Nói gì con cũng không nghe lời, đây là cách ứng phó sáng suốt nhất theo gợi ý của chuyên gia tâm lý trẻ em

Theo một nghiên cứu về sự phát triển trẻ em của Tiến sĩ John Sargent, một bác sĩ tâm lý trẻ em, đồng thời là Giáo sư khoa tâm thần học và khoa học hành vi làm việc tại trường Đại học Y Baylor (Mỹ), trẻ ở độ 2 – 3 tuổi tranh cãi với cha mẹ từ 20 đến 25 lần mỗi giờ.

Tiến sĩ John nói: “Trẻ ở độ tuổi này đang bắt đầu nhận thức được rằng chúng có thể tự khẳng định mình và tranh luận với cha mẹ là cách để trẻ có được sự tự tin. Nói cách khác, thế giới vẫn là một cái gì đó rộng lớn và đầy bí ẩn đối với trẻ, vì vậy, con thường cảm thấy khá bất lực khi ở trong đó. Và chống đối, ăn vạ là những phương thức giúp con có được sự kiểm soát nhất định”.

Mặc dù biết rất rõ sự thách thức này là một phần của sự phát triển bình thường ở trẻ em, và nói “Không” là cách con tự khẳng định sự độc lập của mình, nhưng đôi khi, cha mẹ vẫn không thể kiểm soát được bản thân, dẫn đến la mắng, ép buộc trẻ, và cuối cùng, là một “cuộc chiến” nổ ra, đôi bên cùng thiệt hại về tinh thần.

Tiến sĩ Elizabeth Berger, một nhà tâm lý học trẻ em, đồng thời là tác giả của cuốn sách Raising Kids with Character (Tạm dịch: Biểu đồ nuôi dạy con), đã chia sẻ với cha mẹ một vài mẹo nhỏ để “sống sót” vượt qua thời kỳ con thường xuyên không nghe lời một cách nhẹ nhàng.

1. Hiểu ý con nhưng không nhượng bộ

5 mẹo để cha mẹ "sống sót" qua thời kỳ nói "Không" của con theo gợi ý của các chuyên gia  - Ảnh 1.

Bước đầu tiên để xử lý màn khóc lóc nói “Không” của trẻ là cha mẹ phải tự trấn tĩnh mình rằng con đang cảm thấy khó chịu hoặc buồn bã (Ảnh minh họa).

Bước đầu tiên để xử lý màn khóc lóc nói “Không” của trẻ là cha mẹ phải tự trấn tĩnh mình rằng con đang cảm thấy khó chịu hoặc buồn bã. Hãy đợi trẻ bình tĩnh lại thì con mới bắt đầu nghe cha mẹ nói. “Thông thường, cha mẹ sẽ ít gặp rắc rối hơn nếu nỗ lực giao tiếp và tôn trọng nhu cầu của trẻ khi chúng cảm thấy cần phải kiểm soát việc gì đó”, Tiến sĩ Elizabeth nói.

Chẳng hạn, nếu con không muốn đi ngủ dù đã 9 giờ tối rồi, thay vì bắt ép, la mắng sẽ dẫn đến một trận chiến không mấy vui vẻ, thì cha mẹ hãy lựa chọn nói về những điều con muốn: “Con chưa buồn ngủ à? Mẹ thấy là con chưa muốn lên giường”. Rồi sau đó, sẽ chuyển qua bước tiếp theo.

2. Cung cấp cho con các lựa chọn

“Đưa ra các ý tưởng cho trẻ lựa chọn giúp thỏa mãn nhu cầu kiểm soát của chúng”, Tiến sĩ Angie T. Cranor, trợ lý giáo sư về phát triển con người và nghiên cứu gia đình tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho biết. Vì vậy, trong trường hợp con không chịu đi ngủ, cha mẹ hãy tận dụng và đưa ra các lựa chọn cho bé. Tuy nhiên, chỉ nên đưa ra 2 lựa chọn, càng cụ thể càng tốt, mà cha mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Ví dụ: “Mẹ biết là con vẫn muốn chơi nữa, nhưng đã đến giờ đi ngủ rồi. Con muốn đọc truyện trước hay đánh răng trước?”

“Cha mẹ hãy luôn “niệm chú” KHÔNG là một từ lành mạnh và tích cực để con của bạn thử nghiệm và học cách kiểm soát sự độc lập của mình”, ông Janet Lansbury, một cố vấn nuôi dạy con cái, tác giả của podcast nổi tiếng “Cha mẹ tôn trọng” khuyên. “Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm là bên cạnh việc tôn trọng ý kiến của con thì cũng cần phải kiểm tra tính độc lập mà con mới thể hiện có phù hợp hay không”.

3. Cha mẹ không được sử dụng từ “Không” khi từ chối con

5 mẹo để cha mẹ "sống sót" qua thời kỳ nói "Không" của con theo gợi ý của các chuyên gia  - Ảnh 2.

Trẻ nhỏ giống như một miếng bọt biển lớn, có thể thấm hút tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Và nếu con nghe quá nhiều từ “Không” từ cha mẹ thì chắc chắn có nhiều khả năng con sẽ bắt chước theo. Thêm vào đó, việc cha mẹ thường xuyên từ chối, nói “Không” với con chỉ khiến trẻ ngày càng bướng bỉnh, chống đối hơn.

Thay vào đó, “hãy nói với trẻ những gì bạn muốn con làm hơn là những gì bạn không muốn con làm”, Tiến sĩ Angie T. Cranor nhắn nhủ. Chẳng hạn, khi con đang ngồi trên ghế ở bàn ăn và lấy cây đũa gõ vào bát của mình, cha mẹ nên nói “Con hãy cầm lấy cái bát của mình”. Còn khi trẻ nhảy trên ghế sofa, thì đừng la mắng, cấm đoán mà nên nhỏ giọng nói rằng: “Con ngồi xuống ghế nào. Con có thể ngã và bị thương nếu nhảy trên ghế”.

4. Dự đoán phản ứng của con

Cha mẹ hoàn toàn có thể dự đoán được con sẽ giận dữ từ chối thay bỉm trong khi đang chơi đồ chơi. Vì vậy, lẽ ra phải cho con vào phòng thay bỉm, thì sao cha mẹ lại không mang bỉm đến chỗ con chơi để thay? Trẻ vẫn có thể tiếp tục chơi trong khi cha mẹ đang hoàn thành công việc của mình.

Đôi khi, chỉ cần linh hoạt một chút thôi là cha mẹ đã tránh được cuộc chiến và cả bạn lẫn trẻ đều giảm được căng thẳng.

5. Giữ vững lập trường

5 mẹo để cha mẹ "sống sót" qua thời kỳ nói "Không" của con theo gợi ý của các chuyên gia  - Ảnh 3.

Con có khóc thế, chứ khóc nữa cũng không thay đổi được lập trường của cha mẹ đâu (Ảnh minh họa).

Sẽ có những lúc, trẻ khăng khăng mâu thuẫn, chấp nhận đối đầu với bất cứ điều gì cha mẹ nói với mình. Khi tình trạng này xảy ra, bạn hãy cố gắng giữ vững lập trường nhưng không phải bằng một cuộc tranh cãi.

Mặc dù các nhà tâm lý khuyên rằng cha mẹ nên tôn trọng ý kiến của con, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ nuông chiều theo tất cả những gì trẻ muốn. Nó chỉ khiến cái tôi của trẻ ngày càng lớn hơn mà thôi. Do đó, có những việc cha mẹ phải giữ vững yêu cầu của mình.

Ví dụ, đã đến giờ đi ngủ, con cũng đã tắm, đọc truyện rồi, nhưng con vẫn khăng khăng không cho tắt đèn, thì cha mẹ nên cương quyết làm việc này. Mặc dù sau đó là màn khóc lóc ỉ ôi, ăn vạ đủ kiểu thì bạn cũng đừng cảm thấy buồn vì chuyện này. Bởi điều quan trọng bạn đang dạy cho trẻ hiểu rằng có những việc cha mẹ đã quyết thì không thể thay đổi được, và không phải con muốn gì thì được nấy.

Nguồn: Parents

Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.

Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.