Những điều phụ nữ mang thai cần biết trong suốt thai kỳ – VNVC

 

Mẹ bầu sẽ gặp vấn đề gì?

 

Trong 3 tháng giữa này, hầu hết các hiện tượng khó chịu như nghén, mệt mỏi… đều đã đi qua. Vì thế, đây là lúc mẹ bầu có thể tranh thủ đi du lịch, vui chơi, giải trí với các hoạt động phù hợp để tiếp thêm năng lượng cho thời gian tới và đừng quên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng.  

Nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?

 

Thực đơn trong giai đoạn này nên đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện.

Phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung chất béo tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi như chất béo từ các loại hạt: đậu phộng, đậu nành, quả bơ, dầu oliu… Bên cạnh việc đó, cần tăng cường rau xanh và trái cây để cải thiện tình trạng táo bón.

Mẹ vẫn cần bổ sung axit folic liều 400 mcg mỗi ngày.

 

Nên vận động ra sao?

 

Trong ba tháng giữa thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng đau lưng. Vì thế, nên tích cực vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga kết hợp với các phương pháp massage cho bà bầu. Bơi lội cũng là môn thể thao được khuyến khích.  

Khám thai khi nào?

Nếu chưa kịp siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy từ 11 đến 13 tuần  thì ở thời điểm thai được 14 – 17, thai phụ nên làm xét nghiệm Triple test giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.

Tuần 21-24 là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng để khảo sát các dị tật thai nhi như: não úng thủy, giãn não thất, nứt đốt sống, dị tật tim bẩm sinh, sứt môi chẻ vòm, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị bẹn…

 

Lưu ý khi tiêm chủng

Trong giai đoạn này, thai phụ cần tiêm vắc xin ngừa uốn ván. Đây là vắc xin phòng bệnh cho mẹ và phòng uốn ván sơ sinh cho bé. Nếu mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm, mẹ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh này. Lịch tiêm uốn ván:

  • Mũi đầu tiên nên thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ.
  • Mũi 2 sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước khi sinh tối thiểu 1 tháng.