Nội dung Luận cương Chính trị tháng 10/1930 và chủ trương chuyển hướng giải phóng dân tộc 1939-1945?

Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc. Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: Tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng, sau khi cách mạng tư sản dân quyền…

 

1. Nội dung Luận cương Chính trị tháng 10/1930

1.1 Nội dung Luận cương

Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: Tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa đấu tranh thẳng lên con đường XHCN. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành triệt để thổ địa cách mạng; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó thổ đại cách mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. Về lực lượng cách mạng: Vô sản là động lực chính, nông dân là động lực mạnh và bộ phận phần tử lao khổ.Về phương pháp cách mạng: Phải dùng võ trang bao động và theo khuôn phép nhà binh.Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng.

 

1.2 Ý nghĩa của Luận cương 

Khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc chiến lược cách mạng mà chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã nêu ra. Chưa xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nên không nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống Pháp của tư sản dân tộc và tiểu tư sản. Những hạn chế đó mang tính chất “tả khuynh” giáo điều. 

 

2. Chủ trương chuyển hướng giải phóng dân tộc 1939-1945

Hoàn cảnh: Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, mở màn cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở Đông Dương, thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải, tiền bạc, sức người để phục vụ cho chiến tranh. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng, thủ tiêu những quyền dân chủ tối thiểu mà nhân dân ta đã giành được trong những năm 1936-1938. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp trở nên gay gắt. Hội nghị trung ương Đảng toàn quốc lần thứ 6 (11-1939). Tổ chức tháng 11-1939 tại Bà Điểm –Hoóc Môn –Gia Định do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì

Nội dung: Nhận định kẻ thù: Kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn đế quốc phát xít Pháp Nhật. Xác định nhiệm vụ: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương lúc này. Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”,thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,Việt gian chia cho dân cày. Mặt trận: Chủ trương thành lập Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc đông Dương chỉ mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xit. Hình thức và phương pháp đấu tranh: Dùng bạo lực cách mạng tức là đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.

 

3. Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị TW Đảng lần VI

Hội nghị TW Đảng lần VI (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn. Đảng ta đã gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết được rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, dân tộc Đông Dương trong một mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh chống kẻ thù chung. Sự chuyển hướng này đã mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ trực tiếp mở đường tiến tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này. Hội nghị trung ương 7 (11-1940) diễn ra vào tháng 11-1940 tại Đình Bảng-Bắc Ninh. Nội dung của hội nghị: Kẻ thù thực dân Pháp và phát xít Nhật. Vũ trang bạo động để giành chính quyền. Khẩu hiệu đấu tranh: đánh Pháp đuổi Nhật. Tán thành Hội nghị 6 về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, duy trì và phát triển lực lượng du kích Bắc Sơn.

Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941). Nội dung: Về vấn đề dân tộc : đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Về tính chất cách mạng :cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạnh giải phóng dân tộc Sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ,lấy cờ đỏ sao vàng làm cờ toàn quốc. Về vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất :thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất cho mỗi nước. Về khởi nghĩa vũ trang :Tiến hành khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Về xây dựng Đảng :gấp rít đào tạo ,tăng thêm thành phần vô sản trong Đảng ,làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo cách mạng.

Ý nghĩa: Phản ánh sự nhạy bén của Đảng trước tình hình mới có nhiều thay đổi. Kế thừa phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội nghị phát triển hoàn chỉnh chủ trương của hội nghị trung ương 6,7,đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Chuyển hướng mới đề ra quyền tự giải quyết dân tộc.

Như vậy từ Hội nghị 6-8 Đảng ta đàn hoàn thiện quá trình chuyển hướng chiến lược nhằm mục tiêu độc lập dân tộc ,đây là chủ trương đúng đắn trong tình hình mới. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tập hợp quần chúng ,phương pháp cách mạng từ khởi nghĩa vũ trang và dã đề ra được quyền dân tộc tự quyết. Sự chuyển hướng chiến luọc cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới là hoàn toàn đúng đắn và đã dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945   

 

4. ND bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và HĐ của chúng ta”. Diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước

Nội dung bản chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”: Ngay trong đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cỏi Đông Dương, thì Ban Thrờng vụ Trung ương Đảng đã họp để nhận định, đánh giá tình hình về cuộc đảo chính Nhật – Pháp, đến ngày 12/3/1945 ra bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Nội dung: Vạch rõ nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chính. Nguyên nhân: VI mâu thuẩn giữa Nhật Pháp ngày càng gay gắt không thể đều hòa được (vì hai tên Đế quốc không thể cùng ăn chung một miếng mồi béo bở)  Hậu quả: Gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm tình thế cách mạng xuất hiện.  Nhận định: Cuộc đảo chính làm cho điều kiện tổng khởi nghĩa mau chóng chín muồi. Kẻ thù của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Chủ trương: Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.Tuyên truyền ,cổ động ,tổ chức đấu tranh lúc này phải phù hợp với thời kì tiền khởi nghĩa như tuyên  truyền  xung phong ,biểu  tình  phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quốc. Phương châm đấu tranh là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.

Dự kiến thời cơ: Một là có mặt quân Đồng minh. Hai là chưa có mặt Đồng minh. Ngoài ra, Chỉ thị này cũng vạch rõ: Do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi địa phương không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương cũng không đều nhau nên nơi nào thấy so sánh lực lrợng giữa ta và địch có lợi cho cách mạng thì lãnh đạo quần chúng đứng lên tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi từng bộ phận rồi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. 

Ý nghĩa: Chỉ thị, “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, có giá trị và ý nghĩa như một chương trình hành động, một lời hiệu triệu, một lời dẫn dắt dân ta tiến hành một cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo cơ sở cho sự sáng tạo của các địa phương trên cơ sở đường lối chung của Đảng. Chủ trương đưa ra đúng thời điểm, thể hiện nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa của Đảng

 

5. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8 năm 1945

Kết quả và ý nghĩa: Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật gần một thế kỷ. Lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm. Lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.

Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH: Làm phong phú thêm kho tàng lý luận của CNMLN, cung cấp thêm kinh nghiệm cho phong trào GPDT và giành chính quyền. Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đấnh giá.

Nguyên nhân thắng lợi: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. Là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của Đảng và nhân dân. Có lực lương của Đảng và khối đoàn kết toàn dân trong mặt trận Việt Minh. Đảng có đường lối lãnh đạo đúng đắn.

Bài học kinh nghiệm: Một là, giương cao ngọn cờ ĐLDT, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công- nông. Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ. Sáu là, xây dựng một Đảng Mác- Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền

 

6. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa

6.1 Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu cơ bản và phương hướng của công nghiệp hoá thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc: Mục tiêu: Đại hội III (9/1960) xác định: xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH. Phương hướng: (HNTƯ 7 Khóa III). Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc phát triển công nghiệp nặng. Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.

Mục tiêu cơ bản và phương hướng của công nghiệp hoá thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước: Mục tiêu: ĐH IV (12/1976) xác định: xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH, đưa nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Phương hướng. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Ra sức phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ. Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương (ĐH IV). ĐH V xác định: trong chặng đường đầu coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sức nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

 

6.2 Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới

Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng, gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.

 

6.3 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa: Kết quả: Hình thành nhiều khu công nghiệp, nhiều ngành công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trong như điện, than, cơ khí,.. Đào tạo và phát triển nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật đáng kể. Với kết quả này đã tạo cơ sở ban đầu để nức ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

Hạn chế và nguyên nhân: Hạn chế: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu, thiếu đồng bộ. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn kém phát triển.Đất nước rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế -xã hội. Nguyên nhân: Khách quan: do đặc điểm đất nước. Chủ quan: do nhận thức về công nghiệp hóa còn nhiều hạn chế..