Những khó khăn tâm lý của học sinh Tiểu học
Giai đoạn Tiểu học là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với phát triển và hình thành một số tâm lý sơ khai của các em học sinh. Chính vì thế, ở thời điểm này các em sẽ gặp phải không ít những khó khăn tâm lý. Vậy những khó khăn đó là gì và biện pháp khắc phục ra sao? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nhận thức mới mẻ, xa lạ với mọi thứ xung quanh
Tâm lý này được biểu hiện rõ rệt nhất ở các em lớp 1 vì đây là lần đầu tiên chúng tiếp xúc với một không gian sinh hoạt hoàn toàn mới nhưng lại không có sự kề cạnh của bố mẹ.
Những sự va chạm, những món đồ dùng học tập, bạn bè mới, thấy cô mới khiến chúng cảm giác lạ lẩm. Đối với trẻ có tính cách linh hoạt và bản lĩnh mạnh, chúng sẽ có tâm lý muốn tìm hiểu và muốn biết nhiều thứ xung quanh. Bên cạnh đó lại có những em học sinh có tâm lý nhạy cảm, chúng sẽ có thái độ từ chối tiếp xúc và ghì chặt lấy người thân không chịu đến trường để học tập.
Cách khắc phục
Giới thiệu mọi thứ để các em học sinh có thể làm quen và thích nghi .
Xây dựng sự tương tác và nêu ra các lợi ích từ việc đi học để thu hút các em đến trường.
Khả năng tập trung lắng nghe thấp
Ở độ tuổi nhạy cảm này các em chưa thể hoàn toàn tập trung vào việc học và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục nên thường bị sao lãng trong các buổi học và làm việc riêng khi đang được các giáo viên đứng lớp giảng bài. Hậu quả của việc này dẫn đến tình trạng các em bị mất kiến thức nền tảng và không kích ứng đước khả năng tư duy của trẻ.
Cách khắc phục
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sao lãng bài vở thì giáo viên nên kịp thời nhắc nhở nghiêm khắc để hình thành thói quen và quy tắc tiết học yêu cầu các em phải tuân thủ.
Nếu trường hợp giáo viên đang giảng bài mà các em quay đi quay lại thì giáo viên cần đưa ngay tên học sinh đó vào lời giảng của mình, cho một ví dụ thu hút hoặc có sự hài hước kéo sự quan tâm và chú ý của bé quay lại bài học.
Viết chữ sai chính tả, viết ngược
Viết ngược thường xuất hiện đa phần ở các học sinh lớp 1 việc làm quen với chữ viết với các em rất khó khăn bởi đôi tay vụng về, con chữ còn nguệch ngoạc. Thực tế chúng ta có thể hiểu rằng các em lần đầu tiên viết nên không biết được cấu tạo của nét chữ, độ cao, đồ rộng, khoảng cách giữa các chữ viết nên việc dẫn đến hiện tượng viết chữ ngược là rất bình thường.
Viết sai chính tả bắt nguộc từ việc các em chưa thật sự nắm được sự liên kết giữa các thanh âm hoặc bị nhầm lẫn giữa các âm tiết có cách đọc gần giống nhau.
Cách khắc phục
Thường xuyên cho trẻ tập luyện và khuyến khích trẻ nói lên những khó khăn gặp phải khi viết sai.
Đọc và chép lại các chữ bị sai chính tả là một trong những cách giúp em ghi nhớ chữ viết lâu hơn.
Động viên khen thưởng khi bé khắc phục được lỗi sai và có thành tích tiến bộ.
Luôn có cảm giác buồn ngủ
Ở độ tuổi này các em vẫn còn chưa hình thành được nề nếp sống chủ yếu là sinh hoạt theo bản năng, ăn ngủ là chuyện thường tình bởi thế nên nhiều em sáng ra đến trường hai mắt cứ lờ đờ và khi vào tiết học thì ngủ sâu trên bàn học. Điều này khiến cho chất lượng của bài giảng bị giảm sút và khả năng tiếp thu tri thức kém.
Cách khắc phục
Khuyến khích các em đi ngủ đúng giờ.
Nêu ra những tác hại nếu như các em ngủ tại lớp.
Giáo viên nên nhắc nhỡ các em với tâm lý và thái độ là chia sẽ, gần gũi, không được dùng bạo lực hoặc các hành vi răn đe khiến tâm lý trẻ bị kích động và sợ phải đến lớp.
Thường xuyên bị mất đồ dùng học tập
Có rất nhiều vấn đề bé có thể gặp phải như chưa thực sự biết tuân thủ các quy định của trường lớp, khó tập trung hoàn toàn trong tiết học, chưa thích ứng được với môi trường mới và bên cạnh đó một số trẻ sẽ gặp phải tình huống là thường xuyên thất lạc đồ dùng học tập như bút, thước, cục tẩy…
Cách khắc phục
Đánh dấu tên vào đồ dùng học tập và dặn dò các em lưu ý các vật dụng có tên mình.
Phụ huynh nên chuẩn bị dụng cụ học tập cho bé trước khi đến lớp, sắp xếp chúng gọn gàng vào hộp bút hoặc ngăn cặp.
Dặn dò các bé bảo vệ tài sản của mình và khen thưởng khi bé không làm thất lạc đồ.
Liệt kê danh sách các món đồ phải mang đến trường hình thành cho trẻ thói quen ý thức tự giữ gìn và bảo quản chúng mỗi ngày.
Sợ hãi và ngại giao tiếp
Đây là tâm lý chung của các em bởi việc hình thành tạo lập các mối quan hệ mới không phải là người thân của mình là một điều vô cùng khó khăn, các bé thường lo sợ, thậm chí thỉnh thoảng hay khóc và đòi về nhà với bố mẹ.
Cách khắc phục
Giúp trẻ liên kế với bạn bè cùng lớp và tổ chức các trò chơi tập thể để các học sinh vui chơi với nhau.
Trò chuyện, động viên và khuyến khích các em hoạt động vui chơi lành mạnh.
Bên cạnh những khó khăn được nêu trên thì còn một số các khó khăn khác nảy sinh trong quá trình học tập hoặc trong quan hệ giữa thầy cô và bạn bè mà các em vẫn thường hay mắc phải. Hi vọng bài viết trên phần nào cũng đã giúp các bạn hình dung ra được những khó khăn cơ bản mà chúng ta thường hay bắt gặp ở lứa tuổi Tiểu học. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp dạy học tích cực để bổ trợ cho công tác giảng dạy của mình trở nên hiệu quả hơn nhé.