Những sự thật về handmade mà bạn không thể bỏ qua
Chắc hẳn các bạn trẻ không còn quá xa lạ với những món đồ handmade. Đến một hội chợ, trung tâm thương mại hay lướt các website thương mại điện tử, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy những chiếc túi xách, vòng tay hay thiệp, thậm chí cả mỹ phẩm và nước hoa được làm thủ công. Không chỉ dừng lại ở đó, những thông tin mà nội thất Lương Sơn tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về handmade.
Khái niệm Handmade
Hiểu theo nghĩa đen thì handmade là làm bằng tay hay còn được gọi là thủ công mỹ nghệ. Những món đồ được làm bằng tay khác hẳn với những đồ làm từ máy phổ biến hiện nay. Mỗi tác phẩm làm bằng tay đều thể hiện sự sáng tạo, tỉ mỉ của người làm ra nó. Để tạo ra một sản phẩm thủ công, người ta phải có trình độ kỹ thuật nhất định, sử dụng các loại nguyên vật liệu đúng cách và tạo ra nó từ những chi tiết ban đầu. Nếu là trang trí thêm hay sửa lại một món đồ có sẵn thì đó cũng không phải là hand-made.
Những món đồ làm bằng tay ngày nay gần như là duy nhất, không có sự giống nhau hoàn toàn như hàng sản xuất hàng loạt. Cũng nhờ thế mà đồ thủ công làm bằng tay ngày càng nhận được sự ưa chuộng của những người thích sản phẩm độc đáo.
Handmade khác gì với machine made – đồ làm bằng máy?
Có hai cách mà người ta có thể sản xuất mọi thứ, đó là: Làm bằng tay và sử dụng máy móc. Từ hàng ngàn năm qua, con người đã nỗ lực phát minh ra hàng loạt máy móc nhằm giảm thiểu sức lao động, hạn chế việc phải làm thủ công các mặt hàng. Ưu điểm của làm bằng máy và sản phẩm, đồ dùng được sản xuất nhanh hơn, giá rẻ hơn và có hàng chục, thậm chí hàng trăm sản phẩm giống hệt nhau phân phối cho tất cả mọi người.
Ngược lại, những mặt hàng làm bằng tay sẽ không có nhiều sản phẩm giống nhau, không được sản xuất hàng loạt và thời gian để làm ra một sản phẩm cũng lâu hơn. Khác với dây chuyền máy móc hiện đại, sản phẩm thủ công bằng tay tốn rất nhiều công sức và sự sáng tạo, cần mẫn của người lao động. Do đó, giá thành của sản phẩm cũng cao hơn rất nhiều. Bù lại, bạn sẽ có những sản phẩm độc đáo và chất lượng. Người thợ thủ công thậm chí có thể biến tấu để thêm những chi tiết nhỏ vào những món đồ giúp giúp trở thành duy nhất.
Ngày nay, khi hàng làm bằng máy đã trở nên đại trà và ai cũng có thể sở hữu thì hàng handmade lại lên ngôi. Những sản phẩm được sản xuất thủ công trở nên mới mẻ và hấp dẫn, gần như trở thành một xu hướng trên toàn thế giới. Bạn có thể tìm thấy những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ với độ chính xác và vẻ ngoài thanh lịch được làm bằng tay. Tất nhiên, đây là những chiếc đồng hồ đắt đỏ. Hay những cuộn vải sari lụa của Ấn độ, đó cũng là sản phẩm của thủ công với từng đường kim mũi chỉ được chăm chút tỉ mỉ.
Mặt khác, khi muốn thành lập một nhà máy sản xuất thì bạn sẽ phải có chi phí cực kỳ lớn để thuê nhân công và mua sắm trang thiết bị. Và mất rất nhiều thời gian để thu hồi vốn. Nhưng làm hàng thủ công thì lại khác, vốn liếng của bạn chỉ cần là chút tài lẻ, sự sáng tạo và cẩn thận. Bạn có thể lập một nhóm thợ thủ công và bắt đầu thực hiện những sản phẩm của mình. Mặc dù chi phí cho thợ sẽ cao hơn nhưng những chi phí khác lại không đáng kể.
Theo nhiều người tiêu dùng cho biết, chất lượng của các mặt hàng thủ cồng bằng tay ngày nay có chất lượng vượt trội, mẫu mã đa dạng và phù hợp với nhu cầu của mọi người. Hơn thế, các sản phẩm độc nhất và cá tính của hàng thủ công chính là điều mà người dùng hướng đến.
Những đặc điểm cơ bản của sản phẩm handmade
Sản phẩm làm bằng tay nhận được sự chú ý của rất nhiều người trong thời gian gần đây. Cùng xem ngay 8 điểm cơ bản để biết tại sao hàng thủ công lại có giá cả cao những vẫn được ưa chuộng.
Không có sự tham gia của máy móc hàng loạt
Theo định nghĩa của handmade thì tất cả mọi thứ đều phải làm bằng tay mà không có sự can thiệp của các loại máy móc hàng loạt. Những mảnh vải da được cắt đo bằng tay, những nút áo được khâu tay, những khung tranh được chạm khắc và cắt xẻ từ một khối gỗ,… Tất cả đều phải tùy thuộc vào sự khéo léo của người thợ để có tác phẩm như ý.
Giá trị của thời gian trên mỗi sản phẩm
Nếu như một cỗ máy hay một dây chuyền có thể tạo ra hàng trăm sản phẩm mỗi giờ thì một người thợ thủ công có thể chỉ tạo ra được một vài sản phẩm trong một khoảng thời gian. Đó cũng là lý do tại sao hàng thủ công lại độc đáo. Bởi rất khó để có thể làm lại một thứ giống ý hệt và mất thời gian rất lâu để thực hiện. Kết quả của làm thủ công là những sản phẩm ra đời cực kỳ hạn chế và độc – lạ.
Quy trình sản xuất sản phẩm handmade
Để làm ra một sản phẩm thủ công, người thợ phải tưởng tượng và tự vẽ ra sản phẩm của mình. Sau đó chuẩn bị nguyên vật liệu phù hợp. Bước tiếp theo, từ nguyên liệu đã chọn, người thợ sẽ phải cắt, ghép để có những mảnh của sản phẩm cần làm. Kế tiếp, các mảng nhỏ dẽ được dán, khâu, ghép sao cho thành tác phẩm hoàn chỉnh. Và cuối cùng là chỉnh sửa, thêm các chi tiết trang trí để có một sản phẩm có công năng sử dụng. Nhìn chung, quy trình sản xuất thủ công có vẻ rất đơn giản nhưng từng bước thực hiện của nó lại đòi hỏi sự cực kỳ tỉ mỉ và cẩn thận.
Tính cá nhân
Cũng vì quy trình trên mà mỗi sản phẩm handmade lại mang đậm tính cá nhân của người tạo ra nó. Cả quá trình thực hiện là người thợ đã tự thể hiện ra sức sáng tạo, sự khéo léo, tinh tế và gu thẩm mỹ của mình để cuối cùng có một tác phẩm duy nhất không giống ai. Không rập khuôn theo một thiết kế, và nếu có một thiết kế chi tiết thì sản phẩm thủ công được làm ra cũng có thể có sai khác so với chỉ số ban đầu.
Nếu cho tất cả thợ thủ công cùng làm một món đồ, bạn sẽ có hàng chục sản phẩm không hề giống nhau. Bởi không ai giống ai, mỗi người có một tư duy và bản sắc riêng bên chúng ta mới có thị trường đa dạng sản phẩm, thiết kế, mẫu mã hàng thủ công như bây giờ.
Vật liệu
Vật liệu để sản xuất hàng thủ công ngày nay cực kỳ đa dạng. Bạn có thể làm được nhiều thứ chỉ với giấy, vải, gỗ,… Thậm chí chỉ riêng một loại vật liệu, ví dụ như giấy cũng đã có hàng chục loại giấy khác nhau như giấy nhún, giấy mềm, giấy bìa cứng,… để bạn lựa chọn. Sự dễ kiếm, dễ sử dụng của nguồn nguyên vật liệu cũng thúc đẩy các mặt hàng thủ công phát triển. Hơn thế, vật liệu thủ công thường sẽ được chọn lọc nên sản phẩm làm ra vừa có chức năng sử dụng vừa có độ an toàn và chính xác cao.
Chất lượng sản phẩm handmade
Có thể nói, việc sản xuất thủ công giúp người thợ có thể kiểm soát được quá trình hình thành cũng như chất lượng của sản phẩm từ đầu đến cuối. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu hoàn thành đều là sự hết lòng dốc sức của người thợ. Không gì tự hào hơn là một sản phẩm được công nhận và sử dụng lâu dài. Hơn thế, những món đồ làm bằng tay đều thể hiện tình yêu của người thợ đối với công việc, sức sáng tạo của mình. Vì thế, mỗi sản phẩm được làm ra đều có chất lượng cao, bền bỉ và đặc biệt.
Sản phẩm được làm tại địa phương
Bạn có thể nghe thấy tên rất nhiều làng nghề tại Việt Nam. Thực chất, đó đều là những cơ sở sản xuất hàng thủ công. Tâm huyết của người thợ không chỉ dồn vào tác phẩm của mình mà còn góp phần duy trì những làng nghề. Việc sản xuất nhiều sản phẩm thủ công tại địa phương vừa quảng bá du lịch, vừa giảm lượng khí thải cacbon nếu như thành lập nhà máy, vừa giúp kinh tế của địa phương phát triển, tạo công ăn việc làm cho các nghệ nhân. Có thể nói, đây chính là sự chuyên nghiệp hóa của khái niệm handmade.
Hàng handmade có thể thay đổi linh hoạt với sự tham gia của khách hàng
Sự phổ biến của kinh doanh hàng thủ công đang ngày càng tạo ra nhiều điều kiện để khách hàng có thể tham gia vào quá trình thiết kế và chọn lựa nguyên liệu. Khách hàng có thể yêu cầu những người thợ làm ra sản phẩm đúng với sở thích, mong muốn của mình.
Một số nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm handmade
Sự đa dạng của nguồn nguyên vật liệu giúp cho bất kỳ ai cũng có thể tự tay làm các món đồ hand-made cho mình. Một số nguyên liệu phổ biến dành cho bạn như sau:
Vải
Nhắc đến vải, bạn có thể tìm được rất nhiều loại vải phục vụ cho sản phẩm thủ công như: Vải nỉ, vải dạ, vải nhung, vải dạ, vải lông thú, vải thêu cross stitch,…
– Vải nỉ: Là loại vải dày, xốp được làm từ bông hoặc sợi PE. Vải nỉ chính là sự kết hợp của vải và len, có tính ấm áp, mềm mịn và đa dạng màu sắc. Độ dày và cứng của vải tùy thuộc vào nhà sản xuất.
– Vải nhung: Là loại vải mềm có các lông ngắn mịn. Vải nhung có tính bắt sáng và êm ái.
– Vải thêu cross stitch: Vải của các bức tranh thêu chữ thập có một độ cứng nhất định và có các lỗ nhỏ để có thể xuyên kim qua.
– Vải bố: Hay còn gọi là vải canvas sử dụng sợi thô đan lại với nhau. Màu tự nhiên của vải là nâu hoặc be, nhưng hiện nay, người ta có cách nhuộm vải nhiều màu rực rỡ. Vải bố rất dễ cắt may và in hình.
Chỉ với một loại vải với màu sắc khác nhau là bạn đã có thể tạo ra những món đồ xinh xắn như túi xách, gối sofa, vỏ ghế sofa, tranh treo tường có các căn phòng,… Ngoài ra, sự kết hợp của nhiều loại vải khác nhau cũng mang lại sự độc đáo cho tác phẩm của bạn. Không chỉ thế, vải còn có thể dùng chung với nhiều nguyên vật liệu khác như gỗ, dây, chỉ. Đây là một vật liệu linh hoạt trong sản xuất.
Giấy
Giấy cũng là nguyên liệu thường xuyên được sử dụng để làm đồ handmade. Trong đó có các loại như:
– Giấy mỹ thuật: Giấy mỹ thuật có nhiều loại như giấy có gân và giấy có ánh kim. Tùy theo định lượng và màu sắc mà người ta phân loại được giấy mỹ thuật. Loại giấy có gân, ở trên bề mặt có những gân hoặc họa tiết nhỏ nổi bật tạo cảm giác cực kỳ ấn tượng cho sản phẩm. Giấy có ánh kim thì có hiệu ứng lấp lánh trên bề mặt để giúp sản phẩm đẹp và tinh tế hơn.
– Giấy Kraft: Hay còn gọi là giấy tái sinh, được làm từ bột giấy qua quy trình kraft. Giấy có đặc tính dẻo, mềm, chịu được lực kéo, xé. Màu sắc giấy thô thường là nâu, vàng, trắng. Giấy giường được dùng để làm bao bì nhãn hiệu và có thể tái chế lại.
– Giấy nhún: Là một loại giấy mỹ thuật có gân, giấy nhún có độ mềm, đàn hồi và có thể kẽo dãn. Giấy nhiều màu sắc đa dạng.
– Giấy voan: Giấy mỏng và có thể nhìn xuyên qua giống như vải voan. Giấy có một độ cứng nhất định và nhiều màu. Giấy voan còn có hiệu ứng ánh kim nhẹ nhờ các sợi thưa và bắt sáng.
– Giấy in hình: Có hai loại là in trong và in trên giấy mỹ thuật. Giấy có nhiều hình ngộ nghĩnh thường dùng để bọc hoa, gói quà.
– Giấy bìa cứng: Là loại giấy dày thường được dùng để làm phần cốt bên trong của đồ handmade.
Len sợi, chỉ màu, cói, đay
Một phần của hàng thủ công chính là đan móc. Do đó, các loại sợi, len dùng để làm sản phẩm bằng tay cũng không hề hiếm. Ví dụ như:
– Len: Sợi dệt từ lông cừu hoặc lông động vật khác. Ngày nay len đã được sản xuất công nghiệp từ những thành phần nhân tạo. Sợi len bền dai nên thích hợp để làm khăn choàng hay áo, búp bê,…
– Cói: Là loại sợi thô, nhẹ. Ngoài những sợi to sần sùi thì cói còn được sản xuất thành những loại sợi nhiều màu, mềm, mịn.
– Chỉ màu: Những sợi chỉ to có thể tách ra để thêu trên vải thêu cross stitch.
Gỗ
Với tính chất mộc mạc và tự nhiên, dễ sơn màu, dễ chế tác, gỗ được sử dụng nhiều trong các thiết kế handmade. Bạn có thể sử dụng những que gỗ đã được đẽo gọt tỉ mỉ hoặc chỉ những thanh gỗ thô cũng có thể biến thành một tác phẩm thủ công độc đáo. Các nhà sản xuất nội thất có đội ngũ công nhân viên nhiều kinh nghiệm góp phần sáng tạo ra các mẫu bàn, ghế, giường tủ,… đẹp và đầy đủ chức năng.
Lông vũ
Vật liệu này thường được kết hợp với những nguyên vật liệu khác như gỗ, sắt, vải, sợi,… để trang trí, giúp sản phẩm trở nên tinh tế và độc đáo hơn. Lông vũ thường khá nhẹ, mềm, nhiều màu sắc.
Hạt, cúc áo, vỏ ốc
Hạt để làm sản phẩm handmade có khá nhiều loại như hạt đá, hạt nhựa, hạt cườm, hạt gốm,… Cụ thể:
– Hạt đá: Được làm từ đá tự nhiên hoặc đá nhân tạo có hiệu hứng lấp lánh bên trong giúp cho sản phẩm trở nên lung linh hơn.
– Hạt nhựa: Làm từ nhựa, nhiều màu sắc và hình dáng. Một số loại hạt nhựa được bọc thêm lớp ánh kim bên ngoài.
– Hạt gốm: Làm từ đất xét nung, có những hình dáng đặc biệt như vuông, chữ nhật, hình thoi. Thông thường hạt gốm có màu sắc tự nhiên sau khi nung và được các tín đồ handmade rất ưa thích.
Vải da, dây da
Những phụ kiện bằng da chưa bao giờ hết “hot”. Da có thể cắt thành những mảnh lớn nhỏ hoặc thành dây da dài ngắn khác nhau để làm túi xách, vòng tay, thắt lưng,… Đặc điểm của vải da là bền bỉ và mang lại vẻ sang trọng, thanh lịch. Có hai loại là da tự nhiên hoặc da nhân tạo. Da tự nhiên có độ bền cao hơn so với da công nghiệp. Tuy nhiên, giá thành của da nhân tạo lại rẻ hơn và được sử dụng nhiều hơn khi sản xuất đồ handmade.
Keo dán và những vật liệu hỗ trợ
Để gắn kết các mảng vật liệu với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh thì người ta thường phải dùng đến keo dán – hồ khô, keo sữa, keo nhựa, cuộn dây keo hoặc ruy băng, chỉ buộc,…
Vật liệu tái chế
Để bảo vệ môi trường, những món đồ handmade ngày nay còn được làm từ nhiều vật liệu tái chế như ống hút, giấy báo, chai nhựa, bút chì màu, tăm, que kem,… Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ khi chỉ cần sáng tạo một chút là sẽ có ngay những món đồ trang trí hoặc sử dụng ngay trong gia đình mình.
Xu hướng sử dụng đồ handmade hiện nay
Những sản phẩm làm bằng tay ngày càng quen thuộc với mọi gia đình. Không cần phải là sản phẩm cầu kỳ, không cần phải tốn tiền đi mua, các bạn trẻ hoàn toàn có thể tự làm cho mình những chiếc túi xinh xắn, vòng tay nhiều màu sắc thể hiện cá tính hay hộp giấy ăn được làm từ những que kem,… Sản phẩm handmade giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều chi phí mà lại có sản phẩm “không đụng hàng”. Bên cạnh đó, sử dụng đồ thủ công còn là cách bảo vệ môi trường cực kỳ thiết thực.
Đặc biệt, trong thiết kế và trang trí nội thất hiện đại, rất nhiều sản phẩm được làm bằng tay giúp chủ nhân căn hộ thể hiện được cá tính của mình. Bạn hoàn toàn có thể tự đóng một chiếc ghế gỗ đặt trong vườn nhà, hay vẽ một bức tranh vải ngẫu hứng cho phòng ngủ. Nếu cảm thấy mình không đủ sáng tạo, các nhà sản xuất nội thất sẽ giúp bạn. Chỉ việc đặt hàng theo màu sắc, mẫu mã ưa thích là bạn đã có một bộ bàn ghế phù hợp cho phòng khách hay giường ngủ cho con bạn.
Hi vọng những thông tin nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm về handmade và sự tạo ra những sản phẩm độc đáo cho riêng mình. Và đừng quên tìm đến những cơ sở sản xuất nội thất uy tín nếu bạn đang có ý định đặt hàng nội thất handmade nhé.
Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn
Rate this post
Nguyễn Đình Tuấn