Những vấn đề pháp lý trong hoạt động của công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. CTCP được tự do hơn trong việc huy động vốn. Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định chi tiết về vốn và những vấn đề pháp lý khác trong hoạt động của công ty cổ phần như sau:

1. Quy định chung về công ty cổ phần

Công ty cổ phần theo định nghĩa là công ty trong đó vốn chia thành cổ phần, được thành lập giữa những thành viên chịu trách nhiệm về nợ nần của công ty trong phạm vi góp vốn.

Công ty cổ phần là một công ty hợp vốn quy tụ các thành viên là những người có thể không quen biết nhau, họ tham gia thành lập công ty trên cơ sở số vốn mà họ đầu tư vào công cuộc kinh doanh.

Vốn công ty được chia thành cổ phần. So sánh với phần hùn trong các Công ty hợp danh và Công ty TNHH, cổ phần có lợi điểm là được tự do chuyển nhượng mà không cần có sự thoả thuận giữa các thành viên khác, cổ phiếu (chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần) còn là một dụng cụ giao hoán râ’t thuận tiện bởi vì nó có thể được chuyển nhượng dễ dàng. Công ty cổ phần có quyền huy động vốn trong công chúng bằng cách phát hành chứng khoán, đây là một ưu điểm của công ty khi cần một số vốn lớn để phát triển kinh doanh mà không phải vay ngân hàng. Thị trường chứng khoán tại một nước đang phát triển như Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, nó đòi hỏi phải có nhiều Công ty cổ phần đủ điều kiện để phát hành chứng khoán.trên thị trường theo Luật Chứng khoán.

Theo một nghiên cứu của chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), tổng số doanh nghiệp đăng ký tại Việt Nam trong 4 năm từ năm 2000 đến năm 2003 là 83.490, trong đó Doanh nghiệp tư nhân là 27.865, Công ty TNHH là 46.652 và Công ty cổ phần là 8.635. Con số khiêm nhường các Công ty cổ phần chứng tỏ giới kinh doanh có ấn tượng rằng hình thức Công ty cổ phần dành cho các dự án đầu tư lớn, sử dụng một số vốn quan trọng. Nhưng có lẽ đây không phải là quan niệm của nhà làm luật vì Luật Doanh nghiệp hiện hành dự liệu chỉ cần ba người là có thể thành lập Công ty cổ phần, Luật cũng không ấn định một số vốn tối thiểu nào cả. Tuy nhiên, việc quản lý công ty này có phần phức tạp hơn việc quản lý Công ty TNHH hay Doanh nghiệp tư nhân, do đó chỉ những doanh nhân có kế hoạch làm ăn lớn mới lựa chọn hình thức này.

Đời sống của công ty thường được dự liệu cho một thời gian tối đa là 99 năm. Thời gian này được chia thành niên độ nên các cổ đông phải họp Đại hội đồng hàng năm. Trong sự vận hành bình thường này công ty nhiều khi phải quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ tùy theo tình hình kinh doanh của công ty.

Hàng năm các cổ đông phải họp nhau lại để xem xét các quyết toán tài chính của công ty và quyết định phân chia cổ tức.

2. Niên độ của công ty.

2.3. Thông qua quyết toán tài chính.

Công ty cổ phần như mọi công ty khác phải giữ sổ sách kế toán đầy đủ. Công ty phải ghi chép theo tuần tự ngày tháng các biến động liên quan đến sản nghiệp của công ty, kiểm tra bằng các bảng liệt kê tài sản có và tài sản nợ của công ty, và lập quyết toán cuối niên độ căn cứ trên sổ sách kế toán và các bảng liệt kê. Quyết toán cuối năm kèm theo báo cáo tài chính hàng năm được đệ trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

Trong thời hạn bốn tháng sau khi chấm dứt niên độ, Hội đồng quản trị phải họp lại để quyết toán về niên độ đã qua và lập một bản phúc ưình về việc quản lý công ty. ít nhất một tháng trước ngày triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, quyết toán cuối năm và phúc trình quản lý phải được chuyển cho Ban kiểm soát nghiên cứu. Mười lăm ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng, các tài liệu này phải sẩn sàng để các cổ đông xem xét.

Phúc trình quản lý phải trình bày rõ ràng và chính xác tình trạng của công ty và hoạt động của công ty trong niên độ qua, kết quả của hoạt động đó, các tiến độ đạt được và các khó khăn gặp phải; dự báo các bước phát triển của công ty trong tương lai.

Đại hội đồng thường niên phải họp trong thời hạn sáu ngày kể từ ngày chấm dứt niên độ. Đại hội nghe báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của Ban kiểm soát tường trình về công việc của họ. Sau đó, Đại hội đồng bàn bạc và thông qua báo cáo tài chính. ít khi nào Đại hội đồng bác bỏ báo cáo tài chính, tuy nhiên Đại hội đồng có thể bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát sau khi thông qua báo cáo tài chính nếu xét thấy những người này không có năng lực hoặc không làm đầy đủ nhiệm vụ.

2.2. Phân phối lợi nhuận

Cần phân biệt hai trường hợp tùy theo có hay không có lợi nhuận để phân chia.

Không phải toàn bộ lợi nhuận của công ty đều có thể đem phân chia. Lợi nhuận có thể đem phân chia gồm có lãi của niên độ trừ đi lỗ của các năm trước và các số tiền sung vào quỹ dự trữ chiếu theo Điều lệ của công ty, và cộng với lãi chưa chia của niên độ trước. Ngoài ra, Đại hội đồng cũng có thể quyết định trích một phần quỹ dự trữ có thể sử dụng để phân chia.

Việc lập quỹ dự trữ nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ của công ty bởi vì vốn Điều lệ thường thấp không đủ bảo đảm cho tất cả các khoản nợ của công ty. Trong trường hợp công ty bị lỗ, quỹ dự ttữ sẽ được dùng để bù đắp phần thiếu hụt. Do đó, công ty không thể lấy quỹ dự trữ do Điều lệ quy định để phân chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức.

Sau khi phê chuẩn quyết toán của niên độ và ghi nhận có khoản lãi có thể phân chia, Đại hội đồng có thể lựa chọn một trong hai giải pháp: hoặc đem tiền lãi phân chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức, hoặc nhập một phần hay toàn bộ lãi này vào một quỹ dự trữ không bắt buộc. Sự lựa chọn này có thể là nguyên nhân của các mâu thuẫn giữa nhóm đa số và nhóm thiểu số cổ đông trong công ty. Trong khi nhóm đa số thường nắm các chức vụ quản lý và lãnh đạo công ty, muôn giữ khoản lãi lại để làm nguồn tài chính phác triển công ty hoặc để phòng hờ các rủi ro trong tương lai, thì nhóm thiểu số lại muốn nhận được cổ tức nhanh nhất và ở mức cao nhất.

Nếu bản quyết toán của công ty cho thấy không có lãi thì không thể chia cổ tức cho cổ đông, nếu không sẽ có sự chia cổ tức giả tạo, một hành vi khiến những người quản lý công ty có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có lỗ thì có thể trừ vào các quỹ dự trữ hoặc gác lại đến năm sau.

Trường hợp lỗ quá phân nửa vốn điều lệ thì Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định có nên giải thể công ty hay không.

3. Thay đổi vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của công ty được coi là vật bảo đảm cho các chủ nợ. Vốn này được quy định trong Điều lệ cho nên không được thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế việc thay đổi vốn điều lệ vẫn xảy ra, thường công ty tăng vốn do quyết định của Đại hội đồng cổ đông, ít khi giảm vốn tuy nhiên cũng có thể xảy ra.

3.1. Tăng vốn.

Tăng vốn là một giải pháp phổ biến trong đời sống của Công ty cổ phần để củng cố nguồn tài chính của mình. Trước hết, công ty muốn có thêm tiền mặt: nếu hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển tốt, các cổ đông không ngần ngại tham gia vào việc tăng vốn bằng cách góp thêm tiền vì họ có quyền ưu tiên mua cổ phần mới. Hoặc là công ty đang trong hoàn cảnh khó khăn muôn tìm một nhà đầu tư bên ngoài, người này chỉ chấp nhận đăng ký mua cổ phần mới nếu họ được sở hữu một phần quan trọng trong vốn của công ty hoặc được quyền kiểm soát công ty. Việc mời một người thứ ba vào công ty có nghĩa là các cổ đông cũ phải từ bỏ quyền ưu tiên mua cổ phần mới.

Việc tăng vốn cũng có thể được thực hiện bằng một sự góp vốn bằng hiện vật: một bất động sản, một bằng sáng chế… được góp vào sản nghiệp của công ty. Đổi lại, người đóng góp sẽ nhận được các cổ phần của công ty.

Đôi khi ngân hàng trước khi cho vay buộc rằng công ty phải nhập một phần quỹ dự trữ vào vốn của công ty để tăng cường vật bảo đảm của các chủ nỢ.

– Tăng vốn bằng hiện kim (tiền).

Nếu công ty làm ăn khấm khá thì việc tìm người góp vốn thêm vào công ty không phải là điều khó khăn. Hành động tăng vốn củng cố cho uy tín của công ty, nhưng để làm vừa lòng các cổ đông công ty phải cố gắng duy trì chính sách chia cổ tức mặc dù số cổ đông tãng lên.

Nếu công ty đang gặp khó khăn thì khó có thể phát hành trái phiếu vì như thế sau đó sẽ phải trả tiền lãi hàng năm, trong khi công ty có thể mời thêm các cổ đông mới bằng cách đề nghị cho họ các cổ phần ưu đãi hoặc ngay cả cho họ quyền kiểm soát công ty.

Điều kiện để tăng vốn công ty là vốn hiện hữu của công ty phải đã được góp đầy đủ trước khi phát hành cổ phần mới. Thực vậy công ty phải yêu cầu các cổ đông góp đủ tiền mua các cổ phần mà họ đã đăng ký khi thành lập công ty, hoặc trong lần tăng vốn trước. Sau đó công ty mới có thể tiến hành một đợt tăng vốn khác.

Quyết định tăng vốn công ty thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông dù là tăng vốn bằng hiện kim hay bằng hiện vật, bởi vì tăng vốn đương nhiên phải sửa đổi Điều lệ, việc này thuộc thẩm quyền chuyên độc của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cũng quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại. Căn cứ vào quyết định của Đại hội đồng, Hội đồng quản trị tiến hành chào bán các cổ phần mới.

Cổ phần mới có thể được phát hành ngang mệnh giá cộng thêm một khoản phí phát hành. Phí phát hành có hai mục đích: một là nó bù đắp các chi phí của việc tăng vốn; hai là nó giúp cân bằng quyền lợi giữa cổ đông cũ và cổ đông mới, bù lại lợi ích mà cổ đông mới được hưởng trên các quỹ dự trữ đã được thành lập. Ví dụ:

Công ty có vốn là 1.000.000, chia thành 10.000 cổ phần giá 100, đã lập quỹ dự trữ với số tiền 500.000.

Giá lý thuyết của mỗi cổ phần trước khi tăng vốn là: (1.000.000 + 500.000): 10.000 = 150.

Nếu công ty tăng vốn thêm 1.000.000 bằng cách phát hành 10.000 cổ phần mới giá 100, giá lý thuyết của mỗi cổ phần sau khi tăng vốn là: (1.000.000 + 500.000 + 1.000.000) : (10.000 + 10.000) = 125

Kết quả này không thể chấp nhận được bởi vì cổ đông cũ mất ngay 25 mỗi cổ phần. Trong khi cổ đông mới được hưởng ngay khoản chênh lệch này.

Cộng thêm một khoản phí phát hành là 50 sẽ cho phép cân bằng quyền lợi cổ đông, bởi vì giá lý thuyết của mỗi cổ phần sau khi tăng vốn sẽ là:

[1.000.000 + 500.000 + 1.000.000 + (10.000 X 50)] : (10.000 + 10.000) = 150

Vì có khoản phí phát hành mà giá lý thuyết của mỗi cổ phần bằng nhau trước và sau tăng vốn.

Phí phát hành phải được thanh toán đầy đủ vào lúc đăng ký mua cổ phần. Đây là một khoản đóng góp thêm mà công ty có toàn quyền sử dụng. Thường khoản này được ghi vào một chương mục dự ttữ và Đại hội đồng có thể quyêt định đem phân chia cho các cổ đông.

Quyền ưu tiên đăng ký mua cổ phần mới cũng là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông cũ của công ty. Mọi sự tăng vốn bằng hiện kim đều phải dành quyền ưu tiên mua cổ phần mới cho các cổ đông theo tỷ lệ sô cổ phần của họ. Ví dụ: công ty có vốn là 800.000 chia thành 8.000 cổ phiếu mệnh giá 100. Công ty quyết định tăng vốn thêm 400.000 bằng cách phát hành thêm 4.000 cổ phần giá 100. Mỗi cổ đông sẽ có quyền ưu tiên mua theo tỷ lệ cứ hai cổ phần cũ được mua một cổ phần mới.

Quyền ưu tiên này của các cổ đông được luật pháp bảo vệ, Điều lệ không thể bác bỏ quyền này, mọi điều khoản trái ngược của Điều lệ đều phải xem là không có. Quyền này cho phép cổ đông có thể duy trì một tỷ lệ vốn ttong công ty trưđc và sau khi tăng vốn, tức là giữ nguyên các quyền lợi của họ trong công ty. Tuy nhiên, cổ đông không bị bắt buộc phải mua cổ phần mới, có quyền không hành xử quyền ưu tiên của mình.

Chỉ những cổ đông nào đã thanh toán đầy đủ phần vốn góp của mình mới được quyền ưu tiên đăng ký mua cổ phần mới.

Cổ đông có một thời hạn do Hội đồng quản trị ấn định để hành xử quyền ưu tiên của mình. Trong thời hạn này cổ đông có thể nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền ưu tiến của mình cho cổ đông khác. Trở lại ví dụ trên đây, quyền ưu tiến được hành xử theo tỷ lệ cứ hai cổ phần cũ được mua một cổ phần mới. cổ đông có 15 cổ phần có thể lựa chọn như sau:

• Bán đi một quyền, như vậy còn lại 14 quyền cho phép họ được mua 07 cổ phần mới.

• Mua thêm một quyền, như thế họ sẽ có 16 quyền cho phép họ mua 08 cổ phần mới.

Giá trị lý thuyết của quyền ưu tiên đăng ky’mua cổ phần mới là sự chênh lệch giá trị giữa cổ phần cũ và cổ phần mới sau khi tăng vốn: công ty có vốn là 800.000 chia thành 8.000 cổ phần giá 100, và có quỹ dự trữ 600.000. Giá trị lý thuyết của mỗi cổ phần là: (800.000 + 600.000): 8.000 = 175

Công ty quyết định tăng vốn thêm 400.000 bằng cách phát hành 4.000 cổ phần mới giá 100. Giá trị lý thuyết mỗi cổ phần sau khi tăng vốn là: (800.000 + 600.000 + 400.000): (8.000 + 4.000) = 150

Như vậy, giá trị lý thuyết của quyền ưu tiên đăng ký là: 175-150 = 25

Nếu giá cổ phần mới được cộng thêm phí phát hành thì giá trị của quyền ưu tiên sế giảm đi.

Quá thời hạn quy định cho việc hành xử quyền ưu tiên đăng ký, cổ đông nào không đăng ký coi như từ bỏ quyền ưu tiên, công ty có quyền bán cổ phần cho người ngoài công ty. Trước thời hạn đó cổ đông cũng có thể khước từ quyền ưu tiên bằng văn bản gửi cho công ty.

– Tăng vốn bằng hiện vật.

Khi quyết định tăng vốn bằng hiện vật công ty thường không chú trọng nhiều đến việc gia tăng nguồn tài chính mà chủ yếu sáp nhập vào sản nghiệp của công ty một bất động sản, một bằng sáng chế hay một cửa hàng thương mại. Người đóng góp tài sản này ttở thành cổ đông.

Khác với trường hợp tăng vốn bằng hiện kim, không cần rằng vốn đã đăng ký phải đã được góp đủ. Thật vậy một tài sản có thể cần thiết ngay cho công ty mặc dù các cổ đông chưa được kêu gọi phải góp đủ vốn. Các cổ đông cũ cũng không có quyền ưu tiên bởi lẽ công ty cần có một tài sản mà chỉ riêng chủ sở hữu mới có thể cung câp.

Trên thực tế, trước khi tiến hành các thủ tục tăng vốn luật định, chủ tài sản và công ty ký kết với nhau một hợp đồng trong đó quy định về tài sản đóng góp, giá trị tài sản, sô cổ phần mới phải phát hành, các ưu đãi nếu có. Hợp đồng này sẽ phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn.

Cũng như trong giai đoạn thành lập công ty, tài sản phải được Hội đồng quản trị định giá. Nếu tài sản có đăng ký hoặc là quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đốì với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Việc góp vốn chỉ được coi là hoàn tất khi quyền sở hữu hợp pháp đối vơi tài sản đã chuyển sang công ty.

– Tăng vốn bằng cách sáp nhập quỹ dự trữ.

Tăng vốn bằng hiện kim cho phép công ty có thêm tiền

để phát triển kinh doanh hoặc để trả nợ. Tăng vốn bằng hiện vật cho phép công ty thủ đắc một tài sản mới. Còn tăng vốn bằng cách sáp nhập các khoản dự ttữ không đem lại cho công ty các lợi ích vừa kể bởi vì thực tê chỉ là một vấn đề bút toán, chuyển tiền vào chương mục vốn từ chương mục dự trữ. Tuy nhiên, đây là một nghiệp vụ khá thông dụng và cũng có lợi không nhỏ. Thực vậy tăng vốn là tăng bảo đảm cho các chủ nỢ và như vậy làm tăng uy tín của công ty; ngân hàng thường buộc công ty phải làm như vậy trước khi cho vay. Bằng biện pháp này công ty có thể phân phát cổ phần cho nhân viên và cho họ tham gia vào kết quả, công việc kinh doanh của công ty.

Đôi với các cổ đông, việc tăng vốn được cụ thể hoá bằng sự phân phát miễn phí cổ phần theo tỷ lệ phần vốn góp của họ. Ví dụ: công ty có vốn là 400.000 chia thành 40.000 cổ phần 1000; công ty tăng vốn thêm 1.000.000 bằng cách phát hành thêm 10.000 cổ phần mới. Trong trường hợp này mỗi cổ đông có 04 cổ phần cũ sẽ được chia 01 cổ phần mơi.

Việc tăng vốn bằng cách sáp nhập dự trữ có thể được thực hiện mà không đòi hỏi điều kiện là vốn của công ty đã được góp đủ. Tất cả các quỹ dự trữ đều có thể được sáp nhập, quỹ dự trữ bắt buộc theo Điều lệ cũng như quỹ dự trữ nhiệm ý.

Nghiệp vụ này đưa đến hậu quả là phải sửa đổi Điều lệ, do đó phải do quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

3.2. Giảm vốn.

Vốn của công ty là vật bảo đảm của các chủ nợ do đó không thể được hoàn lại cho cổ đông khi công ty còn đang hoạt động. Nhưng giảm vốn bằng cách sửa đổi Điều lệ có thể được Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Thường công ty phải giảm vốn khi bị lỗ, như thế để cân bằng vốn với tích sản thực có của công ty. Giải pháp này cũng cho phép công ty được phân bổ cổ tức lại khi công ty làm ăn khâm khá hơn bởi vì vôn ít đi thì số tiền phải phân chia cho các cổ đông với danh nghĩa cổ tức cũng ít đi.

Việc giảm vốn có thể thực hiện bằng cách giảm mệnh giá cổ phần hoặc giảm số lượng cổ phần.

Giảm mệnh giá cổ phần chỉ có thể thực hiện được nếụ không xuống dưới giá tối thiểu do Điều lệ quy định, trừ khi phải thay đổi Điều lệ.

Giảm số lượng cổ phần có bất tiện là sẽ loại bỏ khỏi công ty những cổ đông nào không có đủ số cổ phần cũ để đổi lấy một cổ phần mới. Ví dụ: ba cổ phần cũ giá 100 được thay thế bằng một cổ phần mổi giá 100, cổ đông nào chỉ có hai cổ phần thì phải mua thêm một để có thể ở lại trong công ty. Người nào có bốn thì hoặc phải bán bớt đi một hoặc mua thêm hai, nếu không sẽ dư một cổ phần bỏ đi.

Việc giảm vốn điều lệ có thể được tiếp nôi bằng việc tăng vốn Điều lệ ttong trường hợp sau đây: công ty bị thua lỗ nặng nhưng may mắn lại tìm được một nhà đầu tư bằng lòng cứu nguy cho công ty. Công việc sẽ bắt đầu bằng việc giảm vốn sau đó nhà đầu tư rót tiền vào để tăng vốn trở lại.

Tài sản có thực của công ty giảm xuống dưới mức vốn điều lệ, giá thị trường của cổ phần thấp hơn mệnh giá. Do đó, phải giảm vốn bằng cách giảm mệnh giá cổ phần để cân bằng giá thị trường và mệnh giá. Sau đó công ty tăng vốn bằng hiện kim với sự góp vốn của nhà đầu tư chấp nhận cứu nguy công ty với điều kiện các cổ đông phải khước từ quyền ưu tiên đăng ký mua cổ phần mới.

4. Chuyển đổi Công ty cổ phần

Ít khi nào một Công ty cổ phần lại được chuyển đổi thành Công ty TNHH hay Cồng ty hợp danh. Việc chuyển đổi theo chiều hướng ngược lại có nhiều khả năng hơn. Tuy nhiên, trên nguyên tắc Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành một công ty dưới hình thức khác và một sự chuyển đổi hợp lệ sẽ giúp công ty duy ttì được tư cách pháp nhân. Việc chuyển đổi được thực hiện theo các nguyên tắc chung áp dụng cho mọi công ty như đã được trình bày ưong phần trên. Ngoài ra, còn có các điều kiện riêng cho công ty cổ phần.

Việc chuyển đổi phải do quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Công ty bắt buộc chuyển đổi khi số cổ đông dưới mức tối thiểu luật định là ba người; trường hợp này chỉ có thể xảy ra đối với các Công ty cổ phần cỡ nhỏ có tính cách gia đình.

Luật không quy định các điều kiện nào cho việc chuyển đổi. Tuy nhiên, để tránh các sự khiếu kiện của người thứ ba là các chủ nợ của công ty, trước khi chuyển đổi công ty nên nhờ giám định viên kế toán xác nhận tình trạng tài chính của công ty là lành mạnh: vốn thực có của công ty ngang với mức vốn điều lệ, tài sản có của công ty không ít hơn tài sản nợ.

– Nếu chuyển đổi thành Công ty hợp danh thì phải có sự thoả thuận của tất cả các cổ đông. Thực vậy sau khi chuyển đổi, các thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân và không giới hạn đốì với nợ của công ty, như vậy cam kết của họ đối vơi công ty sẽ tăng lên.

– Chuyển thành Công ty TNHH nhiều thành viên thì quyết định của các cổ đông phải đáp ứng các điều kiện luật dự liệu cho việc sửa đổi Điều lệ của loại công ty này: được số phiếu đại diện cho ít nhất 75% số vốn của các cổ đông chấp thuận (Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020). Ngoài ra, con số các thành viên công ty không được quá 50 người (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020).

Quyết định chuyển đổi phải được gôi đến tất cả các chủ nợ. Công ty chuyển đổi được đăng ký kinh doanh phải thực hiện việc bố cáo như trường hợp mới thành lập. Việc chuyển đổi chỉ đối kháng với người thứ ba sau khi việc bố cáo này đã được thực hiện. Công ty duy trì tư cách pháp nhân của mình nhưng việc chuyển đổi sẽ châm dứt nhiệm vụ của các cơ quan quản lý công ty không còn thích hợp với hình thức công ty mới.

5. Giải thể Công ty cổ phần

Các nguyên nhân chung dẫn đến việc giải thể công ty được áp dụng cho Công ty cổ phần: hết thời hạn ghi ừong Điều lệ, mục đích công ty không còn, cồng ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định giải thể công ty bất cứ lúc nào. Bên cạnh các nguyên nhân chung, còn có các nguyên nhân riêng cho Công ty cổ phần:

– Khi số cổ đông giảm xuống dưới ba người thì theo yêu cầu của mọi người có quyền lợi quan thiết, Toà án có quyền tuyên bố giải thể công ty. Tuy nhiên, Toà án cũng có thể cho công ty một thời hạn để điều chỉnh lại tình trạng. Ngoài ra, Toà cũng không được tuyên bố giải thể nếu vào ngày tuyên án tình trạng công ty đã được điều chỉnh.

– Khi công ty bị thua lỗ nặng (vốn thực có theo sổ sách kế toán còn bằng 50% vốn điều lệ), Hội đồng quản trị phải triệu tập ngay Đại hội đồng cổ đông để ra quyết định giải thể công ty. Nếu Đại hội đồng muôn duy trì công ty thì phải có giải pháp: hoặc các cổ đông góp thêm vốn, hoặc mời người thứ ba tham gia góp vốn.

Sau khi có quyết định giải thể, việc thanh lý được thực hiện theo các nguyên tắc chung như đã xét ở phần trên. Công việc này có thể kéo dài hàng năm tùy theo tầm cỡ công ty.