Những điểm mới của Luật Giáo dục năm 2019 về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Lượt xem: 1784
Những điểm mới của Luật Giáo dục năm 2019 về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9
chương, 115 điều), thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
So với quy định Luật Giáo dục hiện
hành, Luật Giáo dục 2019 có những điểm mới về tổ chức hoạt động của cơ sở giáo
dục và trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:
Thứ nhất,
bổ sung loại trường tư
thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường
trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuậnLuật Giáo dục bổ
sung quy định trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu
tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong
quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động
không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy
hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát
triển nhà trường.
Đồng thời, bổ sung nguyên tắc chuyển
đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không
vì lợi nhuận và giao Chính phủ quy định cụ thể (Điều 47).
Thứ
hai, quy định cụ thể vị trí, chức năng, thành phần hội đồng
trường
Về hội đồng trường, Luật Giáo dục
quy định áp dụng đối với trường công lập, trường dân lập, trường tư thục và quy
định vị trí, chức năng, thành phần cụ thể của hội đồng trường của từng loại
hình đối với giáo dục mầm non, phổ thông; hội đồng trường của cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật
Giáo dục đại học (Điều 55).
Thứ ba
quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở và giảng viên đại học
Luật Giáo dục quy định chuẩn trình
độ đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao
đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành
đào tạo giáo viên, giáo viên trung học cơ sở từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân
thuộc ngành đào tạo giáo viên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên
có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên
ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Nhà giáo giảng dạy trình độ đại học
từ đại học lên thạc sĩ. Để bảo đảm tính khả thi, không làm xáo trộn, ảnh hưởng
đến công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng
đào tạo và yêu cầu nghề nghiệp, Luật Giáo dục đã giao Chính phủ quy định lộ
trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở (Điều 72).