Những triệu chứng của bệnh đường ruột và cách phòng tránh
Bệnh đường ruột đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những trường hợp bệnh không mấy nghiêm trọng thì cũng có khả năng bệnh đe dọa tới tính mạng. Do đó việc nhận diện triệu chứng bệnh để xử lý kịp thời là rất cần thiết.
5/5 – (27 bình chọn)
Mục Lục
1. Bệnh đường ruột là gì?
Đường ruột có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể. Xét về nghĩa rộng thì đường ruột chỉ hệ tiêu hóa nói chung. Nhưng xét nghĩa hẹp thì nó bao gồm ruột non, ruột già và trực tràng. Sự hoạt động trơn tru của các cơ quan này làm nên một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bệnh đường ruột là một thuật ngữ chỉ chung các tổn thương, suy giảm chức năng hoặc hoạt động bất thường tại ruột.
2. Các bệnh đường ruột thường gặp
Các dạng bệnh đường ruột rất đa dạng. Tuy nhiên có một số loại bệnh phổ biến hơn các loại khác. Dưới đây là một số bệnh cơ bản:
Đây là một dạng rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa. Nó không gây ra những tổn thương thực thể ở đường ruột. Triệu chứng thông thường của bệnh là táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.
2.2. Hội chứng không dung nạp lactose
Đây là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa được đường lactose trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do không có đủ lượng enzyme hấp thụ lactose trong ruột non.
2.3. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là tình trạng viêm mạn tính đường ruột. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa nhưng phổ biến nhất ở ruột non và ruột già.
Bệnh gây ra những ổ viêm, vết loét ở thành đại tràng. Nếu để lâu, vết loét lan rộng có thể dẫn tới xuất huyết, thủng đại tràng. Biểu hiện của bệnh là đau bụng, tiêu chảy, phân nhầy lẫn máu, giảm cân đột ngột, sốt.
Polyp là các khối mô bất thường ở trong đại trực tràng. Hơn 30% người trưởng thành có polyp đại trực tràng. Tuy nhiên đa số chúng đều lành tính và có thể loại bỏ an toàn. Chỉ polyp có kích thước lớn, thời gian tồn tại lâu mới có khả năng chuyển thành ung thư.
2.6. Ung thư
Ung thư đường ruột là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng. Hầu hết nó xuất phát từ các ổ viêm mạn tính hoặc vết loét kéo dài. Ung thư thường diễn biến âm thầm. Do đó việc tầm soát là rất cần thiết.
3. Dấu hiệu khi mắc các bệnh đường ruột
Tùy thuộc vào cơ quan mắc bệnh mà biểu hiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cơ bản sẽ cảnh báo cho người bệnh biết đường ruột đang gặp vấn đề.
– Đau bụng: Cơn đau có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của bụng. Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội và thường lặp đi lặp lại
– Thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, khó tiêu
– Hay ợ hơi
– Tiêu chảy hoặc táo bón
– Phân nhầy, phân lẫn máu
– Thay đổi trọng lượng cơ thể bất thường: Sự giảm hấp thu dinh dưỡng có thể khiến sụt cân đột ngột hoặc tăng cảm giác thèm ăn quá mức gây tăng cân.
– Rối loạn giấc ngủ: Ruột là nơi sản xuất lượng lớn hormone serotonin ảnh hưởng tới tâm trạng và giấc ngủ. Do đó, đường ruột không khỏe sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
4. Bệnh đường ruột có nguy hiểm không?
Như trên đã đề cập, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Nó cũng đi kèm với nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, giảm sức đề kháng.
Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây mất nước nghiêm trọng, dẫn tới trụy tim và tử vong. Đặc biệt, ung thư là một căn bệnh đe dọa tới tính mạng.
5. Nguyên nhân gây bệnh đường ruột
Các bệnh lý kể trên có thể xảy ra do thói quen xấu trong sinh hoạt, dinh dưỡng. Đôi khi là do tác dụng phụ của thuốc hoặc những tổn thương nội tại trong cơ thể.
5.1. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Chế biến thực phẩm thiếu an toàn, dùng nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đường ruột. Các vi khuẩn, ký sinh trùng từ thực phẩm sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Đó có thể là: E.coli, Mycoplasma…
5.2. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về đường ruột. Việc lạm dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ… làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Uống nhiều bia rượu cũng tạo điều kiện cho các chất độc hại xâm nhập vào đường ruột.
5.3. Hệ miễn dịch suy giảm
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Đặc biệt, đường ruột thường chứa các vi khuẩn có hại cũng như chứa chất thải nên nguy cơ bị tổn thương sẽ cao hơn.
5.4. Stress kéo dài
Cuộc sống bộn bề lo toan khiến nhiều người phải đối mặt với căng thẳng, lo âu kéo dài. Tình trạng này làm rối loạn chức năng của nhu động ruột. Từ đó gây đau quặn bụng, đi ngoài, táo bón.
5.5. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác trong thời gian dài hoặc số lượng lớn cũng ảnh hưởng xấu tới đường ruột. Đó là thuốc nội tiết, thuốc hạ mỡ máu, thuốc kháng sinh… Đặc biệt, lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
6. Điều trị bệnh đường ruột
Tùy vào từng bệnh lý cũng như thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Về cơ bản, trước hết người bệnh sẽ được khuyến cáo thay đổi chế độ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp cơ thể có thời gian để phục hồi cũng như ngăn bệnh diễn biến nặng hơn.
Một số loại thuốc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Đó là: Thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, men tiêu hóa.
Đối với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không hiệu quả bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật.
7. Cách phòng tránh bệnh đường ruột
Để có một đường ruột khỏe mạnh, chuyên gia đưa ra một vài lời khuyên dành cho bạn:
– Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
– Ăn đúng giờ, đủ bữa, tập trung khi ăn. Nhai kỹ để dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ hơn
– Không vận động hoặc nằm ngay sau khi ăn
– Hạn chế ăn đồ tái sống, thức ăn lạ nếu từng bị rối loạn tiêu hóa khi ăn loại thực phẩm này
– Duy trì bữa ăn đủ chất dinh dưỡng
– Bổ sung rau quả vào khẩu phần hàng ngày. Uống đủ nước.
– Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật, rượu bia, nước có ga…
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh tối đa căng thẳng
– Rèn luyện thể lực đều đặn. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn
Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào. Nó cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện ra các dấu hiệu bệnh. Nếu cần tư vấn về các vấn đề có liên quan đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của hệ tiêu hóa
- Đại tràng – Vị trí, cấu tạo và chức năng