Những giấy tờ nào được sử dụng thay thế sổ hộ khẩu từ năm 2023? Mẫu của những giấy tờ đó được quy định thế nào?


Tôi muốn hỏi sổ hộ khẩu giấy người dân cần làm những việc gì và dùng những giấy tờ gì để thay thế? – câu hỏi của chị Thùy (Biên Hòa)?

Người dân sẽ sử dụng những giấy tờ nào để thay thế sổ hộ khẩu từ ngày 01/01/2023?

Ngày 21/12/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Cùng với đó tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:

Điều khoản thi hành

3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022

Theo đó, từ năm 2023, sổ hộ khẩu bản giấy chính thức bị “khai tử”, thay vào đó là “sổ hộ khẩu điện tử” trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Như vậy, ngày 31/12/2022 sẽ là ngày cuối mà sổ hộ khẩu còn giá trị sử dụng.

Do vậy, người dân cần làm những việc sau, khi sổ hộ khẩu được khai từ:

– Làm căn cước công dân gắn chip

– Cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

– Xin giấy xác nhận thông tin về cư trú

– Đăng ký tài khoản định danh điện tử

Đồng thời, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu:

– Thẻ Căn cước công dân.

– Chứng minh nhân dân.

– Giấy xác nhận thông tin về cư trú

– Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Những giấy tờ nào được sử dụng thay thế sổ hộ khẩu từ năm 2023? Mẫu của những giấy tờ đó được quy định thế nào?

Những giấy tờ nào được sử dụng thay thế sổ hộ khẩu từ năm 2023? Mẫu của những giấy tờ đó được quy định thế nào? (Hình từ Internert)

Những việc người dân cần phải làm khi sổ hộ khẩu bị khai tử từ ngày 01/01/2023?

Căn cước công dân gắn chip:

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:

Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau

Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Theo đó, người dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip tại cơ quan Công an nơi thường trú hoặc tạm trú.

Cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Người dân cần sớm cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau ngày 31/12/2022 theo quy định tại Điều 9 Luật căn cước công dân 2014 một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020 quy định về các thông tin cần thu thập cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xin giấy xác nhận thông tin về cư trú

Căn cứ theo khoản Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định như sau:

Xác nhận thông tin về cư trú

1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Theo đó, công dân có thể yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú bằng một trong hai cách thức sau:

– Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân;

– Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Đăng ký tài khoản định danh điện tử

Người dân cần phải đăng ký tài khoản định danh điện tử theo Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP

Theo đó, có 2 mức độ tài khoản định danh điện tử

+ Mức độ 1 gồm những thông tin cá nhân và ảnh chân dung và người dân dùng được một số tính năng cơ bản như thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng…

+ Mức độ 2, ngoài những tiện ích ở mức độ 1, tài khoản định danh mức độ 2 có thêm thông tin về sinh trắc học của công dân, được sử dụng tất cả tiện ích đã tích hợp, gồm các loại giấy như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử

Khi đã có tài khoản định danh điện tử, người dân có thể xuất trình thông tin định danh, thông qua ứng dụng VNeID, để chứng minh nhân thân, thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, Bộ Công an cho biết.

Mẫu những giấy tờ sẽ thay thế sổ hộ khẩu giấy được quy định như thế nào?

Căn cước công dân gắn chip

Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip được quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA như sau:

Giấy xác nhận thông tin cư trú

Mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú được quy định tại mẫu CT07 ban hành theo Thông tư 56/2021/TT-BCA như sau:

Tải mẫu giấy xác nhận thông tin cư trú: Tại đây

Giấy thông báo số định danh cá nhân

Mẫu Giấy thông báo số định danh cá nhân được quy định tại mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 59/2021/TT-BCA như sau:

Tải giấy thông báo số định danh cá nhân: Tại đây