Những vấn đề cơ bản về tiếp công dân và quyền, nghĩa vụ của người tiếp công dân – Thư viện Hóa – Sinh – GDNGLL – Hướng nghiệp – LLCT
Tổ chức công tốt công tác tiếp dân là một việc làm cụ thể thể hiện quan điểm “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta, nơi tiếp dân là nơi mà cán bộ, thủ trưởng các cấp nhận được các thông tin phản hồi về công việc, chính sách đã triển khai đến dân hiệu quả và những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của nhân dân thông qua đó để có những chính sách, cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả hơn. Việc tiếp dân là một khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), đóng vai trò không nhỏ vào hiệu quả giải quyết KNTC. Do vậy làm tốt khoản này tức là đã làm tốt một bước quan trọng trong giải quyết đơn thư.
Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014, quy định: Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
Tiếp công dân có 2 đặc điểm chủ yếu sau dây:
Phía Nhà nước: tiếp công dân là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, đơn vị, cá nhân bắt buột phải thực hiện.
Phía công dân: đây là quyền cơ bản của công dân được Hiếp pháp 2013 công nhận:
“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Việc tiếp công dân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thể hiện ở:
Tiếp công dân (TCD) giúp cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được những việc làm trái pháp luật của cơ quan mình hay cơ quan tổ chức khác, bất cứ cá nhân nào trong xã hội. Từ đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp xử lí để đảm bảo trật tự kỉ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và công dân.
TCD giúp cơ quan nhà nước, các tổ chức đơn vị có thẩm quyền nắm được thông tin kiến nghị, góp ý về những vấn đề liên quan chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác quản lí của cơ quan. Đó là những kiến nghị phản ánh từ thực tế cuộc sống nên nó có tác dụng giúp cơ quan tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thấy được những khiếm khuyết của mình từ đó điều chỉnh chính sách, thực hiện pháp luật, khắc phục những bất công hạn chế để phù hợp với thực tế cuộc sống và có hiệu quả trong xã hội.
TCD nhằm hiện thực hóa quyền dân chủ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội tham gia thảo luận chung các vấn đề của nhà nước và xã hội, phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
TCD còn có vai trò quan trọng trong hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của mình.
Người đứng đầu của cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân được quy định trong Luật tiếp công dân
Điều 18, Luật Tiếp công dân quy định trách nhiệm chung của người đứng đầu cơ quan:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình:
a) Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân;
b) Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp công dân;
c) Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên;
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;
đ) Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân;
e) Có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;
g) Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
3. Thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
4. Khi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công dân.
Điều 15, quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (CT UBND) cấp xã:
a) Ban hành nội quy tiếp công dân;
b) Bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Phân công người tiếp công dân;
d) Trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này;
đ) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;
e) Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 13, quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (CT UBND) cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện ít nhất 02 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.
Điều 12, quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (CT UBND) cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 01 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.
Trách nhiệm của người tiếp công dân: được quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân:
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp được từ chối tiếp công dân: được quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân: Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thực trạng tình hình tiếp công dân tại nơi tôi công tác (là trường THCS
* Những mặt đã làm được: Thời gian qua, Ban Giám hiệu nhà trường đã thực hiện tốt các quy định về việc tiếp công dân theo quy định, cụ thể như sau: Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện việc:
Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân và công bố nơi tiếp công dân cho mọi người biết và thực hiện;
Đã bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân đó là nơi phòng giáo viên tại cửa chính nơi có đủ hệ thống ánh sáng, thuận tiện người dân dễ tìm; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp công dân: bàn ghế, hệ thống sổ sách,… ;
Việc phân công cán bộ, làm công tác tiếp công dân thường xuyên được chú ý quan tâm, cụ thể: ban giám hiệu từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn cơ sở đảm bảo trong tuần. Đặc biệt trong các buổi họp của phụ huynh học sinh trong năm học dù được bố trí vào ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) nhưng Ban giám hiệu luôn có mặt tại nơi tiếp công dân nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của phụ huynh;
Do điểm đặc thù của cơ quan là đơn vị sự nghiệp trường học nên việc tiếp công dân chủ yếu là giải quyết phản ánh, thắc mắc, khiếu nại. Hầu hết các trường hợp được giải quyết thỏa đáng khi tiếp xúc. Trường hợp, Phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn tiếp những nội dung không trả lời trực tiếp được đều có ghi nhận trong “sổ tiếp dân” và chuyển cho Hiệu trưởng giải quyết sau đó, có thông báo trực tiếp khi có kết quả.
Định kì, trường có báo cáo về số lược tiếp công dân theo quy định.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện TCD có những tồn tại, hạn chế sau:
Chưa có khu vực tiếp dân riêng biệt mà chỉ sử dụng một góc trong phòng giáo viên làm nơi tiếp dân. Một số trường hợp giải quyết khiếu nại của phụ huynh về học sinh vi phạm nội quy có số lượng đông bị khó khăn, ảnh hưởng.
Việc xác định phân loại, xử lý nội dung: phản ánh, khiếu nại hay tố cáo còn yếu của cán bộ tiếp dân còn chưa chính xác.
Hiệu quả giải quyết một số khiếu nại của người dân còn chưa thỏa mãn theo yêu cầu của người dân cụ thể nhất là trong phân công chuyên môn cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, sắp xếp lớp cho học sinh đầu cấp, đầu năm học, …
Thái độ tiếp công dân của người được phân công đôi khi chưa thể hiện được thái độ ân cần khi tiếp xúc với phụ huynh nhất là khi trực tiếp xử lí các vụ đánh nhau của học sinh trong trường học hay một số trường hợp học sinh vi phạm nội quy trường.
Nguyên nhân hạn chế, tồn tại.
Do sự thiếu đồng bộ khi xây dựng nên khu vực tiếp dân chưa được quan tâm đúng mức, khu vực tiếp dân là một phần được bố trí tạm chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc nhận thức của người được phân công tiếp dân chưa được qua tập huấn, hướng dẫn về phân loại phản ánh, khiếu nại, tố cáo nên quá trình tiếp nhận, phân loại chưa khoa học.
Hiệu quả giải quyết một số khiếu nại của người dân còn chưa thỏa mãn theo yêu cầu của người dân cụ thể nhất là trong phân công chuyên môn cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, sắp xếp lớp cho học sinh đầu cấp, đầu năm học, … Do đa số phụ huynh đều muốn con em được vào những lớp có thầy cô uy tín trong giảng dạy, giáo dục nhưng là người quản lí không thể đáp ứng được yêu cầu này vì sự phân công phải phù hợp với quy định của cấp trên về số tiết quy định cho giáo viên, sự đồng bộ môn học, …
Thái độ tiếp phụ huynh của người xử lí một số tình huống học sinh vi phạm đôi khi thiếu kiềm chế do quy định hiện tại hầu hết các trường THCS không có giám thị nên tất cả các tình huống học sinh vi phạm nội quy đều do ban giám hiệu trực tiếp giải quyết, một số giáo viên được phân công chưa làm hết trách nhiệm nên để lại dấu ấn không tốt cho phụ huynh.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếp dân trong thời gian tới.
Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được nhằm duy trì hiệu quả tiếp dân. Bên cạnh đó việc khắc phục những hạn chế cần làm tốt một số công tác sau:
Tăng cường sự quản lí của các cấp ủy đảng, sự phối kết hợp trong lập đề án xây dựng cần phải chú trọng đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho phòng tiếp dân ở các trường học. Thực hiện chuyên môn hóa từ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Ban giám hiệu cần có kế hoạch thông qua Ban đại diện của phụ huynh học sinh trường tuyên truyền cho phụ huynh nắm được quy định của ngành, vai trò sự phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong quản lí học sinh để đạt hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
Ban giám hiệu cần có kế hoạch, phân công cụ thể những người có năng lực, nghiệp vụ sư phạm, có tập huấn về tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo để giải quyết cùng với ban giám hiệu nhằm hạn chế thấp nhất việc tạo áp lực lên một số bộ phận.
Tóm lại, tiếp công dân là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự gần gũi, là “cầu nối” giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân mà Hiến pháp đã quy định. Cho nên đòi hỏi cán bộ tiếp công dân trước hết phải am hiểu về trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước như cơ quan dân cử, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, các tổ chức Đảng và các tổ chức khác để hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo đúng nơi, đúng thẩm quyền. Cần trao dồi về kỹ năng tiếp công dân, nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp trong tiếp công dân. Giao tiếp phù hợp với môi trường theo các cách cư xử khác nhau. Rút kinh nghiệm những yêu cầu đặt ra để tiếp công dân thành công, chú ý lắng nghe một cách tích cực. Về phẩm chất đạo đức của cán bộ tiếp công dân, cần rèn luyện về tâm lý vững vàng, nêu cao ý thức trách nhiệm, thái độ, cử chỉ, tác phong cần thiết của cán bộ tiếp công dân. Tôn trọng quy tắc ứng xử, nêu cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tiếp công dân./.
Nhắn tin cho tác giả