Những vấn đề sức khỏe nào có liên quan đến răng miệng?
Mọi cơ quan chức năng trong cơ thể đều có ảnh hưởng và liên hệ lẫn nhau. Khi một hay nhiều cơ quan có vấn đề, chúng sẽ biểu hiện ra bên ngoài thông qua các dấu hiệu, triệu chứng. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất là những dấu hiệu liên quan đến răng miệng. Hãy cùng với Ecare tìm hiểu những vấn đề sức khỏe có liên quan đến răng miệng cùng những dấu hiệu của chúng thông qua bài viết này.
Mục Lục
1. Vi khuẩn trong khoang miệng ảnh hưởng đến tim mạch
Có một vài nghiên cứu cho thấy rằng những người bị viêm nướu thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim mạch hơn những người có răng nướu khỏe mạnh. Do vi khuẩn viêm nướu có thể ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn máu, dẫn đến các vấn đề tim mạch. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn rằng bệnh viêm nướu trực tiếp gây ra bệnh tim mạch nhưng chúng ta vẫn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận hơn như một cách đề phòng.
2. Viêm nướu và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường làm giảm khả năng kháng khuẩn của cơ thể. Lượng đường huyết tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu. Hơn nữa, bệnh viêm nướu còn có thể làm cho việc kiểm soát chỉ số đường huyết trở nên khó khăn hơn. Bảo vệ nướu răng bằng cách kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết. Chải răng sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng và súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hàng ngày. Đi khám răng ít nhất hai lần trong năm.
Tiểu đường và viêm nướu có liên quan mật thiết với nhau
3. Khô miệng gây ra sâu răng
Những bệnh nhân mắc hội chứng Sjögren rất dễ gặp những vấn đề về sức khỏe răng miệng do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào tuyến lệ và tuyến nước bọt, dẫn đến khô mắt kinh niên và khô miệng. Nước bọt giúp bảo vệ răng và nướu khỏi vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu. Vì vậy, người bị khô miệng rất dễ bị sâu răng và các bệnh về nướu.
4. Thuốc men làm khô miệng
Như ta đã biết, khô miệng kinh niên có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và hàng loạt các bệnh răng miệng khác. Nhưng đôi khi vấn đến lại đến từ thuốc điều trị bệnh bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc thông xoang, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm… có thể gây khô miệng. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng trong khi bạn đang phải điều trị các bệnh lý khác của cơ thể, hãy xin lời khuyên của bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ đổi thuốc hoặc (nếu không) bác sĩ sẽ khuyên bạn uống nhiều nước và cố gắng giữ ẩm cho khoang miệng.
5. Căng thẳng và tật nghiến răng
Nếu bạn căng thẳng, lo âu, trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề răng miệng. Những người hay lo âu căng thẳng sẽ tiết ra một loại hormone cortisol với hàm lượng cao, gây hại cho nướu răng và cơ thể. Căng thẳng gián tiếp làm cho con người không quan tâm đến chăm sóc răng miệng cũng như hình thành các thói quen xấu khác như uống rượu, hút thuốc và nghiến răng.
Đa số tật nghiến răng hình thành do căng thẳng
6. Loãng xương và mất răng
Bệnh loãng xương ảnh đến tất cả các xương trong cơ thể, bao gồm cả xương hàm. Hậu quả có thể gây mất răng. Vi khuẩn do viêm nha chu, viêm nướu có thể phá vỡ xương hàm. Một loại thuốc trị loãng xương – bisphosphonates, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc phải bệnh thoái hóa xương, gây chết xương hàm. Hãy thông báo với nha sĩ nếu bạn đang dùng thuốc bisphosphonates, đặc biệt là khi bạn phải làm các phẫu thuật nha khoa.
7. Nướu nhạt màu và bệnh thiếu máu
Mô mềm khoang miệng có thể bị đau và trở nên nhạt màu, lưỡi có thể bị sưng và viêm nếu bạn bị thiếu máu. Khi bị thiếu máu, cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu hoặc tế bào hồng cầu không đủ huyết sắc tố dẫn đến cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Có nhiều dạng bệnh lý thiếu máu khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau. Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm và chẩn đoán cũng như điều trị các vấn đề của bạn.
8. Rối loạn ăn uống gây mòn men răng
Một số vấn đề rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn có thể gây nên vấn đề răng miệng của bạn. Axit dạ dày do nôn nhiều lần có thể làm mòn men răng nghiêm trọng. Chứng chán ăn, cuồng ăn hoặc các chứng rối loạn ăn uống khác có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến răng miệng.
Rối loạn ăn uống là nguyên nhân chính gây mòn men răng
9. Bệnh tưa miệng và HIV
Người bị nhiễm HIV có thể bị bệnh tưa miệng, mụn cóc ở miệng, mụn rộp, lở loét và bệnh leukoplakia. Hệ thống miễn dịch suy yếu của cơ thể và không có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng. Người nhiễm HIV cũng có thể bị khô miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và có thể khiến việc nhai, ăn, nuốt hoặc nói chuyện trở nên khó khăn.
10. Điều trị bệnh nướu răng có thể có lợi cho bệnh thấp khớp
Những người bị viêm khớp dạng thấp (RA) có nguy cơ mắc bệnh về nướu cao gấp 8 lần so với những người không mắc bệnh tự miễn này. Và những người bị thấp khớp có thể gặp khó khăn khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Việc điều trị viêm nướu và nhiễm trùng có cũng có thể làm giảm đau khớp và viêm.
11. Mất răng và bệnh thận
Người lớn bị mất răng rát dễ mắc các bệnh thận mãn tính. Mặc dù vẫn chưa có những chứng minh sự liên kết giữa hai bệnh lý này nhưng những con số thống kê cho thấy đây là vấn đề thường gặp. Vì vậy, việc chăm sóc răng và nướu của bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về thận mãn tính.
12. Viêm nướu và sinh non
Phụ nữ mang thai bị viêm nướu có thể có tỷ lệ cao sinh non. Người ta vẫn chưa tìm ra mối liên quan rõ ràng nhưng các bác sĩ cho rằng do viêm nhiễm gây ra. Quá trình mang thai làm thay đổi nội tiết tố và cũng làm nướu răng dễ bị viêm. Hãy luôn theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bạn để đảm bảo mẹ tròn con vuông nhé.
Sức khỏe răng miệng khỏe mạnh sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị các bệnh tật trong cơ thể. Răng sạch mảng bám, không sâu răng, nướu khỏe mạnh hồng hào, săn chắc không sưng viêm, hơi thở thơm mát… sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn. Qua đó cũng giúp cho hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh. Vì thế, bạn hãy vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng đều đặn, vệ sinh kẽ răng, súc miệng với nước súc miệng sát khuẩn mỗi ngày. Để được tư vấn đề sản phẩm chăm sóc răng miệng, bạn có thể liên hệ ngay Ecare Store thông qua hotline và fanpage nhé.