khỏe của trẻ bị suy nhược, dễ mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch.
4.2. Bội nhiễm da
Ngứa – gãi là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị dị ứng. Tuy nhiên, gãi, chà xát mạnh lên da sẽ khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, tăng nguy cơ bội nhiễm.
4.3. Sốc phản vệ
Đây là biến chứng nghiêm trọng ở trẻ khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Sốc phản vệ xảy ra khi ống phế quản bị hẹp lại, gây khó khăn cho việc hít thở. Khi bị sốc phản vệ, trẻ có biểu hiện khó thở, choáng váng, ngất lịm.
Vì vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm từ mề đay, cha mẹ nên chú ý sức khỏe của con, chủ động thăm khám và lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.
5. Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ bị mề đay đi khám?
Trẻ bị mề đay khi gặp triệu chứng này, cha mẹ phải ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám:
- Trẻ bị mề đay sưng phù mặt và lưỡi.
- Trẻ gặp vấn đề về hô hấp như thở dốc, khò khè…
- Trẻ bị mê man, bất tỉnh.
- Có biểu hiện nôn, bỏ ăn, khó nuốt.
6. Cách điều trị nổi mề đay an toàn, hiệu quả cho bé
Khi phát hiện nổi mề đay ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh mua thuốc khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
6.1. Cách chữa mề đay cho trẻ tại nhà
Với những bé có triệu chứng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa tại nhà đơn giản sau:
6.1.1. Dùng kem dưỡng ẩm khi bé bị nổi mề đay
Bạn nên dưỡng ẩm da cho bé 1 – 2 lần/ ngày bằng kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng kem chống ngứa sau khi thoa kem dưỡng ẩm giúp bé giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
6.1.2. Cho con uống nhiều nước
Uống nước cũng là cách cải thiện dị ứng, mẩn ngứa hiệu quả. Bạn có thể cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng thải độc.
6.1.3. Mặc quần áo thoáng mát
Khi bị nổi mề đay, để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, các mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải cotton 100%. Liệu pháp này giúp hạn chế bé đổ mồ hôi cũng như chà xát lên da bé gây kích ứng.
6.1.4. Làm mát da cho bé
Cũng như người lớn, làm mát da, vệ sinh sạch sẽ cũng là cách cải thiện mề đay ở trẻ nhỏ.
Tắm nước ấm: Tắm hàng ngày giúp làm sạch da, ngăn ngừa vi khuẩn và dị nguyên bám trên da gây ngứa ngáy. Đồng thời, tắm nước ấm cũng giúp thân nhiệt cơ thể của trẻ mát hơn.
Chườm mát: Bạn sử dụng túi vải đựng đá hoặc dụng cụ chườm đá chuyên dụng giúp giảm triệu chứng nóng rát, mẩn ngứa khi bị mề đay.
6.2. Chữa mề đay từ phương pháp dân gian
Để cải thiện tình trạng nổi mề đay ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Vậy, trẻ bị mề đay tắm lá gì?
Tắm với nước lá khế: Hái một nắm lá khế sạch, cho vào nồi và đun nước. Kế đến, bạn để nguội rồi cho vào chậu, dùng nước lá khế tắm cho bé. Áp dụng ngày 1 lần sẽ thấy thuyên giảm rõ rệt.
Tắm lá trà xanh: Dùng 200g lá trà xanh rửa sạch, đem nấu sôi với nước. Sau đó, dùng nước trà xanh pha với nước sạch ở nhiệt độ phù hợp và tắm cho bé.
Tắm lá kinh giới: Hái một nắm lá kinh giới, rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. Sau đó, pha nước lá kinh giới với nước ấm để tắm rửa hàng ngày.
6.3. Trẻ bị mề đay uống thuốc gì?
Trong trường hợp mề đay không tự biến mất sau 24 – 48 giờ kể từ lúc phát bệnh, triệu chứng không thuyên giảm mà chuyển nặng hơn thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám và kê một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh histamine – chất gây phản ứng nổi mề đay.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Được chỉ định với những trường hợp nổi mề đay nặng. Thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa da, mẩn đỏ.
- Thuốc bôi chứa menthol: Loại thuốc có hoạt chất từ cây bạc hà giúp làm dịu da, cải thiện ngứa ngáy, mẩn đỏ.
- Thuốc dạng tiêm: Epinephrine trong trường hợp sốc phản vệ. Đây là một dạng thuốc tiêm cung cấp adrenaline nhanh chóng để sử dụng trong các phản ứng dị ứng nặng, nguy hiểm.
*/Lưu ý: Trẻ nhỏ sử dụng thuốc tây phải được sự giám sát của cha mẹ. Đồng thời, các bậc cha mẹ không tự ý mua thuốc sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
7. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mề đay
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi chăm sóc trẻ bị mề đay, cha mẹ cần lưu ý:
- Dừng sử dụng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng cho bé.
- Hạn chế cho bé gãi, chà xát mạnh lên da.
- Có thể chườm mát, tắm ấm, tránh tắm nóng cho bé (lưu ý không áp dụng cho 2 trường hợp bị mề đay do nóng, lạnh).
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C, B, E và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế hoạt động mạnh gây ra mồ hôi nhiều khiến triệu chứng ngứa ngáy thêm nặng.
- Mặc quần áo chất liệu cotton nhẹ, thoáng mát cho trẻ.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, nước ngọt, gia vị…
8. Kết luận chung
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nổi mề đay ở trẻ em. Hi vọng, bài viết sẽ có thêm kiến thức bổ ích giúp các cha mẹ chăm sóc con cái. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về tình trạng này, quý cha mẹ có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
Xem thêm: