Nội dung cơ bản trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ?

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác…

 

1. Khái niệm, phân loại và vai trò tín dụng ngân hàng

1.1 Khái niệm tín dụng, tổ chức tín dụng

Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận.Tín dụng ngân hàng là quan hệ cấp tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng. Cấp tín dụng là việc NH “thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:Nhận tiền gửi;Cấp tín dụng;Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

 

1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

TDNH có thể phân lọa theo nhiều tiêu thức.

Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng trong ngân hàng, TDNH  bao gồm:Cho vay, Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, Bảo lãnh, Cho thuê tài chính.

 Căn cứ theo tiêu chí thời gian cấp tín dụng bao gồm:Tín dụng ngắn hạn, Tín dụng trung hạn, Tín dụng dài hạn.

Căn cứ vào mục đích vay vốn:Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, Tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Căn cứ vào phương thức đảm bảo tiền vay: TD bảo đảm bằng tài sản: Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn, Bảo lãnh bằng tài sản của bên thức ba, Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Cho vay không có tài sản đảm bảo ( tín chấp): Cho vay không có tài sản đảm bảo theo quy định của Chính Phủ, Cho vay hộ gia đình nghèo, có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, Cho vay hộ gia đình không có tài sản đảm bảo.

Căn cứ vào Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp từng lần, Cho vay theo hạn mức, Cho vay theo dự án, Cho vay đồng tài trợ, Cho vay trả góp, Phương thức cho vay khác.

 

1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển

Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội

Tín dụng có vai trò tích cực trong mối quan hệ đối ngoại.

 

2. Đặc điểm tín dụng bán lẻ 

2.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ

Trong bối cảnh kinh doanh của các ngân hàng Việt nam hiện nay, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có thể hiểu là những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nhóm khách hàng cá nhân và hộ. Tín dụng bán lẻ là một phần của dịch vụ ngân hàng bán lẻ, theo đó ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng cá nhân và hộ.

 

2.2 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ

Thứ nhất: Quy mô món vay nhỏ, nhưng số lượng món vay lớn:

Thứ hai: Nhu cầu của khách hàng tín dụng bán lẻ phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế:

Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển mở rộng, thì thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu mua sắm cũng tăng. Do sức cầu tăng, nên các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn.

Thứ ba: Hiệu quả sinh lời cao: Lãi suất cho vay tín dụng bán lẻ, thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác của ngân hàng. Lãi suất cho vay cao, nên tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ trên một đồng vốn cho vay thường cao hơn các hình thức cho vay khá.

Thứ tư là rủi ro cao, nhưng phân tán được rủi ro: Cho vay tín dụng bán lẻ được đánh giá là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi giao dịch tín dụng bán lẻ thường có giá trị nhỏ, nên mức ảnh hưởng của các khoản vay này cũng không lớn đối với hoạt động tổng thể của ngân hàng. Số lượng khách hàng lớn, nên rủi ro được phân tán cho nhiều người.

 

2.4 Sự cần thiết phát triển tín dụng bán lẻ

Đối với ngân hàng thương mại

– Hoạt động tín dụng bán lẻ đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng.

-Tạo điều kiện cho các Ngân hàng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ huy động vốn cho đến cấp tín dụng

Đối với khách hàng của tín dụng bán lẻ

-Góp phần tạo điều kiện cho hộ gia đình có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân.

-Góp phần tạo điều kiện cho hộ gia đình nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, nhằm giải quyết việc làm và nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh.

Đối với nền kinh tế

Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng lớn của khách hàng trong nền kinh tế thị trường.

 

3. Phát triển tín dụng bán lẻ trong ngân hàng thương mại

3.1 Nội dung phát triển tín dụng bán lẻ

Phát triển tín dụng bán lẻ là quá trình Ngân hàng tăng trưởng quy mô tín dụng bán lẻ, đa dạng hóa cơ cấu tín dụng bán lẻ phù hợp với bối cảnh của thị trường, gia tăng mức sinh lời từ TDB và nâng cao năng lực cạnh tranh của NH trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, đồng thời nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ tín dụng bán lẻ, thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng ngày càng tốt hơn.

Mục tiêu của phát triển tín dụng bán lẻbao gồm: Tăng trưởng quy mô, thông qua tăng trưởng dư nợ ; tín dụng bán lẻ nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ ; Tín dụng bán lẻ da dạng hóa cơ cấu tín dụng bán lẻ;Tăng khả năng sinh lời từ tín dụng bán lẻ; Kiểm soát tốt rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

Để gia tăng quy mô tín dụng bán lẻ, ngân hàng có thể thực hiện nhiều phương thức, trong đó hai phương thức cơ bản là:Tăng số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ: Tăng dư nợ bình quân trên từng khách hàng cá nhân và hộ thông qua các biện pháp khác nhau.

Để tăng số lượng khách hàng và tăng dư nợ bình quân, nhìn chung ngân hàng đều thực hiện các biện pháp cơ bản sau: Hoàn thiện sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có và phát triển những sản phẩm tín dụng bán lẻ mới.Hoàn thiện chính sách lãi suất.Phát triển mạng lưới, hoàn thiện kênh phân phối.Tăng cường các biện pháp truyền thông, cổ động, xúc tiến. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tín dụng bán lẻ.

 

3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả phát triển tín dụng bán lẻ 

Tăng trưởng quy mô tín dụng bán lẻ được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng bán lẻL; Tăng trưởng số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ; Mức tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng tín dụng bán lẻ. Cơ cấu tín dụng bán lẻ: Cơ cấu tín dụng bán lẻ bao gồm cơ cấu sản phẩm, loại hình tín dụng, phương thức cấp tín dụng, cơ cấu khách hàng..Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng: Chỉ tiêu này thể hiện qua tốc độ tăng của thu nhập từ hoạt động cho vay qua thời gian.Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ tín dụng bán lẻ: Chất lượng tín dụng bán lẻ có thể thực hiện qua đánh giá của chính ngân hàng hoặc qua khảo sát từ phía khách hàng.Tăng trưởngthị phần cho vay của ngân hàng trên thị trường mục tiêu: Chỉ tiêu này đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng: Được đánh giá qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ và Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ.

 

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại

4.1 Nhân tố bên ngoài

Môi trường dân số, môi trường chính trị – pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường cạnh tranh.

 

4.2 Nhân tố bên trong

Chính sách tín dụng của ngân hàng, quy mô vốn và khả năng phát triển của ngân hàng, bộ phận marketing Ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật Minh Khuê