Nội dung của hoạt động xúc tiến. – Khái niệm kênh phân phối: – 123docz.net

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC MARKETING MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY ARTEX-HÀ NỘI

III. NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG CỤ MARKETING:

a. Khái niệm kênh phân phối:

3.4.3. Nội dung của hoạt động xúc tiến.

Trong kinh doanh thương mại ngày nay, các doanh nghiệp sẽ không
đạt được hiệu quả cao nếu chỉ nghĩ răng: ”có hàng hoá chất lượng cao
giá rẻ là đủ để bán hàng”. Những giá trị của hàng hoá dịch vụ, thậm chí
kể cả những lợi ích đạt được khi tiêu dung cũng phải thông tin tới
khách hàng hiên tại, khách hàng tiềm năng, cũng như những người có
ảnh hưởng đến việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp
cần phải thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại. Xúc tiến bao

gồm các hoạt động chính sau:
a.Quảng cáo:

 Khái niệm của quảng cáo:

– Quảng cáo là phương tiện biểu hiện trong đó dùng sách báo, lời nói,
hay hình vẽ do chủ quảng cáo chi tiền để công khai tuyên truyền cho cá
nhân, sản phẩm, dịch vụ, nhận được phiếu bầu hoặc tán thành(năm
1932, trong tờ tuần báo thời đại quảng cáo Mỹ ).

– Quảng cáo thương mại là những hình thức truyền thông không trực
tiếp được thực hiện qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và
xác định rõ nguồn kinh phí ( theo Philip Ketler ).

– Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân
nhằm giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại (theo bộ luật
thương mại Việt Nam ).

– Trong tất cả các định nghĩa trên, ta thấy rằng chúng đều thống nhất
với nhau ở điểm sau:

+ Quảng cáo là biện pháp truyền bá thong tin của các doanh nghiệp.
+ Quảng cáo là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt
được mục tiêu truyền bá thông tin đến người nhận tin.

+ Đối tượng quảng cáo thương mại là người tiêu dung cuối cùng,
khách hàng công nghiêp, khách hàng là người mua để bán lại…

+ Quảng cáo thương mại không phải là sự truyền bá cá nhân với cá
nhân.

+ Nội dung của quảng cáo là thông tin về hàng hoá, dịch vụ, doanh
nghiệp kinh doanh.

+ Biện pháp quảng cáo thương mại là thông qua vật môi giới quảng
cáo.

+ Mục đích quảng cáo thương mại là tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ
qua đó thu lợi nhuân.

 Các loại quảng cáo:

– Đứng trên giác độ đối tượng tiếp nhận quảng cáo để nghiên cứu thì
quảng cáo thương mại có hai loại:

+ Quảng cáo lôi kéo: là loại quảng cáo mà đối tượng của nó là
người tiêu dùng.

+ Quảng cáo thúc đẩy: là loại quảng cáo mà đối tượng tiếp nhận của
nó là các trung gian phân phối

– Đứng trên giác độ phương thức tác động, người ta có quảng cáo hợp
lý và gây tác động.

– Theo phương thức thể hiện quảng cáo cũng có thể chia ra quảng cáo
cứng và quảng cáo mềm.

– Đứng trên giác độ đối tượng được quảng cáo để nghiên cứu, thì
quảng cáo thương mại có hai loại: quảng cáo gây tiếng vang và quảng
cáo sản phẩm.

 Các phương tiện quảng cáo.

Tuỳ từng loại quảng cáo khác nhau mà người làm quảng cáo sử
dụng các hình thức quảng cáo khác nhau. Nhìn chung hiện nay có các
phương tiện quảng cáo sau: Quảng cáo qua phương tiện thông tin đại
chúng, quảng cáo trực tiếp, quảng cáo tại nơi bán hàng, quảng cáo qua
internet

 Khái niệm :

Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến
việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương
nhân bằng cách giành những lợi ích cho khách hàng.

 Vai trò của khuyến mại:

Khuyến mại là một công cụ khá quan trọng trong hệ thống các công
cụ xúc tiến. Thông thường nó được sử dụng cho các hàng hoá mới tung
ra thị trường, áp lực cạnh tranh cao, đặc biệt là các sản phẩm có đơn giá
thấp mà đem lại doanh thu cao. Những người làm marketing sẽ đạt
được mục đích kích thích tiêu thụ trong thời gian ngắn khi tổ chức hoạt
động khuyến mại. Các hoạt động khuyến mại sẽ nhanh chóng đem lại
mức tiêu thụ cao hơn trong thời gian ngắn hơn so với quảng cáo.

 Các hình thức khuyến mại chủ yếu:
+ Giảm giá.

+ Phân phát mẫu hàng miễn phí.
+ Phiếu mua hàng.

+ Trả lại một phần tiền.
+ Thương vụ có triết giá nhỏ.
+ Thi – cá cược – trò chơi.

+ Phần thưởng cho các khách hàng thường xuyên.
+ Dùng thủ hàng hoá không phải trả tiền.

+ Phần thưởng.

+ Tặng phẩm mang biểu tượng quảng cáo.
+ Chiết giá.

 Khái niệm.

Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua
việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá đê mà giới thiệu, quảng
cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá.

 Tác dụng của việc tham gia hội chợ triển lãm của các doanh
nghiệp

Tham gia Hội chợ triển lãm các doanh nghiệp có khả năng đạt các
lợi ích sau:

– Góp phần thực hiện chiến lược marketing của doanh nghiệp .
– Cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu của

mình.

– Trình bày giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu
dùng nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng.

– Củng cố danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp .

– Qua hoạt động của hội chợ triển lãm doanh nghiệp có cơ hội để
thu nhập thông tin cần thiết về nhu cầu của khách hàng về đối thủ
cạnh tranh.

– Cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường.

– Hoàn thiện thêm chính sách xúc tiến của doanh nghiệp .
– Tăng cường hiệu quả của xúc tiến bán hàng.

– Xúc tiến hợp tác đầu tư.

 Qui trình tham gia hội chợ triển lãm của các doanh nghiệp.
Các hoạt động trước Hội chợ triển lãm:

– Xác định mục tiêu của doanh nghiệp cần đạt tới nói chung và
mục tiêu marketing của doanh nghiệp .

– Xây dựng các mục tiêu cho việc tham gia Hội chợ triển lãm .
– Lựa chọn Hội chợ triển lãm để tham gia.

– Dự trù kinh phí, chuẩn bị yếu tố con người cho việc tham gia Hội
chợ triển lãm .

– Chuẩn bị các yếu tố vật chất cho triển lãm.

– Tổ chức thiết kế xây dựng gian hàng tại Hội chợ triển lãm.
Các công việc phải làm trong Hội chợ triển lãm:

– Giới thiệu hàng hoá.

– Giao tiếp và bán hàng tại Hội chợ triển lãm.

Các hoạt động diễn ra sau thời gian tham gia Hội chợ triển lãm.
– Đánh giá kết quả đạt được khi tham gia Hội chợ triển lãm.
– Quan hệ với khách hàng sau thời gian Hội chợ triển lãm.
d. Bán hàng trực tiếp.

 Khái niệm:

Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp
trực tiếp giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Trong đó
người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người
mua và nhận tiền.

 Vai trò của người bán hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh
của công ty.

Bán hàng khâu trung gian liên lạc thông tin giữa doanh nghiệp với
khách hàng. Thông qua hoạt động mua bán, nhà kinh doanh nắm bắt
nhu cầu hơn đồng thời người tiêu dùng sẽ hiểu hơn về nhà sản xuất
kinh doanh.

Quan hệ công chúng là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên
truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước
như: nói chuyện, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, đóng góp từ
thiện…

Các nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò quan
trọng như nhau. Để hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả, các
doanh nghiệp thường sử dụng tổng hợp các nội dung của hoạt động xúc
tiến. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, thời gian và không gian
cụ thể mà vị trí của các nội dung trên sẽ được các doanh nghiệp sắp xếp
khác nhau. Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào làm tốt công
tác xúc tiến thương mại doanh nghiệp đó có khả năng đạt được hiệu
quả cao trong kinh doanh.

CHƯƠNG II

CHƯƠNG II