Nhượng quyền thương hiệu là gì? Tìm hiểu về khái niệm Franchising

Hiện nay nhượng quyền thương hiệu đang được áp dụng cho rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong kinh doanh. Từ ẩm thực, nội thất cho đến vật liệu xây dựng… đều ứng dụng luật nhượng quyền thương hiệu. Hình thức này mang đến cho doanh nghiệp và đối tác rất nhiều cơ hội thành công. Bài viết hôm nay Mona Media sẽ tổng hợp mọi thông tin liên quan đến nhượng quyền thương hiệu là gì để quý vị và các bạn có thể tìm hiểu trọn vẹn nhất.

Khái niệm nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là cách mà các doanh nghiệp tiến hành cung cấp phép cho đối tác của mình kinh doanh dưới thương hiệu của họ. Thời gian nhượng quyền thương hiệu sẽ tùy vào các hợp đồng và trao đổi. Trong thời gian sử dụng thương hiệu này bạn sẽ phải trả cho doanh nghiệp đang sở hữu thương hiệu đó một số tiền nhất định.

Nhượng quyền thương hiệu hiện nay đang chia thành nhiều phân loại khác nhau. Nhược quyền hoàn toàn, nhượng quyền một nửa, nhượng quyền có góp vốn và nhượng quyền có tham gia quản lý. Từng hình thức franchising sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết cho bạn ngay bên dưới.

Các phân loại của nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu được chia làm 4 phân loại. Tùy vào từng đối tác và doanh nghiệp trong quá trình hợp tác, trao đổi sẽ chọn từng hình thức khác nhau.

1. Nhượng quyền thương hiệu toàn diện

Full business format franchise là hình thức nhượng quyền thương hiệu toàn diện. Với phương thức nhượng quyền này, người được nhượng quyền thương hiệu sẽ có thể sử dụng thương hiệu đó từ 5 năm đến 30 năm. Tùy vào từng trao đổi, mức chi phí để có mốc thời gian cố định cho nhượng quyền thương hiệu toàn phần.

Để có thể nhượng quyền thương hiệu toàn phần thì bạn cần chuẩn bị một số vấn đề như:

  • Đảm bảo có hệ thống quản lý, cơ sở hạ tầng, nhân viên điều hành đạt chuẩn.
  • Chia sẻ bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh và bảo mật các bí quyết/công thức/chiến lược này.
  • Xây dựng hệ thống thương hiệu.
  • Các vấn đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu.

Chi phí cho nhượng quyền thương hiệu toàn phần sẽ được luật sư và bên doanh nghiệp cùng người được nhượng quyền bàn bạc. Tất cả sẽ được ghi rõ trong hợp đồng và thực hiện theo đúng các hạng mục được liệt kê bên trong.

2. Nhượng quyền thương hiệu không toàn diện

Thuật ngữ tiếng Anh “non-business format franchise” để dùng cho phương thức nhượng quyền không toàn diện. Với hình thức này, phía doanh nghiệp sẽ nhượng quyền cho bạn một số lĩnh vực, chức năng, quyền lợi chứ không hoàn toàn. Doanh nghiệp nhượng quyền sẽ tiến hành can thiệp và giám sát quy trình sản xuất/cung ứng sản phẩm của bên được nhượng quyền.

3. Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý

Phương thức nhượng quyền có tham gia quản lý có tên tiếng Anh là management franchise. Với hình thức này, phía doanh nghiệp nhượng quyền sẽ tiến hành tham gia vào các hoạt động quản lý và điều hành. Điều này sẽ giúp các đối tác của doanh nghiệp có thể kinh doanh dễ dàng, tiếp nhận kinh nghiệm quản lý và cung ứng sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng.

4. Nhượng quyền thương hiệu có tham gia đầu tư vốn

Nhượng quyền thương hiệu equity franchise là hình thức nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn. Doanh nghiệp nhượng quyền sẽ đầu tư một số vốn nhất định vào công ty được nhượng quyền. Với hình thức này doanh nghiệp nhượng quyền sẽ tìm hiểu thêm được các thị trường mới tốt hơn.

Ưu và nhược điểm từ nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu sẽ giảm được những tổn thất so với việc xây dựng một thương hiệu mới. Chúng mang đến rất nhiều ưu điểm trong kinh doanh, tiếp nhận thị trường, tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế với các hình thức nhượng quyền này. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu ưu và nhược điểm từ nhượng quyền thương hiệu trước khi bạn thực hiện các vấn đề quan trọng này.

Ưu điểm

  • Bạn sẽ được cung cấp công thức, công nghệ và quy trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ một các chuyên nghiệp. Những tổn thất sẽ được hạn chế, chi phí và thời gian được rút gọn hơn so với xây dựng thương hiệu mới.
  • Nhượng quyền thương hiệu mang đến rất nhiều lợi ích khi bạn chọn các thương hiệu lớn của Việt Nam. Đặc biệt là những thương hiệu lớn từ nước ngoài.
  • Chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ được đảm bảo. Các thương hiệu nổi tiếng đã vượt qua những kiểm định về chất lượng từ nhiều cơ quan chức năng, đánh giá của người dùng. Họ đã cải thiện sản phẩm và dịch vụ ở mức tốt nhất để cạnh tranh với các đối thủ.
  • Việc xây dựng hệ thống bán hàng đã được hoàn thiện trước đó. Bạn sẽ tiếp nhận quy trình này và thực hiện một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ rắc rối nào.
  • Các luật hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền được ra đời để các công ty nhận nhượng quyền có thể đảm bảo nhiều lợi ích. Bạn có pháp luật bảo vệ với những hình thức kinh doanh đặc biệt này.
  • Được hỗ trợ đào tạo nhân viên, xây dựng hệ thống và mọi vấn đề liên quan đến thương hiệu.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì nhượng quyền thương hiệu sẽ có một số rủi ro như:

  • Bạn chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu đó. Không hoàn toàn được sở hữu thương hiệu cho riêng mình.
  • Khi thực hiện kinh doanh chuỗi sẽ có thể xảy ra một số rủi ro khi bị ảnh hưởng “phốt” từ thương hiệu đó.
  • Bạn phải cạnh tranh với các chuỗi kinh doanh trong cùng một thương hiệu.
  • Bị ép buộc trong khuôn khổ của thương hiệu nhượng quyền. Khó sáng tạo trong ý tưởng và không thể kinh doanh theo ý muốn của mình.

Nhượng quyền thương hiệu mất bao nhiêu chi phí?

Chi phí nhượng quyền tùy thuộc vào từng lĩnh vực, quy mô và thời gian nhượng quyền. Chúng tôi cung cấp một số thông tin để các bạn tham khảo trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu:

Phí nhượng quyền có thể lên đến từ 160 – 300 triệu đồng/3 năm tùy vào từng lĩnh vực. Tùy từng tỉnh thành với mức độ phát triển khác nhau để mức phí có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Phí giám sát tư vấn từ thương hiệu gốc sẽ khoảng 30 triệu đồng/năm. Mức phí này có thể cao hơn từ các thương hiệu nổi tiếng hoặc thương hiệu nước ngoài.

Chi phí nguyên liệu mua từ thương hiệu chính thức. Mức phí này có thể từ vài chục triệu đến vài trăm triệu tùy thuộc chúng là thương hiệu cá nhân, thương hiệu lớn.

Chi phí máy móc, nhân công… cũng được tính vào nhượng quyền thương hiệu. Bạn sẽ được thống kê và liệt kê chi tiết để trao đổi, thỏa thuận trước khi nhượng quyền thương hiệu.

Quy trình tiến hành nhượng quyền thương hiệu

Quy trình nhượng quyền thương hiệu sẽ được tiến hành theo các bước như sau:

  • Thực hiện các thủ tục nhượng quyền và đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Chuẩn bị hồ sơ nhượng quyền theo mẫu có sẵn. Các thủ tục nhượng quyền sẽ được cơ quan thẩm quyền cung cấp để bạn chuẩn bị và bổ sung đầy đủ.
  • Soạn thảo các  điều khoản chuyển nhượng thương hiệu. Ký kết hợp đồng và thực hiện đúng như hợp đồng nhượng quyền.

Bên tiến hành nhượng quyền sẽ cung cấp luật sư và người có thẩm quyền để hỗ trợ công việc trên.

Cần chuẩn bị gì khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Để có thể nhượng quyền thương hiệu và kinh doanh thành công bạn nên chú trọng đến các vấn đề sau:

  • Nghiên cứu thị hiếu và xu hướng của thị trường. Chọn những lĩnh vực kinh doanh có cơ hội mang về lợi ích cao.
  • Nên chọn các thương hiệu nổi tiếng của lĩnh vực bạn muốn kinh doanh.
  • Đánh giá về số vốn bạn có thể bỏ ra để kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều khoản chi phí để đầu tư vào hình thức này. Lợi ích cao nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro trong nhượng quyền thương hiệu. Liệu số vốn của bạn có thể đảm bảo được những rủi ro đó không.
  • Chọn địa điểm kinh doanh cho thương hiệu bạn được nhượng quyền. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến thành công khi kinh doanh nhượng quyền.
  • Chọn các hình thức nhượng quyền thích hợp. Có đến 4 hình thức nhượng quyền toàn phần và nhượng quyền không hoàn toàn. Hoặc nhượng quyền có hỗ trợ quản lý hoặc tham gia đầu tư vốn. Bạn hãy chọn hình thức phù hợp với các chiến lược kinh doanh của mình.

Kết luận

Nhượng quyền thương hiệu hiện là phương thức kinh doanh nổi tiếng nhất hiện nay. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vào xây dựng hệ thống, định vị thương hiệu. Bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn dưới thương hiệu đã lan tỏa trên mọi thị trường. Chúc quý doanh nghiệp mới thành công với sự lựa chọn kinh doanh độc đáo này!

Tham khảo: