Những vấn đề pháp lý cơ bản trong hoạt động của Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Vậy, những vấn đề pháp lý doanh nghiệp là gì?

1. Khái niệm về công ty

Chữ “công ty” có hai nghĩa:

– Trước hêt đó là một hợp đồng theo đó hai hay nhiều người thoả thuận để chung một số tài sản nhằm mục đích chia lời hay hường các lợi ích do tài sản này đem lại, đó là văn kiện thành lập công ty.

– Mặt khác công ty là pháp nhân khai thác số tài sản chung, được công nhận có năng lực pháp lý để hành động nhân danh và vĩ quyền lợi của tập thể.

Trong ngôn ngữ thương mại, chữ “Công ty ” chủ yếu chỉ định pháp nhân trong khi văn bản thành lập công ty được gọi là hợp đồng thành lập công ty hoặc “Bản điều lệ”.

Công ty có các hình thức và tầm cỡ khác nhau, có thể gồm hai thành viên như trong Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hàng ngàn cổ đông như trong Công ty cổ phần. Tầm quan trọng của công ty trong nền kinh tế to lớn hơn nhiều so với các Doanh nghiệp tư nhân mặc dù về số lượng các doanh nghiệp này có thể nhiều hơn.

2. Lợi ích thành lập Công ty

Quyết định thành lập công ty có thể có nhiều lý do. Nếu việc thành lập công ty là giải pháp để có thêm nguồn tài chính thì đối với các công ty cỡ nhỏ lợi ích này nhiều khi cũng không bù đắp được các bất lợi như: bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh hơn, chi phí thêm cho việc thành lập công ty và khả năng mất quyền kiểm soát công việc kinh doanh.

– Lợi ích tài chính: Khả năng tài chính của một người có thể đủ để thành lập một doanh nghiệp không cần vốn đầu tư lớn ban đầu, nhưng sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đòi hỏi phải tăng vốn và sự tài trợ của ngân hàng. Khi đó chủ doanh nghiệp có thể quyết định thành lập công ty bằng cách lôi kéo những bà con bạn bè mà họ có thể tin tưởng được mà không sợ mất quyền kiểm soát công việc kinh doanh. Những người này đem vào công ty được thành lập tiền bạc hoặc tài sản khác tạo thành vốn của công ty. Họ cũng có thể không tham gia vào công ty nhưng đứng ra bảo lãnh cho công ty hay thế chấp tài sản để giúp công ty vay tiền ngân hàng.

Các công ty lớn như Công ty cổ phần khi cần đến các khoản tiền quan trọng có thể đề nghị các cổ đông hay những người ngoài công ty đăng ký mua cổ phần mới hoặc phát hành các trái phiếu để vay vốn trong công chúng.

– Lợi ích về pháp lý: Việc thành lập một công ty có sản nghiệp riêng tách biệt với sản nghiệp của các thành viên mang lại nhiều lợi ích.

Trong bối cảnh của một Doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân trên toàn bộ tài sản của mình. Nếu người này không muốn chịu rủi ro mất toàn bộ tài sản thì họ chỉ có hai con đường: một là giấu đi một phần tài sản để tránh khỏi sự kê biên của các chủ nợ, điều này thật không dễ dàng và không đáng khuyến khích; hại là thành lập công ty trong đó trách nhiệm của họ được giới hạn tới mức phần góp vốn: Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

– Lợi ích về thuế: Sự chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân, hay Hộ kinh doanh cá thể sang công ty có thể có lợi ích về thuế. Việc lựa chọn hĩnh thức công ty tùy thuộc vào chính sách thuế của Nhà nước. Đại khái chúng ta có thể ghi nhận như sau:

Trong Doanh nghiệp tư nhân toàn bộ lợi tức của doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế này được tính tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, bĩnh quân là 28%. Hộ kinh doanh cá thể theo quy định hiện hành phải trả một sô’ thuê’ trực tiếp (khoán) do ủy ban nhân dân phường hay quận ấn định.

Đối với Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, công ty cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, lương trả cho các nhân viên điều hành công ty được tính vào chi phí sản xuất và được khấu trừ vào phần lợi tức chịu thuế. Nhân viên điều hành ăn lương chịu thuế thu nhập cá nhân như những người lao động khác; lãi hay cổ tức chia cho các thành viên hay cổ đông được xem là thu nhập của người thụ hưởng và chịu thuế thu nhập cá nhân.

Công ty có tư cách pháp nhân, do đó cũng như mọi cá nhân khác, nó có các yếu tố giúp người ta nhận dạng nó, cá thể hoá nó. Công ty như mọi người cũng có một sản nghiệp. Tuy nhiên, dù được quyền tham gia vào đời sống pháp lý một cách độc lập nhưng công ty chỉ có thể hành động thông qua các thể nhân đại diện cho nó. Sau hết trong khi hoạt động kinh doanh công ty có thể phải gánh chịu trách nhiệm.

3. Cá thể hoá công ty:

– Mọi công ty đều phải có một cái tên được ghi trong Điều lệ. Công ty được tự do lựa chọn tên, có thể dựa vào mục tiêu của công ty, cũng có thể theo tên của một hay nhiều thành viên. Tiếp theo tên là loại hình công ty: Công ty TNHH (TNHH); Công ty cổ phần (CP), Công ty hợp danh (HD), Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Tuy nhiên, việc lựa chọn tên công ty không được vi phạm quyền lợi của người thứ ba hoặc thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. Để tránh gây thiệt hại cho người thứ ba, tên lựa chọn không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã được đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, tên phải viết bằng tiếng Việt, có thể thêm tiếng nước ngoài nhưng phải viết với khổ chữ nhỏ hơn (Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020). Nếu cẩn thận thì trước khi chọn tên cho công ty nên tham khảo cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền để xem tên dự định lựa chọn có trùng hợp với công ty nào không.

– Trụ sở công ty: Mọi công ty đều phải có trụ sở được ghi trong Bản điều lệ. Khi có ưanh chấp trước Toà án, công ty sẽ bị khởi kiện trước Toà án nơi công ty có trụ sở, trừ trường hợp công ty có chi nhánh thì có thể bị khởi kiện trước Toà án nơi chi nhánh.

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của công ty phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, phải có địa chỉ được xác định. Vì nơi đặt trụ sở công ty sẽ quyết định về luật pháp áp dụng và quốc tịch của công ty, nên công ty thành lập tại Việt Nam sẽ do luật pháp Việt Nam chi phôi và có quốc tịch Việt Nam.

Trụ sở của công ty là nơi quy tụ các bộ phận điều hành và quản lý công ty, tức là trung tâm đời sông pháp lý của công ty. Do đó, trụ sở nhiều khi tách biệt với nhà xưởng là nơi thực hiện các hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty-

Khi thay đổi trụ sở, công ty phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi thực hiện việc thay đổi, và phải công bố việc thay đổi theo thể thức như công bố nội dung đăng ký kinh doanh.

4. Sản nghiệp của công ty

Mọi công ty có tư cách pháp nhân đều có sản nghiệp riêng tách biệt với sản nghiệp của các thành viên. Sản nghiệp này bao gồm toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của công ty vào một thời điểm nhất định ưong đời sống của công ty. Như vậy nó có thể thay đổi vào từng thời điểm.

Sản nghiệp của công ty không nên lầm lẫn với vốn công ty là phần đóng góp của các thành viên. Vốn công ty được coi là vốn bảo đảm tối thiểu của các chủ nợ. Vốh có thể gia tăng trong quá ưình kinh doanh của công ty bằng những phần góp vốn mới hoặc bằng cách bổ sung với các khoản dự trữ ít khi nào vốn có thể bị giảm xuống. Như vậy, vốn tương đối ổn định.

Các thành viên không phải là đồng sở hữu chủ các tài sản mà họ đã góp vào công ty. Họ chỉ là chủ thể các quyền trong công ty, bao gồm các quyền tài sản (sở hữu các cổ phần, quyền được chia lãi) và các quyền phi tài sản (quyền tham gia hội đồng, quyền biểu quyết, quyền được cung cấp thông tin…). Các quyền này luôn luôn có tính chất động sản, dù rằng công ty sở hữu toàn là bất động sản. Sự tách biệt giữa sản nghiệp của công ty và sản nghiệp của các thành viên như nói trên nhiều khi không được các thành viên ý thức rõ, nhất là khi họ là người sáng lập công ty và nắm giữ gần như toàn bộ các phần hùn hay cổ phần.

Sản nghiệp của công ty chỉ là vật bảo đảm riêng cho các chủ nợ của công ty; chủ nợ của cá nhân các thành viên không có quyền gì đốì với sản nghiệp của công ty. Ngoài ra, đối với Công ty hợp danh, chủ nợ của công ty cũng được bảo đảm ttên tài sản của một cá nhân các thành viên hợp danh vì những người này phải chịu trách nhiệm vô hạn định và liên đới trong trường hợp công ty không thanh toán được nợ. Chủ nợ của cá nhân các thành viên chỉ có thể kê biên các phần hùn hay cổ phần của thành viên ấy trong công ty và các số tiền mà công ty phải trả cho người này.

5. Đại diện cho công ty

Để hành xử các quyền của mình, công ty cần sự trợ giúp của các thể nhân. Để giải thích tình trạng pháp lý của những người điều hành công ty, người ta đưa ra ý niệm uỷ quyền. Nhựng người điều hành không thể là người được các thành viên uỷ quyền bởi vì họ hành động nhân danh công ty; họ cũng không thể là người công ty uỷ quyền vì hợp đồng uỷ quyền tiên tiệm phải có sự thoả thuận của hai ý chí, mà công ty thì không có ý chí riêng. Vì thế, ngày nay người ta xem sự đại diện cho công ty là một định chế do luật quy định.

Việc công ty hành động thông qua sự đại diện của những người điều hành là một nỗi bất an cho người thứ ba, vì họ sợ rằng người đại diện có thể vượt quá quyền hạn hoặc thực ra không có quyền cam kết nhân danh công ty. Để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng trong việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh phải ghi rõ họ tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật có quyền rộng rãi để hành động nhân danh công ty, ngoại trừ các lĩnh vực thuộc quyền của các bộ phận khác trong guồng máy điều hành của công ty. Dĩ nhiên hành động của người đại diện chỉ kết buộc công ty nếu người này hành động nhân danh công ty và trong phạm vi mục đích của công ty.

6. Trách nhiệm của công ty

Người bị thiệt hại có thể hành xử tố quyền chống lại công ty để đòi bồi thường thiệt hại, trách nhiệm của công ty có thể là trách nhiệm hợp đồng khi công ty không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ hợp đồng đã ký kết với người thứ ba. Cũng có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng khi một nhân viên của công ty trong khi thi hành nhiệm vụ đã gây thiệt hại cho người thứ ba.

Về trách nhiệm hình sự, trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành không thấy có điều khoản nào quy định về trách nhiệm hình sự của các pháp nhân. Theo một quan điểm cổ điển thì pháp nhân không thể chịu trách nhiệm hình sự vì không có ý chí riêng; ngoài ra cũng khó tìm ra một hình phạt thích hợp.

Luật pháp tại các nước trên thế giới ngày nay đã chấp nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân dựa trên lý do: pháp nhân với những phương tiện dồi dào của họ thường là nguyên nhân của những vi phạm nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, đến môi trường sông, đến trật tự kinh tế hoặc đến pháp chế xã hội. Do đó, miễn trách nhiệm hình sự cho pháp nhân là một điều vừa nghịch lý vừa bất công bởi vì không thể để những người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải gánh chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu sự vi phạm đã được thực hiện vì quyền lợi của pháp nhân, tức là làm lợi cho pháp nhân. Mặt khác, hành vi phải do một cơ Ịquan điều hành của pháp nhân (Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Quản lý) hoặc bởi một người đại diện hợp pháp của pháp nhân (người được uỷ quyền, người làm công …). Trong mọi trường hợp, ưách nhiệm hình sự của pháp nhân không loại trừ trách nhiệm của các cá nhân đã thực hiện hay tham gia hành vi phạm pháp.

Về hình phạt thì hình phạt tiền thường được áp dụng hơn cả, số tiền phạt có thể lớn hơn nhiều lần mức phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp nghiêm trọng, pháp nhân có thể bị buộc phải châm dứt hoạt động vĩnh viễn hoặc có thời hạn.