Những tác hại của tấn công dịch vụ DDOS [ Nên Xem ]

Đi cùng với sự phát triển công nghệ thông tin là mức độ tinh vi, khó lường của một bộ phận hacker mũ đen, chuyên chống phá nhằm kiểm soát thông tin, đánh cắp dữ liệu, gián đoạn hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Trong những năm gần đây có rất nhiều vụ tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) lớn, chủ yếu là nhắm vào trang web của các tổ chức chính phủ hay các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trên toàn thế giới, gây ra không ít thiệt hại về an ninh dữ liệu, doanh thu và uy tín của các tổ chức đó.

Các bài viết bạn nên tham khảo:

   + Kiến Thức Công Nghệ Cloud, Datacenter, Server

   + Cung cấp dịch vụ Cloud Dedicated Server, Dedicated Server Hosting

   + So Sánh Cloud Datacenter, Cloud Server và Cloud Desktop

Do đó, các tổ chức doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với các vụ tấn công bất ngờ và có biện pháp khắc phụ kịp thời để hạn chế tối đa các thiệt hại mà DDoS gây ra.

 

Tác hại của tấn công dịch vụ DDOS là gì ?

Trong hệ thống hoạt động của máy chủ, các hacker thường sử dụng hình thức tấn công bằng từ chối dịch vụ DDoS rất phổ biến, nó giống như hành động ngăn cản người quản lí dùng các phương pháp có khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ quản lí, khiến cho người sử dụng không thể truy cập vào trang web của tổ chức đó. Nó thường gồm nhiều nguyên nhân khác nhau như kết nối mạng internet, hay có thể là mất kết nối lưu trữ dữ liệu nhưng kết quả cuối cùng là máy chủ không đáp ứng các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm.

Tác hại của DDOS

 

Từ chối dịch vụ DDoS làm ảnh hưởng rất lớn hoạt động của máy tính, mạng nội bộ, thậm chí là cả một hệ thống mạng rất lớn cho người quản lí. Nó làm ngừng mọi hoạt động về cập nhập dữ liệu cũng như phân tích dữ liệu khi người chủ quản yêu cầu. Theo bản chất của từ chối dịch vụ DDos thì các hacker sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ… để đưa thông tin và phát tán chúng thành tin rác.

Xem thêm: Cloud Services

Trong một cuộc tấn công dịch vụ DDOS, các hacker sử dụng máy tính của mình tạo ra sự truy cập trái phép vào các máy tính khác để sử dụng chúng như một công cụ. Chúng lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của các server hay các điểm yếu của ứng dụng trong quản lí, các hacker tấn công và lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn. Và lợi dụng máy tính của bạn để truyền tải thư rác cũng như truy vào vào hệ thống dữ liệu quan trọng trong máy tinh bạn.

 

Dịch vụ DDOS

 

Vì thế hệ thống chống DDoS rất quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu cũng như quản lí hệ thống. Các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ thuê máy chủ thì luôn luôn sử dụng dịch vụ chống DDos. Nó giúp cho doanh nghiệp chống lại rủi ro khi sử dụng dịch vụ máy chủ mà mất đi dữ liệu cũng như những tài liệu bảo mật bị thất thoát ra ngoài.

Xem thêm:  Host VPS là gì?

Hiện nay nếu các website thường được lưu trữ và vận hành trên VPS, thì khi có một VPS trên cùng máy chủ vật lý bị tấn công DDoS thì các VPS cũng sẽ bị ảnh hưởng vì băng thông đã bị các hacker chiếm hết.

Giải pháp đưa ra là nên chọn sử dụng công nghệ Cloud Server, linh hoạt và chi phí thấp nhưng tính bảo mật và an toàn cao hơn nhiều do được khởi tạo từ một hạ tầng công nghệ cao, hoạt động của một Cloud Server không phụ thuộc vào các Cloud Server khác như VPS.