Những quy định về người làm nghề thủ công
Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ
Mục Lục
1 Khái quát về nghề thủ công truyền thống của người Việt Nam
Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất hoàn toàn hay một phần bằng chân tay những vật dụng trang trí, tiêu dùng, đòi hỏi các kỹ năng tay chân và kỹ năng nghệ thuật, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường áp dụng trong sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ. Nghề thủ công thường được chia thành các lĩnh vực: văn hóa tinh thần; sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng; chế biến lương thực thực phẩm…
“Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nghề thủ công hình thành ngay từ trong lòng xã hội nguyên thủy, không đợi đến sự xuất hiện của làng. Tuy nhiên, phải đợi cho đến khi cơ cấu làng Việt ra đời và ổn định thì làng nghề mới trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành lịch sử kinh tế văn hóa Việt Nam. Làng nghề là một trong những nét đặc sắc của quá trình phát triển tiền tư bản phương Đông ở Việt Nam”[1].
Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian. Khái niệm về làng nghề theo cách nhìn văn hoá bao gồm các nội dung cụ thể, như:
– Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ.
– Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
– Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
– Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ[2].
Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng, nghề và làng nghề thủ công có các giá trị: Giá trị kinh tế, giá trị xã hội và giá trị văn hóa – tinh thần.
Nghề thủ công và làng nghề có giá trị kinh tế, vì đây là “một trong những ngành kinh tế, có hàng hóa, có tham gia thị trường, có lợi nhuận… Nghề thủ công truyền thống còn là lực lượng chủ yếu của thành phần kinh tế hộ gia đình. Nghề và làng nghề thủ công thực sự góp phần vào việc phát triển kinh tế”[3].
Về giá trị xã hội, nghề thủ công có vai trò trong việc ổn định cơ sở xã hội bằng việc tạo việc làm; vai trò trong việc giáo dục tinh thần lao động, ý thức trách nhiệm, quý trọng thời gian, bình đẳng giới (thể hiện qua việc phân công lao động và vai trò của phụ nữ đối với các nghề truyền thống; cũng như phát huy năng lực và tạo việc làm đối với nhiều phụ nữ)…
Giá trị văn hóa – tinh thần là giá trị nổi trội nhất của nghề thủ công và làng nghề. Đây là một thành tố cơ bản, bộ phận hữu cơ của văn hóa dân gian, đời sống dân gian, tạo những dấu ấn và sự phong phú của văn hóa dân tộc. Các nghề thủ công và làng nghề phản ánh bản sắc của từng địa phương, khu vực, là tinh hoa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ là hàng hóa thuần túy kinh tế mà còn là mang tính sáng tạo và nghệ thuật, phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng. Bên cạnh đó, nghề thủ công truyền thống còn là nền tảng truyền thống đạo đức trong các phép tắc, lễ nghĩa và các quan hệ ứng xử. Ngoài ra, các nghề truyền thống và làng nghề còn là bối cảnh của nhiều tác phẩm văn học dân gian.
Từ những giá trị như vậy, nghề thủ công truyền thống và làng nghề được chú trọng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều nghề thủ công truyền thống và các làng nghề đang dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền. Xu hướng thương mại hóa cũng ảnh hưởng không ít đến các làng nghề. Trong bối cảnh như vậy, Bảo tàng có thể góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu, diễn giải và bảo tồn hình thức di sản văn hóa phi vật thể này.
2 Người làm nghề thủ công
Không nhầm lẫn thương nhân với người làm nghề thủ công .Nói chung , thương nhân mua đi bán lại, còn người làm nghề thủ công thì lao động trên một vật không phải của người đó . Ví dụ :người thợ giầy, thợ cắt tóc, thợ may đo
Theo án lệ thì người làm nghề thủ công là người lao động chân tay một cách độc lập , không kiếm lời trện hàng hóa vốn, máy móc. Họ.có thể hoạt động kính doanh nhưng đó phải là việc làm phụ
Theo sắc lệnh ngày 1-3-1962 , bổ sung bởi nghị định ngày 12-10-1966, sửa đổi bởi sắc lệnh số 76-879 ngày 21-9- 1976 và Sắc lệnh số 83 ngày 10-6-1983 thì : .
– Người làm nghề thủ công phải tự mình hành nghề nếu họ cho thuê cơ sở của mình thì họ không còn là người làm nghề thủ công nữa.
– Hoạt động của họ phải là hoạt động sản xuất , chế biến, sửa chữa hoặc dich vụ.
– Họ phải có một số hiểu biết về kỹ thuật .
Muốn được công nhận là người làm nghề thủ công hoặc là chủ trong nghề thủ công thì phải có thời hạn hành nghề và phải CÓ bằng về nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận là nghệ nhân.
Luật số 82-1091 ngày 23-12-1982 qui định việc đào tạo về nghề nghiệp cho những người làm nghề thủ công . Người đứng đầu tương lai của một cơ sở thủ công phải thực tập về quản lý và bắt buộc phải tập sự để được đăng ký vào sổ đăng ký nghề nghịêp ..
– Người làm nghề thủ công phải làm việc một mình hoặc làm việc với những thành viên trong gia đình và tối đa là mười người thợ bạn.
Tuy nhiên , đối với một số nghề và đối với một số nơi, một số sắc lệnh có thể giảm hoặc tăng mức giới hạn mười người làm công (xem sắc lệnh số 70-714 Ịìgày 4-8-1970) nghị định (đặc biệt là nghị định ngày 11-1-1974) đã liệt kê những nghề mà người làm nghề thủ công phải có giấy chứng chỉ hoặc bằng về nghề nghiệp tương đương.
Người làm nghề thủ công không nhất thiết chỉ là ngừòi bán sản phẩm do mình làm ra mà còn có thể có hoạt động phụ, như người thợ cạo còn có thể bán một số mỹ phẩm và không phải vì vậy mà họ khống còn là người làm nghề thủ cộng. Tuy nhiên , họ phải xin đăng ký vào sổ kinh doanh.
.Lao động thủ công phải là nguồn sống chính về nghề nghiệp của đương sự, và thu nhập này phải là kết qủa lao động của họ chứ không phải là do thu nhập bán hàng hóa hoặc dùng người làm công
Định nghĩa theo pháp luật về thuế không hoàn toàn khớp với định nghĩa về người lao động thủ công theo sắc lệnh năm 1952 . Đặc biệt là theo pháp lệnh về thuế thì người lao động” thủ cống phải lao động một mình và với một người thợ bạn và một người học việc.
Từ khi có luật ngày 5-1-1957 thì những người lao động thủ công dù có hay không có hoạt động kinh doanh phụ đều được hưởng quyền sở hữu thương mại (xem chương 7). về mặt pháp lý , luật ngày 10-7-1982 ngày 1-3-1984 và ngàỵ 25-1- 1985 cũng áp dụng đối với những người làm nghề thủ công
Người làm nghề thủ công phải hoạt động một cách độc lập chứ không phải là phụ thuộc, cho nên cần phân biệt họ với người thợ làm việc tại nhà
Khi.có đơn của đương sự thì một “ủy ban xác định tư cách” sẽ xẹm xét, tức là xác định cho họ CÓ tư cách ngưòi làm nghề thủ công hoặc bác đơn
Sau khi được “ủy ban xác định tư cách:”, chấp nhận thì “phòng nghề nghiệpV cấp cho họ một chúng chỉ ghi rõ nghề nghiệp hoặc những nghề của họ .
3 Quy tắc riêng về những người làm nghề thủ công
Họ phải được ghi vào sổ đăng ký nghề nghiệp do “phòng nghề nghiệp” lặp (xem chương4 phần cuối)
Cũng như đối vói sổ đăng ký kinh doanh ị Viện về sỏ hứu công nghiệp giữ một bản thứ hại
2. Họ đựợc hưởng tín dụng về nghề thủ công tại các ngân hàng riêng, gọi là “ngần hàng nhân dạn”
Hai nghị định ngày 30-6-1983 về áp dụng sắc lệnh số 83- 316 ngày 15-4-1983 , đã qui định những điều kiện cho vạy
– Ở Pháp, thợ thủ công thì đăng ký hành nghề tại Phòng nghề nghiệp còn doanh nhân thì dăng ký vào sổ dăng ký kình doanh sắc lệnh ngày 15-4-1983 đã duy trì chế độ cũ về điều kịện đựợc vay nhưng có sửa đổi về cơ quan cho vay . sắc lệnh mới. giao việc này cho các tổ chức đã ký với Bộ trưởng Bộ kinh tế, tài chính và ngân sách một thỏa ước về việc cho vay.
Nghị định thứ nhất qui định những điều kiện về người được hưỏng tín dụng , tức là người đứng đầu doanh nghiệp , phải chứng minh là họ đã được đào tạo tối thiểu về quản lý hoặc đã có kinh nghiệm đứng đầu doanh nghiệp trong 3 năm.
– Nếu là doanh nghiệp mới lập thì điều kiện khắt khe hơn, tức là trình độ nghề nghiệp phải được chứng minh bằng 2 năm thực hành cùng với một bằng về giáo dục công nghệ hoặc về tập sự liên tục, hoặc bằng 5 năm thực hành.
– Họ là cử tri và có thể được bầu vào các “Phòng nghề nghiệp “.về nhiềumặt , các phòng này giống các Phòng thương mại và công nghiệp
– Về mặt xã hội, có nhiều ưu đãi đối với thợ ăn lương, .đặc biệt là được bảo hộ chống thất nghiệp trong thợ thủ công nghiệp và được hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm xã hội.
– Về thuế cũng có sự ưu đãi, đặc biệt là họ được miễn thuế môn bài nếu họ không có những ngưdi thợ bạn và chỉ sử dụng một hoặc nhiều người học việc , Đối với những trường hợp khácthì chỉ được giảm thuế môn bài 15%. Đối với thuế trị giá gia tăng thì có một chế độ về số tiền được trừ khi kiểm kê và giảm giá . Đối với thuế thu nhập của thể nhâh thì lợi tức được khoán một khoản nhất định, và đối với một khoản lợi tức nhất định thi được giảm 1/2.
– Họ không phải là đối tượng của một thủ tục tập thể thanh lý tài sản hoặc thạnh lý tư pháp .
4 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
– Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
– Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5
Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống
Để được công nhận là một nghề truyền thống thì cần có
– Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
– Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
– Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê
Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!