Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm đại đa số trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những ưu nhược điểm của nó. Chúng ta cùng xem trong bài viết sau nhé.
Từ xưa đến nay, việc xác định thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhận định chung là những doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người và doanh thu 1 năm dưới 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề này đã được thay đổi trong Nghị định 39/2018 /CĐ-CP đã ban hành để thay thế cho nghị định 56/2009/NĐ-CP đã được ban hành trước đó vào ngày 30/6/2009. Những tiêu chí để phân định doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được đưa ra một cách cụ thể để mọi người có thể xác định một cách rõ ràng hơn.
Với những vấn đề liên quan đến việc thành lập hay làm thủ tục cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mọi người đều có thể liên hệ đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp để có được sự hỗ trợ chính xác và mang lại hiệu quả công việc cao nhất.
Nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là vấn đề có rất nhiều khía cạnh để nói đến. Không chỉ là những khó khăn trong việc kinh doanh mà ngay từ việc xác định chính xác thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khiến nhiều người phải băn khoăn. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về đối tượng doanh nghiệp này nhé.
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính Phủ vừa được ban hành thì các tiêu chí để có thể giúp xác nhận doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định như sau:
– Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng thu nhập hàng năm tử 300 tỷ đồng trở xuống hoặc là doanh nghiệp có nguồn vốn hoạt động từ 100 tỷ đổng trở xuống. Bên cạnh đó thì số lượng lao động được đóng BHXH của doanh nghiệp không quá 100 người.
– Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng thu nhập hàng năm từ 100 tỷ đồng trở xuống hay nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng. Doanh nghiệp này sẽ có số lao động đón BHXH không quá 50 người.
– Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có từ 10 lao động đón BHXH trở xuống và doanh thu 1 năm không quá 10 tỷ đồng hay nguồn vốn để doanh nghiệp hoạt động từ 3 tỷ trở xuống.
Những tiêu chí để có thể xác định thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên sẽ được chính thức có hiệu lực từ ngày 11/3/2018.
2. Khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt sau khi thành lập
Một trong những vấn đề khiến các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ không khỏi đau đầu chính là tìm kiếm thị trường và nguồn vốn. Ai cũng biết, để có thể giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi và tăng khả năng cạnh tranh thì vốn là điều mà doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên gặp khó khăn trong việc vay vốn hay huy động vốn. Đó một phần là do thực lực doanh nghiệp nhỏ khiến các nhà đầu tư không có hứng thú dốc vốn vào để kinh doanh. Bên cạnh đó thì áp lực từ các thủ tục phiến hà của ngân hàng khi doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn cũng là điều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, hầu hết các địa phương hay các ngân hàng cho vay vốn đều ưu ái cho các doanh nghiệp lớn với khả năng tài chính mạnh mà bỏ quên các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những điều này đã khiến các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn sau khi thành lập.
3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm gì sau khi thành lập
Để có thể khắc phục những khó khăn đó thì hơn ai hết, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự mình “giải khó” cho chính mình. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt sẽ giúp đối tượng doanh nghiệp này có thể giàm bớt chông gai trong bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Cụ thể như:
– Trước khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chuẩn bị cho mình kế hoạch kinh doanh thật hiệu quả và mang ý nghĩa thiết thực nhất. Tốt nhất là không nên lựa chọn các kinh doanh cạnh trạnh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn. Như vậy chỉ mang thiệt thòi cho bản thân. Với vị trí là một doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên nương theo các doanh nghiệp lớn để có sự phát triển ổn định trong bước đầu “chập chững” kinh doanh.
– Bên cạnh đó, nếu gặp các khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng vì phải chứng minh năng lực tài chính hay thế chấp tài sản… thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dựa vào uy tín của các doanh nghiệp lớn. Đây vốn là đối tượng mà các ngân hàng thường săn đón để cho vay vốn. Hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp lớn chính là sự bảo hộ tốt nhất để doanh nghiệp vừa và nhỏ có được niềm tin của các đơn vị cho vay vốn.
– Lên kế hoạch chi tiết phương án kinh doanh và trình bày phương án đó một cách thật thuyết phục sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có được khả năng cạnh tranh không ít trên thị trường.
4. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn
Ngày 1/1/2018, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chính thức có hiệu lực với các chính sách hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp này một cách hiệu quả nhất.
– Các cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để có doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng kinh doanh, năng lực quản lý… để có thể tiếp cận nguồn vốn được tốt hơn.
– Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp dựa trên các tài sản bảo lãnh cũng như khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
– Có các chính sách hỗ trợ về thuế, mặt bằng sản xuất, phát triển nguồn nhân lực hay tư vấn pháp luật… cho đối tượng doanh nghiệp này.
– Hơn thế nữa, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp này tham gia vào cụm liên kết ngành hay chuyển đổi từ hộ kinh doanh… từ đó có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn.
Với một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đây, chúng tôi hy vọng là bạn đã có được những hiểu biết ban đầu về đối tượng doanh nghiệp này để có thể có sự lựa chọn cho chính xác nhất đối với việc xác định con đường kinh doanh của mình.