Nội Dung Học Thuyết Tiến Hóa Của Đacuyn: Nguyên Nhân Và Ý Nghĩa
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn là phần kiến thức quan trọng mà chúng ta cần phải nắm vững. Hãy cùng VUIHOC điểm qua về nội dung, nguyên nhân và cơ chế của thuyết tiến hóa này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Biến dị và di truyền
Biến dị
Sự sai khác giữa các cá thể trong cùng một loài phát sinh trong quá trình sinh sản được gọi là biến dị. Hiểu một cách đơn giản hơn, biến dị là hiện tượng con sinh ra có những đặc điểm khác so với bố mẹ.
Ví dụ: một gia đình bố tóc thẳng, màu đen; mẹ tóc xoăn, màu vàng. Con sinh ra có mái tóc xoăn, màu đen là biến dị tổ hợp giữa bố và mẹ.
Hiện tượng biến dị có đặc điểm là xuất hiện một cách riêng lẻ và không có hướng xác định.
Biến dị là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.
Di truyền
Di truyền là hiện tượng các thế hệ sau (con, cháu) được thừa hưởng các tính trạng của thế hệ trước (bố mẹ, ông bà, tổ tiên). Con cái sinh ra sẽ có những đặc điểm giống bố, mẹ và các thế hệ trước. Ví dụ: trong một gia đình, bố và mẹ đều có mái tóc thẳng. Cả 3 đứa con của họ đều có mái tóc thẳng giống bố mẹ.
Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. Chúng được giải thích như sau:
Biến dị là hiện tượng con sinh ra có nhiều chi tiết khác với bố mẹ và thế hệ trước. Hiện tượng này sẽ được thể hiện trong quá trình giảm phân và thụ tinh hoặc chúng là những biến đổi xảy ra trong vòng đời của cá thể dưới sự tác động của môi trường (thường biến).
Trong khi đó, di truyền là hiện tượng truyền đại các tính trạng của bố mẹ và tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Do đó, thế hệ con sinh ra có nhiều đặc điểm giống với bố mẹ và tổ tiên. Quá tình này cũng được thể hiện trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
Kết luận: Hiện tượng biến dị và di truyền luôn gắn liền với quá trình sinh sản. Có quá trình sinh sản mới có hiện tượng biến dị và di truyền.
2. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Tiêu chí so sánh
Chọn lọc tự nhiên
Chọn lọc nhân tạo
Cơ sở của quá trình
Hiện tượng biến tính và hiện tượng di truyền
Khái niệm
Quá trình chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và mức thành đạt sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Từ đó, đào thải các kiểu hình kém thích nghi và tăng cường khả năng sống sót của các kiểu gen có kiểu hình thích nghi, tạo cơ hội cho kiểu gen đó đóng góp vào vốn gen của quần thể ở các thế hệ sau.
Nhân giống nhân tạo (hay chọn lọc nhân tạo) là quá trình phát hiện, giữ lại và nhân giống các cá thể mang đặc tính tối đáp ứng với các yêu cầu đề ra (mục đích kinh tế của con người) và đồng thời, loại bỏ các cá thể không đạt yêu cầu. Từ đó, nhằm hoàn thiện và nâng cao năng suất của giống cây trồng, vật nuôi.
Đối tượng
Các loài sinh vật sống trong tự nhiên.
Các vật nuôi và cây trồng sống trong môi trường nhân tạo.
Quá trình được tiến hành bởi
Môi trường sống trong tự nhiên.
Con người.
Động lực của chọn lọc
Do quá trình đấu tranh sinh tồn, tồn tại, cạnh tranh sinh sản của các loài sinh vật.
Do nhu cầu về kinh tế và nhu cầu dinh dưỡng của con người.
Kết quả của quá trình chọn lọc
Đào thải các biến dị gây bất lợi cho các loài sinh vật. Tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Dẫn đến sự tồn tại của những cá thể có khả năng thích nghi với môi trường sống mới.
Đào thải các biến dị gây bất lợi cho mục đích kinh tế của con người. Giữ lại và tích lũy các biến dị phù hợp với mục đích kinh tế của con người.
Điều này dẫn tới việc vật nuôi và cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho kinh tế của con người.
Ý nghĩa của quá trình chọn lọc
Là nhân tố chính xác định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các loài sinh vật. Tạo ra sự phân li tính trạng. Từ đó, dẫn tới việc hình thành nhiều loài mới qua nhiều lần biến đổi trung gian.
Là nhân tố chính xác định chiều hướng và tốc độ biến đổi của cây trồng và vật nuôi để phù hợp với mục đích kinh tế của con người. Lý do giải thích tại sao cây trồng và vật nuôi có khả năng thích nghi cao với nhu cầu của con người.
3. Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ
Theo quan điểm của Đacuyn, ông cho rằng ngay từ ban đầu, trong quần thể hươu đã có sẵn những con hươu cổ ngắn và có những cá thể hươu sở hữu những biến dị làm cho cổ của chúng dài hơn các con hươu cổ ngắn bình thường. Môi trường sống luôn luôn thay đổi, nguồn thức ăn của loài hươu này dần dần cạn kiệt. Thức ăn ở dưới thấp ít dần đi. Điều này khiến cho các con hươu cổ ngắn khó có có thể tiếp cận đến nguồn thức ăn ở trên cao – những lá cây ở tầng cao hơn. Trong khi, các con hươu sở hữu biến dị cổ cao lại có thể dễ dàng tiếp cận đến nguồn dinh dưỡng – biến dị này trở nên có lợi cho chúng.
Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên: những con hươu cổ ngắn sẽ bị đào thải dần do chúng thiếu nguồn thức ăn; quần thể hươu cổ ngắn sẽ dần dần bị thay thế bởi các con hươu cổ cao – những cá thể sở hữu biến dị phù hợp với môi trường sống. Từ đó, dần dần hình thành nên quần thể hươu cao cổ.
4. Nguyên nhân tiến hóa của học thuyết Đacuyn
Với quan điểm đã nêu trên, chúng ta giải thích cho nguyên nhân tiến hóa của học thuyết Đacuyn như sau: Những biến dị đã tồn tại sẵn trong các quần thể tự nhiên. Khi chọn lọc tự nhiên xảy ra, môi trường sống thay đổi, những cá thể sở hữu các biến dị phù hợp với môi trường sống khi đó, biến dị cá thể sở hữu sẽ được gọi là biến dị có lợi, sẽ khả năng tồn tại, phát triển và sinh sản cao hơn so với các cá thể sở hữu biến dị có hại. Các cá thể có khả năng thích nghi với môi trường sống cao hơn sẽ dần dần tăng lên về số lượng và dần thay thế hoàn toàn cho các cá thể có các biến dị có hại – khả năng thích nghi kém. Từ đó, những cá thể với những biến dị có hại sẽ dần bị loại bỏ ra khỏi tự nhiên.
5. Cơ chế tiến hóa
Cơ chế tiến hóa của học thuyết Đacuyn là sự tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật và di truyền biến dị đó cho các thế hệ sau. Dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên mà đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật.
Quá trình chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể dưới sự thay đổi từ môi trường bên ngoài ( thay đổi về sinh cảnh, nguồn thức ăn, ổ sinh thái,…). Theo một khoảng thời gian dài, các cá thể sở hữu các biến dị có lợi, phù hợp với môi trường sống sẽ dần tăng lên về số lượng. Và các cá thể sở hữu biến dị có hại sẽ dần dần bị thay thế bởi những cá thể mang biến dị có lợi. Từ đó, các cá thể có biến dị có hại sẽ dần bị loại bỏ ra khỏi tự thiên, bị đào thải ra khỏi thiên nhiên. Kết quả của quá trình này sẽ tạo nên các loài sinh vật có khả năng thích nghi cao với môi trường sống.
6. Kết quả của học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Kết quả của học thuyết Đacuyn chính là hình thành các loài sinh vật khác nhau từ một loài tổ tiên chung. Quá trình hình thành này có sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên. Sự thống nhất trong đa dạng sinh giới được giải thích bởi cơ chế của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Nội dung của quá trình chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là quá trình đào thải những biến dị có hại và tích lũy những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật – là quá trình sống sót của các loài sinh vật có khả năng thích nghi nhất. Quá trình đấu tranh sinh tồn là động lực của chọn lọc tự nhiên. Trong đó, cạnh tranh cùng loài được cho là động lực chủ yếu trong sự tiến hóa của loài làm cho loài được chọn lọc theo hướng tăng cao khả năng thích nghi với điều kiện sống và môi trường sống. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự tồn tại của những sinh vật thích nghi tốt với điều kiện sống, môi trường sống.
Từ đó, hình thành nên quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với sinh cảnh.
7. Cống hiến và hạn chế của học thuyết Đacuyn
7.1. Ưu điểm
Đacuyn là người đầu tiên sử dụng khái niệm biến dị. Hiện tượng biến dị là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn đã phát hiện ý nghĩa của chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lý giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.
Qua học thuyết Đacuyn, chúng ta có thấy ông đã thành công trong việc xây dựng luận điểm về việc thống nhất nguồn gốc của các loài sinh vật. Chứng minh rằng: kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung chính là sinh giới ngày nay.
7.2. Hạn chế
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn cũng có những hạn chế nhất định. Học thuyết chưa giải thích được cơ chế di truyền, nguyên nhân phát sinh hiện tượng biến dị và chưa xác định được vai trò cách ly đối với việc hình thành loài mới.
8. So sánh học thuyết tiến hóa của Lamac và Đacuyn
Tiêu chí so sánh
Học thuyết tiến hóa của Lamac
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Nguyên nhân tiến hóa
Môi trường sống (ngoại cảnh) hay tập quán sinh hoạt thay đổi dần dần, liên tục và chậm rãi qua một thời gian và không gian nhất định.
Các loài sinh vật phải chịu tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên. Sự tác động thông qua các biến bị và di truyền mà sinh vật đó sở hữu.
Cơ chế tiến hóa
Các đặc điểm, đặc tính thu được trong vòng đời của cá thể dưới sự tác động của môi trường sống mà thích nghi với môi trường sống đó được di truyền lại cho các thế hệ sau.
Các biến dị có lợi cho sinh vật được tích lũy dần và đồng thời đào thải các biến dị có hại cho sinh vật dưới sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên.
Nội dung tiến hóa
Nội dung của học thuyết tiến hóa Lamac cho rằng: Mỗi sinh vật sẽ chủ động thay đổi cách thức sinh hoạt để phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Từ đó, những tính trạng thích nghi được với môi trường sống mới sẽ được di truyền lại cho thế hệ sau.
Cơ quan được sinh vật sử dụng nhiều sẽ luôn luôn phát triển.
Cơ quan ít được sử dụng hoặc không sử dụng sẽ không phát triển (cơ quan thoái hóa).
Nội dung chính của học thuyết tiến hóa Đacuyn cho rằng: các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (hay còn gọi là quá trình đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ có một số ít các cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.
Hình thành đặc điểm thích nghi
Do ngoại cảnh thay đổi chậm nên các loài sinh vật sẽ kịp thời thay đổi và không loài nào bị đào thải.
Dưới sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên, các cá thể sở hữu biến dị di truyền thích nghi được với môi trường sống thì có khả năng tồn tại, phát triển và sinh sản. Dần theo thời gian, số lượng cá thể sở hữu biến dị di truyền có lợi sẽ tăng dần và thay thế cho các cá thể có biến dị có hại. Những cá thể sở hữu biến dị có hại sẽ bị đào thải.
Hình thành loài mới
Qua nhiều dạng trung gian mà thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, loài mới sẽ dần được hình thành.
Dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên, loài mới sẽ dần được hình thành từ nhiều dạng trung gian, theo con đường phân ly tính trạng từ một tổ tiên chung.
Điểm nổi bật
Chứng minh được sản phẩm của quá trình phát triển liên tục chính là sinh giới ngày nay, kể cả con người
Cơ chế tác động của môi trường sống thể hiện ở các cơ quan trên cơ thể (sử dụng hay không sử dụng) và sự di truyền tính trạng cho đời sau, bước đầu đã được giải thích.
Xác định vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên. Từ đó có thể lý giải các vấn đề về sự thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài.
Đacuyn là người đầu tiên sử dụng khái niệm biến dị. Biến dị là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
Ông cũng thành công trong việc xây dựng luận điểm về thống nhất nguồn gốc của các loài.
Học thuyết tiến hóa của Đacuyn đã chứng minh được sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Điểm hạn chế
Cả hai học thuyết đều:
Chưa phân biệt được biến dị không di truyền và biến dị di truyền.
Chưa xác định nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế của biến dị di truyền.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến học thuyết tiến hóa của Đacuyn. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình ôn thi và đòi hỏi các em phải nắm thật chắc. Chúc các em ôn tập tốt. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để xem thêm các bài giảng hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để nhận thêm bài giảng và chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhé!
>> Xem thêm: