Những điểm mới về XPVPHC trong lĩnh vực TTATGT theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XLVPHC
Tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XLVPHC và Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 66/142 điều (trong đó 16 điều sửa đổi, bổ sung toàn diện), sửa kỹ thuật 11/142 điều, bổ sung mới 4 điều, bãi bỏ 3 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT), Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XLVPHC có những quy định mới cần chú ý như sau:
1. Về một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành vừa quy định hành vi “vi phạm hành chính nhiều lần” thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, vừa quy định “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định này gặp vướng mắc do các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều lần nào, thì bị xử phạt về từng lần vi phạm, trường hợp nào thì bị xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần”.
Vì vậy, để khắc phục bất cập trên, Luật sửa đổi đã quy định tại Khoản 2 Điều 1 – sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng: một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định áp dụng tình tiết tăng nặng.
Như vậy, về cơ bản trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần” sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” khi có quy định cụ thể của Chính phủ (tại các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực) về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần đó.
Luật quy định rõ về “Tái phạm” (khoản 5, Điều 2): Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt;
Luật cũng sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 17 về Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trong đó có nội dung về cập nhật cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Quy định chung về Xử phạt vi phạm hành chính
Bổ sung khoản 3 Điều 18 Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác XLVPHC: quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ QĐ XPVPHC. “3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điểm d, K1, Điều 24 Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: nâng mức khung tiền phạt tối đa lên 75 triệu đồng đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. (Trước đây GTĐB: 40 triệu; còn GT ĐS và ĐT là 75 triệu đồng).
Bổ sung K3 Điều 25 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: tính trung bình trung về tước chứng chỉ hành nghề, giấy phép; giảm nhẹ không dưới khung, tăng nặng không vượt khung.
Luật đã quy định sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 Thẩm quyền của CAND:
– Bổ sung thẩm quyền XLVPHC trong CAND gồm: Đại đội CS cơ động; Thuỷ đội trưởng; Trưởng phòng CSGT; CSGT ĐB; CSGT ĐB-ĐS; CS đường thuỷ; Cục trưởng Cục CSGT. Bỏ GĐ Sở PCCC. Cho phù hợp với Luật CAND và Bộ máy tổ chức của Bộ Công an hiện nay.
– Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 (Thẩm quyền của Trưởng CA xã, Trưởng Đồn CA, Trạm trưởng Trạm CA cửa khẩu, khu chế xuất) và điểm d khoản 4 (Thẩm quyền cấp trưởng huyện, trưởng phòng) Điều 39.
– Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 5 (Thẩm quyền Giám đốc CA cấp tỉnh) Điều 39.
Bổ sung Điều 53 Thay đổi tên gọi của chức danh có thẩm quyền XPVPHC: Trường hợp thay đổi tên gọi nhưng nhiệm vụ quyền hạn vẫn giữ nguyên, thì thẩm quyền chức danh đó vẫn giữ nguyên. Trường hợp khác phải được UBTVQH đồng ý.
3. Quy định về trình tự, thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính
3.1. Phát hiện vi phạm
Dù chưa được quy định thành một điều nhưng toát lên trong Luật XLVPHC và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XLVPHC các hình thức phát hiện vi phạm như sau: Trực tiếp phát hiện vi phạm; Phát hiện vi phạm thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; Qua kết quả thanh tra, kiểm tra; Qua các trường hợp Cơ quan điều tra có Quyết định và chuyển hồ sơ, tài liệu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt; Qua thông tin, dữ liệu từ cá nhân, tổ chức cung cấp (đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật hành chính).
Luật quy định sửa đổi, bổ sung Điều 63 Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính:
– Khoản 1: Khi chuyển quyết định không khởi tố… và bàn giao hồ sơ tang vật, phương tiện (nếu có) và văn bản đề nghị XPVPHC trong 3 ngày làm việc.
– Khoản 2: Bổ sung thêm trường hợp cần thiết xác minh theo Điều 59 (trước đây chỉ quy định xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra Quyết định)
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 64 Sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính:
– Khoản 1: Bổ sung thêm các lĩnh vực được sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính là: phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Luật trước đây chỉ quy định 02 lĩnh vực là TTAT giao thông và môi trường.
– Khoản 2: Bổ sung thêm tại điểm d phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. (Để làm chặt chẽ thêm trong sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm và XPVPHC)
– Khoản 3: Bổ sung thêm: Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Luật này;
b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Luật này và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính; (ý này được chuyển từ Điều 58 trước đây về)
d) Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
– Khoản 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm xác định thông tin, dữ liệu được thu thập từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
– Khoản 5: Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng, đối tượng được trang, bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính và việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp”.
Việc bổ sung những quy định này để đảm bảo cơ chế pháp lý về “phạt nguội”.
3.2. Lập biên bản vi phạm hành chính
Sửa đổi, bổ sung Điều 58 Lập biên bản vi phạm hành chính:
– Quy định biên bản lập tại nơi xảy ra vi phạm hành chính. Nếu tập tại trụ sở cơ quan người có thẩm quyền phải nêu lý do.
– Biên bản từ Luật XLVPHC và Luật sửa đổi bổ sung đều không quy định phải có dấu treo.
– Đại diện cơ quan hoặc ít nhất 1 người làm chứng. Trường hợp không có phải ghi rõ lý do. (Luật cũng đã thay cụm từ “02 người chứng kiến” bằng cụm từ “ít nhất 01 người chứng kiến” tại khoản 4 Điều 128 Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và khoản 3 Điều 129 Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC).
– Trường hợp biên bản không thuộc thẩm quyền trong 24h phải chuyển cho người có thẩm quyền (trước đây quy định ngay) trừ trường hợp lập biên bản trên tàu bay, tàu biển.
– Biên bản không đầy đủ thông tin, tình tiết thì xác minh theo Điều 59.
– Khoản 7, Điều 58: Biên bản có thể lập, gửi bằng hình thức điện tử với điều kiện cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thông tin. Đây là điểm mới, là cơ sở cho việc xử phạt theo các nước tiên tiến hiện đang áp dụng.
– Bỏ biên bản gửi cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên.
– Chính phủ quy định về thực hiện Điều 58.
Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Giải trình: Giải trình được thực hiện với trường hợp xử phạt tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động hoặc phạt tiền từ 15 triệu với cá nhân và 30 triệu với tổ chức trở lên…
– Quy định ngày giải trình là ngày làm việc. Đây cũng là quy định chung của Luật về định lượng thời gian cụ thể là ngày làm việc. Trước chỉ quy định là ngày, còn ngày làm việc thì quy định trong cách tính thời hạn, thời hiệu.
– Trường hợp cần gia hạn giải trình thêm 05 ngày thì phải bằng văn bản.
– Bổ sung trường hợp trước khi hết thời hạn giải trình thì mới có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình.
3.3. Ra quyết định XPVPHC
Sửa đổi, bổ sung Điều 66 Thời hạn Ra QĐ XPVPHC:
– Quy định ngày trong luật là ngày làm việc (trước đây chỉ quy định ngày chung chung – Thông tư 07 về biểu mẫu Biên bản mục giải trình đã tiếp thu tư tưởng này)
– Khoản 1: Bình thường 7 ngày. Bổ sung trường hợp chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền để xử phạt thì thời hạn ra quyết định là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Các trường hợp vi phạm yêu cầu phải giải trình hoặc vụ việc phức tạp phải xác minh quy định là 1 tháng (trước không quá 30 ngày), trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là 2 tháng.
Các trường hợp không ra quyết định XPVPHC: Trường hợp quy định tại Điều 11 (tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; không có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi); Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; Hết thời hiệu XPVPHC hoặc hết thời hạn ra QĐ XPVPHC; Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Luật đã bổ sung tại Khoản 2, Điều 65 Những trường hợp không ra QĐ XPVPHC: Bổ sung đối với trường hợp không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn tịch thu tang vật, phương tiện VPHC nếu thuộc loại cấm lưu hành và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo luật định; việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
3.4. Thi hành QĐ xử phạt vi phạm hành chính
Điều 70 Luật XLVPHC năm 2012 quy định về gửi quyết định xử phạt trong 2 ngày làm việc, gửi thư bảo đảm, trường hợp cố tình không nhận thì lập biên bản có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu sau 10 ngày kể từ ngày gửi thư đảm bảo đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức cố tình không nhận thì quyết định được niêm yết tại nơi cư trú cá nhân, trụ sở tổ chức.
Sửa đổi, bổ sung Điều 71 Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành:
– Khoản 2: Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.
– Khoản 3: Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”
Sửa đổi Điều 74 Thời hiệu thi hành quyết định XPVPHC: Sửa khoản 1 Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.” (Trước đây chỉ quy định trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm TTATGT, xây dựng và an ninh xã hội)
Sửa Điều 76 Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên; (trước đây chỉ quy định với cá nhân bị phạt tiền 3 triệu đồng trở lên)
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
Sửa đổi, bổ sung Điều 77 Giảm, miễn tiền phạt:
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 78 Thủ tục nộp tiền phạt:
“1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”. (Bỏ quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận QĐ, mà quy định rõ việc thực hiện theo thời hạn thi hành QĐ XPVPHC)
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 79 Nộp tiền phạt nhiều lần:
“1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.”.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 86 Cưỡng chế thi hành QĐ XPVPHC:
“1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.
– Bổ sung Điều 87 Thẩm quyền quyết định cưỡng chế: Sửa tên các chức danh cấp Cục, Bộ tư lệnh cho đúng theo Luật CAND và Nghị định 01/2018/NĐ-CP ngày 6/8/2018 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
Khoản 3: Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
– Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 Thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc (trước đây không quy định), kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.”;
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này (thời hiệu XPVPHC là 1 năm); quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế; tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp; thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”
3.5. Các hình thức xử phạt, xử phạt bổ sung, biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 80 Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:
“5. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết.”.
(Đưa VD: Trong thời điểm xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ, đã nghiên cứu và đề nghị Bộ Tư pháp đưa hình thức đánh đấu số lần vi phạm – trừ điểm GPLX là hình thức xử phạt chính hoặc có thể là hình thức xử phạt bổ sung. Bộ Tư pháp ủng hộ, nhưng sợ là Luật này chưa được thông qua ngay trong Kỳ họp thứ X QH khóa XIV, nên chuyển là biện pháp quản lý ngành)
Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 81 Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
“3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”
Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 122 Tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Quy định rõ 05 trường hợp tạm giữ người gồm: Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác; Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy. (trước đây chỉ quy định trong trường hợp ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối TTCC, gây thương tích cho người khác)
Sửa đổi Điều 123 Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Cho phù hợp với các chức danh trong CAND theo quy định của Luật CAND, bộ máy tổ chức của Bộ Công an và Công an các tỉnh thành phố (4 cấp Công an).
Luật XLVPHC quy định tại Điều 125 Tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: Tạm giữ phương tiện giao thông chỉ được thực hiện trong các trường hợp: Ngăn chặn ngày hành vi vi phạm hành chính mà nếu không ngăn chặn thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; Để xác minh những tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra QĐ XP; Để đảm bảo thi hành QĐ XP nhưng phải tuân thủ quy định phải giữ giấy tờ theo thứ tự: GPLX, GP lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác liên quan đến phương tiện. Nếu không có các loại giấy tờ trên mới có thể tạm giữ phương tiện.
Luật mới đã sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 :
a) Sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 4 và 5, bổ sung các khoản 5a, 5b và 5c vào sau khoản 5 Điều 125 như sau:
“3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Quy định mới – Trước đây quy định rất khó thực hiện: trường hợp có căn cứ để cho rằng không tạm giữ ngay thì phương tiện bị tẩu táng, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ CSND phải tạm giữ ngay… Thẩm quyền tạm giữ cấp Phòng, LĐ phòng lúc nào cũng đi cùng ca TTKS XLVP của CBCS được không?)
5. Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.”;
b) Sửa đổi, bổ sung các khoản 8, 9, 10 và bổ sung khoản 11 vào sau khoản 10 như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. (Bỏ từ mọi trường hợp tạm giữ phải lập biên bản… – Cần có cơ chế cho biên bản tích hợp như Thông tư 07 của BCA hiện nay)
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. (Đã có Nghị định 115/2013 và nghị định 31/2020 về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính)
Sửa Điều 126 Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính:
+ Sửa đổi, bổ sung khoản 4; bổ sung khoản 4a và khoản 4b vào sau khoản 4 như sau:
“4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4a. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.”
NQN
Những điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Nguyễn Quang Nhật
Trưởng phòng 4/C08
Tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XLVPHC và Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 66/142 điều (trong đó 16 điều sửa đổi, bổ sung toàn diện), sửa kỹ thuật 11/142 điều, bổ sung mới 4 điều, bãi bỏ 3 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT), Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XLVPHC có những quy định mới cần chú ý như sau:
1. Về một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành vừa quy định hành vi “vi phạm hành chính nhiều lần” thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, vừa quy định “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định này gặp vướng mắc do các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều lần nào, thì bị xử phạt về từng lần vi phạm, trường hợp nào thì bị xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần”.
Vì vậy, để khắc phục bất cập trên, Luật sửa đổi đã quy định tại Khoản 2 Điều 1 – sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng: một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định áp dụng tình tiết tăng nặng.
Như vậy, về cơ bản trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần” sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” khi có quy định cụ thể của Chính phủ (tại các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực) về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần đó.
Luật quy định rõ về “Tái phạm” (khoản 5, Điều 2): Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt;
Luật cũng sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 17 về Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trong đó có nội dung về cập nhật cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Quy định chung về Xử phạt vi phạm hành chính
Bổ sung khoản 3 Điều 18 Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác XLVPHC: quy định về đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ QĐ XPVPHC. “3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điểm d, K1, Điều 24 Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: nâng mức khung tiền phạt tối đa lên 75 triệu đồng đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. (Trước đây GTĐB: 40 triệu; còn GT ĐS và ĐT là 75 triệu đồng).
Bổ sung K3 Điều 25 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: tính trung bình trung về tước chứng chỉ hành nghề, giấy phép; giảm nhẹ không dưới khung, tăng nặng không vượt khung.
Luật đã quy định sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 Thẩm quyền của CAND:
– Bổ sung thẩm quyền XLVPHC trong CAND gồm: Đại đội CS cơ động; Thuỷ đội trưởng; Trưởng phòng CSGT; CSGT ĐB; CSGT ĐB-ĐS; CS đường thuỷ; Cục trưởng Cục CSGT. Bỏ GĐ Sở PCCC. Cho phù hợp với Luật CAND và Bộ máy tổ chức của Bộ Công an hiện nay.
– Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 3 (Thẩm quyền của Trưởng CA xã, Trưởng Đồn CA, Trạm trưởng Trạm CA cửa khẩu, khu chế xuất) và điểm d khoản 4 (Thẩm quyền cấp trưởng huyện, trưởng phòng) Điều 39.
– Bỏ cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm d khoản 5 (Thẩm quyền Giám đốc CA cấp tỉnh) Điều 39.
Bổ sung Điều 53 Thay đổi tên gọi của chức danh có thẩm quyền XPVPHC: Trường hợp thay đổi tên gọi nhưng nhiệm vụ quyền hạn vẫn giữ nguyên, thì thẩm quyền chức danh đó vẫn giữ nguyên. Trường hợp khác phải được UBTVQH đồng ý.
3. Quy định về trình tự, thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính
3.1. Phát hiện vi phạm
Dù chưa được quy định thành một điều nhưng toát lên trong Luật XLVPHC và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XLVPHC các hình thức phát hiện vi phạm như sau: Trực tiếp phát hiện vi phạm; Phát hiện vi phạm thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; Qua kết quả thanh tra, kiểm tra; Qua các trường hợp Cơ quan điều tra có Quyết định và chuyển hồ sơ, tài liệu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt; Qua thông tin, dữ liệu từ cá nhân, tổ chức cung cấp (đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật hành chính).
Luật quy định sửa đổi, bổ sung Điều 63 Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính:
– Khoản 1: Khi chuyển quyết định không khởi tố… và bàn giao hồ sơ tang vật, phương tiện (nếu có) và văn bản đề nghị XPVPHC trong 3 ngày làm việc.
– Khoản 2: Bổ sung thêm trường hợp cần thiết xác minh theo Điều 59 (trước đây chỉ quy định xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra Quyết định)
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 64 Sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính:
– Khoản 1: Bổ sung thêm các lĩnh vực được sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính là: phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Luật trước đây chỉ quy định 02 lĩnh vực là TTAT giao thông và môi trường.
– Khoản 2: Bổ sung thêm tại điểm d phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. (Để làm chặt chẽ thêm trong sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm và XPVPHC)
– Khoản 3: Bổ sung thêm: Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây:
a) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Luật này;
b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Luật này và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính; (ý này được chuyển từ Điều 58 trước đây về)
d) Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
– Khoản 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm xác định thông tin, dữ liệu được thu thập từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
– Khoản 5: Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng, đối tượng được trang, bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính và việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp”.
Việc bổ sung những quy định này để đảm bảo cơ chế pháp lý về “phạt nguội”.
3.2. Lập biên bản vi phạm hành chính
Sửa đổi, bổ sung Điều 58 Lập biên bản vi phạm hành chính:
– Quy định biên bản lập tại nơi xảy ra vi phạm hành chính. Nếu tập tại trụ sở cơ quan người có thẩm quyền phải nêu lý do.
– Biên bản từ Luật XLVPHC và Luật sửa đổi bổ sung đều không quy định phải có dấu treo.
– Đại diện cơ quan hoặc ít nhất 1 người làm chứng. Trường hợp không có phải ghi rõ lý do. (Luật cũng đã thay cụm từ “02 người chứng kiến” bằng cụm từ “ít nhất 01 người chứng kiến” tại khoản 4 Điều 128 Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và khoản 3 Điều 129 Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC).
– Trường hợp biên bản không thuộc thẩm quyền trong 24h phải chuyển cho người có thẩm quyền (trước đây quy định ngay) trừ trường hợp lập biên bản trên tàu bay, tàu biển.
– Biên bản không đầy đủ thông tin, tình tiết thì xác minh theo Điều 59.
– Khoản 7, Điều 58: Biên bản có thể lập, gửi bằng hình thức điện tử với điều kiện cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thông tin. Đây là điểm mới, là cơ sở cho việc xử phạt theo các nước tiên tiến hiện đang áp dụng.
– Bỏ biên bản gửi cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên.
– Chính phủ quy định về thực hiện Điều 58.
Sửa đổi, bổ sung Điều 61 Giải trình: Giải trình được thực hiện với trường hợp xử phạt tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động hoặc phạt tiền từ 15 triệu với cá nhân và 30 triệu với tổ chức trở lên…
– Quy định ngày giải trình là ngày làm việc. Đây cũng là quy định chung của Luật về định lượng thời gian cụ thể là ngày làm việc. Trước chỉ quy định là ngày, còn ngày làm việc thì quy định trong cách tính thời hạn, thời hiệu.
– Trường hợp cần gia hạn giải trình thêm 05 ngày thì phải bằng văn bản.
– Bổ sung trường hợp trước khi hết thời hạn giải trình thì mới có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình.
3.3. Ra quyết định XPVPHC
Sửa đổi, bổ sung Điều 66 Thời hạn Ra QĐ XPVPHC:
– Quy định ngày trong luật là ngày làm việc (trước đây chỉ quy định ngày chung chung – Thông tư 07 về biểu mẫu Biên bản mục giải trình đã tiếp thu tư tưởng này)
– Khoản 1: Bình thường 7 ngày. Bổ sung trường hợp chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền để xử phạt thì thời hạn ra quyết định là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Các trường hợp vi phạm yêu cầu phải giải trình hoặc vụ việc phức tạp phải xác minh quy định là 1 tháng (trước không quá 30 ngày), trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là 2 tháng.
Các trường hợp không ra quyết định XPVPHC: Trường hợp quy định tại Điều 11 (tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; không có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi); Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; Hết thời hiệu XPVPHC hoặc hết thời hạn ra QĐ XPVPHC; Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Luật đã bổ sung tại Khoản 2, Điều 65 Những trường hợp không ra QĐ XPVPHC: Bổ sung đối với trường hợp không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn tịch thu tang vật, phương tiện VPHC nếu thuộc loại cấm lưu hành và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo luật định; việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
3.4. Thi hành QĐ xử phạt vi phạm hành chính
Điều 70 Luật XLVPHC năm 2012 quy định về gửi quyết định xử phạt trong 2 ngày làm việc, gửi thư bảo đảm, trường hợp cố tình không nhận thì lập biên bản có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu sau 10 ngày kể từ ngày gửi thư đảm bảo đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức cố tình không nhận thì quyết định được niêm yết tại nơi cư trú cá nhân, trụ sở tổ chức.
Sửa đổi, bổ sung Điều 71 Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành:
– Khoản 2: Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.
– Khoản 3: Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”
Sửa đổi Điều 74 Thời hiệu thi hành quyết định XPVPHC: Sửa khoản 1 Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.” (Trước đây chỉ quy định trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm TTATGT, xây dựng và an ninh xã hội)
Sửa Điều 76 Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên; (trước đây chỉ quy định với cá nhân bị phạt tiền 3 triệu đồng trở lên)
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Cá nhân, tổ chức được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này.
Sửa đổi, bổ sung Điều 77 Giảm, miễn tiền phạt:
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
4. Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
5. Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
6. Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận, được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
7. Cá nhân, tổ chức được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật này
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 78 Thủ tục nộp tiền phạt:
“1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”. (Bỏ quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận QĐ, mà quy định rõ việc thực hiện theo thời hạn thi hành QĐ XPVPHC)
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 79 Nộp tiền phạt nhiều lần:
“1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.”.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 86 Cưỡng chế thi hành QĐ XPVPHC:
“1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.
– Bổ sung Điều 87 Thẩm quyền quyết định cưỡng chế: Sửa tên các chức danh cấp Cục, Bộ tư lệnh cho đúng theo Luật CAND và Nghị định 01/2018/NĐ-CP ngày 6/8/2018 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
Khoản 3: Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên của mình ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
– Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 Thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc (trước đây không quy định), kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Người ra quyết định cưỡng chế tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Việc gửi quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật này:
Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế.”;
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này (thời hiệu XPVPHC là 1 năm); quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế; tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp; thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”
3.5. Các hình thức xử phạt, xử phạt bổ sung, biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 80 Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:
“5. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ và ra quyết định thu hồi ngay theo thẩm quyền; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì tạm giữ và trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết.”.
(Đưa VD: Trong thời điểm xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ, đã nghiên cứu và đề nghị Bộ Tư pháp đưa hình thức đánh đấu số lần vi phạm – trừ điểm GPLX là hình thức xử phạt chính hoặc có thể là hình thức xử phạt bổ sung. Bộ Tư pháp ủng hộ, nhưng sợ là Luật này chưa được thông qua ngay trong Kỳ họp thứ X QH khóa XIV, nên chuyển là biện pháp quản lý ngành)
Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 81 Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
“3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.”
Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 122 Tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Quy định rõ 05 trường hợp tạm giữ người gồm: Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác; Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy. (trước đây chỉ quy định trong trường hợp ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối TTCC, gây thương tích cho người khác)
Sửa đổi Điều 123 Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Cho phù hợp với các chức danh trong CAND theo quy định của Luật CAND, bộ máy tổ chức của Bộ Công an và Công an các tỉnh thành phố (4 cấp Công an).
Luật XLVPHC quy định tại Điều 125 Tạm giữ tang vật, phương tiện, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: Tạm giữ phương tiện giao thông chỉ được thực hiện trong các trường hợp: Ngăn chặn ngày hành vi vi phạm hành chính mà nếu không ngăn chặn thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; Để xác minh những tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra QĐ XP; Để đảm bảo thi hành QĐ XP nhưng phải tuân thủ quy định phải giữ giấy tờ theo thứ tự: GPLX, GP lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác liên quan đến phương tiện. Nếu không có các loại giấy tờ trên mới có thể tạm giữ phương tiện.
Luật mới đã sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 :
a) Sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 4 và 5, bổ sung các khoản 5a, 5b và 5c vào sau khoản 5 Điều 125 như sau:
“3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Quy định mới – Trước đây quy định rất khó thực hiện: trường hợp có căn cứ để cho rằng không tạm giữ ngay thì phương tiện bị tẩu táng, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ CSND phải tạm giữ ngay… Thẩm quyền tạm giữ cấp Phòng, LĐ phòng lúc nào cũng đi cùng ca TTKS XLVP của CBCS được không?)
5. Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5a. Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
5b. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
5c. Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.”;
b) Sửa đổi, bổ sung các khoản 8, 9, 10 và bổ sung khoản 11 vào sau khoản 10 như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. (Bỏ từ mọi trường hợp tạm giữ phải lập biên bản… – Cần có cơ chế cho biên bản tích hợp như Thông tư 07 của BCA hiện nay)
10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. (Đã có Nghị định 115/2013 và nghị định 31/2020 về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính)
Sửa Điều 126 Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính:
+ Sửa đổi, bổ sung khoản 4; bổ sung khoản 4a và khoản 4b vào sau khoản 4 như sau:
“4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì được xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4a. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 của Luật này khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
4b. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển cho cơ quan đã cấp các loại giấy tờ đó để tiến hành việc thu hồi theo quy định của pháp luật và thông báo cho người vi phạm biết.”
NQN