Nội dung cơ bản của học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn là gì?

Trong nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có một yếu tố mà quá trình nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh không thể không tìm hiểu. Đó là Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Sau đây hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu.

1. Vài nét về tiểu sử Tôn Trung Sơn

Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, ở tỉnh Quảng Đông, trong một gia đình nông dân. Năm 13 tuổi ông đến học ở Hô-nô-lu-lu vì có người anh buôn bán tại đây. Sau đó ông tiếp tục học ở Hồng Kông rồi học y khoa ở Quảng Châu. Ông đã đi nhiều nước trên thế giới và có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu – Mĩ một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ đất nước bị xâm lược ngày càng nghiêm trọng ông nhìn thấy rõ sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh nên sớm nảy nở tư tưởng cách mạng lật đổ triều Thanh xây dựng một xã hội mới.

 

2. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn là gì?

Chủ nghĩa Tam Dân hay còn gọi là học thuyết Tam Dân là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) đề xuất, với tinh thần biến đất nước Trung Hoa thành một quốc gia tự do, phồn Vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và thực hiện ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc. Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc. Cương lĩnh chính trị này bao gồm: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

 

3. Nguồn gốc của học thuyết Tam Dân

Năm 1894, khi tổ chức Hưng Trung Hội được thành lập, Tôn Dật Tiên mới chỉ hình thành hai nguyên tắc đại cương là dân tộc và dân quyền. Ông đã chọn ý tưởng thứ ba – dân sinh trong chuyến đi đến châu âu từ năm 1896 đến năm 1898. Ông đã công bố tất cả ba ý tưởng này vào mùa xuân năm 1905, trong một chuyến đi khác đến Châu Âu. Ông đã trình bày bài phát biểu đầu tiên của chủ nghĩa tam dân tại Bỉ. Đây cũng là lần đầu tiên các ý tưởng về chủ nghĩa tam dân của ông được thể hiện bằng văn bản. Sau này trong ấn bản kỷ niệm của Dân Báo,  bài phát biểu giải của ông về Tam Dân đã được in và các biên tập viên của tờ báo đã thảo luận về vấn đề sinh kế của người dân. 

Hệ tư tưởng này được cho là bị ảnh hưởng nặng nề bởi kinh nghiệm của Tôn Dật Tiên trong thời gian ông ở Hoa Kỳ và chứa đựng các yếu tố của phong trào tiến bộ của Mỹ. Tư tưởng của Lincoln “chính phủ của nhân dân, bởi nhân dân và cho nhân dân” như một nguồn cảm hứng cho Tam Dân của Tôn Dật Tiên. Chủ nghĩa tam dân về con người được kết nối với nhau như là phương châm cho sự phát triển hiện đại hóa của Trung Quốc.

 

4. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn

4.1. Chủ nghĩa dân tộc (dân tộc độc lập)

Chủ nghĩa tam dân như đã nói ở trên bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Nội dung của chủ nghĩa tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng giêng đến tháng 8 năm 1924. 

Trước hết ông nói về chủ nghĩa dân tộc hay nghĩa đen là chủ nghĩa dân túy. Theo tôn trung sơn dân tộc độc lập có nghĩa là thoát khỏi sự thống trị và áp bức của đế quốc. Ý thức về chủ nghĩa dân tộc này khác với ý tưởng về chủ nghĩa sắc tộc. Để đạt được điều này ông tin rằng trung quốc phải phát triển một ý thức dân tộc để đoàn kết các dân tộc ở Trung Quốc mà tiêu biểu là người Hán trước sự áp bức của người mãn Châu và sự xâm lược của các đế quốc bên ngoài. 

Khi nói về chủ nghĩa dân tộc, ông cho rằng người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc mà chưa có chủ nghĩa dân tộc. Sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ mới đạt tới Tân tập chứ chưa thể đạt được tới dân tộc. Để bảo vệ tông tộc người Trung Quốc sẵn sàng hi sinh cả tính mạng, vậy vì sao phải đề xướng đến chủ nghĩa dân tộc? Trung Quốc lúc mấy giờ có hơn 400 triệu người và có lịch sử văn minh hơn 4.000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có những gia tộc và tân tộc chứ không có tinh thần dân tộc. Do đó, tuy là một nước lớn đông dân nhưng lại là một mảng cát rời rạc là một nước nghèo nhất yếu nhất trên thế giới và có địa vị thấp nhất trên thị trường quốc tế. Tôn Trung Sơn đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm để xuống chủ nghĩa dân tộc, kết hợp 400 triệu người thành một dân tộc kiên cố thì Trung Quốc sẽ có nguy cơ mất nước, diệt chủng. Muốn cứu nguy, chúng ta phải đề xướng chủ nghĩa dân tộc, dùng tinh thần dân tộc để cứu nước. Chủ nghĩa dân tộc như một bảo bối giúp một quốc gia phát triển và một dân tộc sinh tồn”.

Từ đó ông đưa ra hai giải pháp cho chủ nghĩa dân tộc như sau: thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình đang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung Quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc. Thứ hai, ông cho rằng người Trung Quốc phải biết tu thân, phải biết học tập cái hay, cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không thể tề gia, trị quốc được. Do đó người nước ngoài mới tới chia nhau cai trị.

 

4.2. Chủ nghĩa dân quyền (dân quyền tự do)

Chủ nghĩa dân quyền nghĩa đen được hiểu là quyền lực của nhân dân hoặc chính phủ do nhân dân. Đối với Tôn Trung Sơn, nó đại diện cho một chính phủ hợp hiến của phương Tây. Ông chưa đời sống chính trị theo lý tưởng của mình đối với Trung Quốc thành hai tập hợp quyền lực: quyền lực chính trị và quyền lực quản trị. 

Quyền lực chính trị là quyền của người dân được bày tỏ mong muốn chính trị của họ, tương tự như quyền của công dân hoặc nghị viện ở các quốc gia khác và được đại diện bởi Quốc hội. 

Quyền lực quản trị là quyền lực của quản lý. Tại đây ông đã mở rộng lý thuyết hiến pháp Âu Mỹ về một chính phủ ba nhánh và một hệ thống kiểm tra cân bằng sự kết hợp các hệ thống hành chính truyền thống của Trung Quốc để tạo ra một chính phủ mới. Theo ông lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền. Nay nhân dân quản lý công việc chính trị thì được gọi là dân quyền. Lịch sử thế giới đã từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên thiên hạ sẽ không thể tránh khỏi cảnh đại loạn. Ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hòa và nếu thực hiện được điều đó thì 400 triệu nhân dân sẽ cùng đứng lên làm vua tức là làm chủ đất nước. 

Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng nhân dân có bốn quyền: quyền tuyển cử, quyền bãi miễn, sáng chế, phúc quyết. Trong khi đó chính phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng chính bốn quyền của nhân dân để quản lý năm chị quyền của chính phủ như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. 

 

4.3 Chủ nghĩa dân sinh (dân sinh hạnh phúc) 

Chủ nghĩa dân sinh đôi khi được dịch là “Phúc lợi/sinh kế của nhân dân”. Khi bàn về chủ nghĩa dân sinh, Tôn Trung Sơn đã đưa ra định nghĩa: có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng. Ông đặt ra vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vấn đề kinh tế xã hội. Đây được coi là một vấn đề đời sống dân thường. Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh ông chủ trương thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản. Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa Dân Sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời sống của nhân dân, phải làm cho tất cả Nhân dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ. Đối với ông chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho tất cả Nhân dân Trung Hoa đều được hạnh phúc. 

Trên đây là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Tam Dân mà luật Minh Khuê muốn cung cấp đến bạn đọc. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!