Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng Anh

Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số, đặt một áp lực khủng khiếp lên môi trường sống và sự phát triển của nhân loại. Nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Hậu quả và biện pháp khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Show

  • Gia tăng dân số và bùng nổ dân số thế giới
  • Nguyên nhân gia tăng dân số
  • Chênh lệch tỉ lệ sinh tử
  • Do nhu cầu lao động
  • Quan niệm
  • Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
  • Gia tăng dân số để lại hậu quả gì?
  • Biện pháp kìm hãm sự gia tăng dân số
  • Video liên quan

Gia tăng dân số và bùng nổ dân số thế giới

Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề nóng. Một phần do tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở một số khu vực lớn, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Ngược lại, tỉ lệ sinh quá thấp ở một số quốc gia khiến rất nhiều chính sách kích thích sinh nở ra đời để cải thiện tình trạng già hóa dân số.

Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự đoán là dân số thế giới ở năm 2025.

Vậy bùng nổ dân số là gì và diễn ra khi nào?

Bùng nổ dân số là sự gia tăng quá nhanh về dân số trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, các quốc gia vẫn không ngừng chạy đua hàng ngày để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh.

Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng AnhNhững biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng Anh

Nguyên nhân gia tăng dân số

Vậy nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Chênh lệch tỉ lệ sinh tử

Về bản chất, gia tăng dân số quá nhanh (thậm chí bùng nổ dân số) được hiểu là chênh lệch tỉ lệ sinh tử lớn. Khi số người được sinh ra nhiều hơn số người mất đi, dân số sẽ tăng.

Thế giới trong giai đoạn phát triển chính là thời điểm dân số tăng nhanh nhất. Điều kiện sống của con người được cải thiện, con người sống thọ hơn. Trong khi đó, tỉ lệ sinh vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng lên. Đó là lí do tại sao dân số tăng.

Do nhu cầu lao động

Từ nhu cầu lao động trong phạm vị gia đình, mọi người đã có tâm lý sinh nhiều con. Ví dụ như ở các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển, các gia đình thường sinh con với mục đích để có người làm, đỡ đần kinh tế.

Nếu ở một quốc gia, tình trạng này phổ biến thì dân số gia tăng nhanh cũng là một điều dễ hiểu.

Quan niệm

Nguyên nhân gia tăng dân số tiếp theo chính là do quan niệm văn hóa phương Đông. Người phương Đông có tư tưởng sinh nhiều con thì sẽ có lộc, con cháu đề huề. Chính quan niệm này một phần dẫn đến việc gia tăng dân số. Nhất là khi nó lại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Một trong những mục đích của việc  này là để giảm tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người dân chưa được tiếp cận đến và chưa có đủ nhận thức về vấn đề này. Mặt khác, ở nhiều khu vực chính sách cũng chưa được thực hiện một cách triệt để.

Việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sẽ là phương tiện đắc lực kiểm soát tình trạng gia tăng dân số hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được lập từ số 1 2 3 5 7?
  • Ai đủ điều kiện tham gia Senior Open Championship 2023?
  • Có bao nhiêu số tự nhiên chia hết cho 2 mà số đó có 4 chữ số đôi một khác nhau
  • Điểm số quốc gia năm 2023 của UCA High School
  • Năm 2024 đối với những người thuộc cung Song Tử sẽ như thế nào?

Gia tăng dân số để lại hậu quả gì?

Gia tăng dân số quá nhanh để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và áp lực vô cùng lớn lên nhiều phương diện của đời sống xã hội.

Thứ nhất, bùng nổ dân số gây áp lực lên tự nhiên. Dân số đông hơn đồng nghĩa với nhu cầu về đất đai, nước sạch, không khí sạch, tài nguyên cũng lớn hơn rất nhiều. Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, suy giảm tài nguyên ở nhiều quốc gia.

Theo thống kê, diện tích rừng giảm cũng là hệ quả của việc bùng  nổ dân số. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm cũng gia tăng. Ô nhiễm nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng ngày càng phổ biến và lan rộng. Tất cả những hậu quả trên làm tồi tệ hơn hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.

Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng Anh

Thứ hai, gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực cho nền kinh tế. Cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nghèo đói ở nhiều quốc gia. Trong khi chính phủ không có đủ nguồn chi cho các phúc lợi xã hội thì cuộc sống của chính người dân lâm vào tình cảnh khốn khó.

Hơn nữa, gia tăng dân số dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống. Ở những quốc gia nghèo, điều kiện kinh tế, xã hội, y tế còn chưa phát triển, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh còn cao. Thêm vào đó là tình trạng suy dinh dưỡng, không đủ điều kiện học tập và phát triển. Dân số quá đông khiến thế giới sẽ phải gồng mình lên khi đối mặt với tội phạm, chiến tranh và dịch bệnh.

>> Xem thêm:

  • Độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam
  • Bình đẳng giới ở Việt Nam

Biện pháp kìm hãm sự gia tăng dân số

Cả thế giới đang không ngừng chạy đua để giải quyết những vấn đề mang tính thời sự như gia tăng dân số. Bên cạnh nguyên nhân gia tăng dân số thì giải pháp là điều được các nhà nghiên cứu quan tâm lớn. Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng những biện pháp dưới đây phần nào giảm nhẹ được tình trạng này.

Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng Anh

Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là biện pháp thiết thực nhất để kiểm soát tình trạng gia tăng dân số. Trung Quốc đã làm rất tốt điều này, Tuy nhiên, các chính sách, quy định phải rõ ràng, triệt để và tiếp cận rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, việc giáo dục và tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề này có vai trò và ý nghĩa lâu dài hơn cả. Việc giáo dục về dân số phải được thực hiện rộng rãi, hướng tới nhiều đối tượng và ưu tiên giáo dục từ khi còn nhỏ.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gia tăng dân số mà các chuyên gia đang nghiên cứu để tìm cách khắc phục. Mong rằng tình trạng này sẽ cải thiện trong tương lai vì sự phát triển bền vững của thế giới.

Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng Anh

nêu những biện pháp giảm sự gia tăng dân số và ngăn chặn sự bùng nổ dân số. Câu 4 trang 7 SBT Địa lí 7 – Bài 1: Dân số

Dựa vào vốn hiểu biết và sơ đồ dưới đây:

Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng Anh

Hãy nêu những biện pháp giảm sự gia tăng dân số và ngăn chặn sự bùng nổ dân số.

Trả lời :

Quảng cáo

Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số và ngăn chặn sự bùng nổ dân số:

– Kiểm soát sinh đẻ ( kế hoạch hóa gia đình ) làm giảm sự gia tăng dân số

– Phát triển giáo dục, cách mạng nông nghiệp, công nghiệp hóa làm tăng tốc độ phát triển kinh tế khá cao, đời sống con người, trình độ hiểu biết được nâng cao. Từ đó nhận thức được hậu quả được của gia tăng dân số dẫn tới các hành động, suy nghĩ giúp hạn chế sự gia tăng dân số nhất có thể.

tham khảo

1. Vài nét về thực trạng chất lượng dân số của Việt Nam

Ở nước ta, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Sự phát triển bền vững của đất nước chủ yếu trong tương lai dài hạn là dựa vào năng suất lao động, tức là dựa vào chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số. Đó là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

      35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, trong đó, có công tác dân số của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2019 là năm thứ 13 liên tiếp Việt Nam duy trì được mức sinh thay thế. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến 0h ngày 1-4- 2019 của Tổng cục Thống kê, quy mô dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người, trở thành quốc gia đông dân đứng vị trí thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (1). Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2020 là 73,7 tuổi(tăng 0,1 tuổi so với năm 2019: 73,6 tuổi) cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Duy trì 14 năm liên tiếp từ năm 2006 đạt mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2020 ước tính là 2,12 con/phụ nữ. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, chiều cao trung bình của thanh niên: Nam đạt 168,1cm, tăng 3,7cm so với năm 2009; nữ đạt 156,2cm so với năm 2009. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay công tác dân số cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Đó là mức sinh chênh lệc đáng kể giữa các vùng miền, tỉnh thành phố, thậm chí có những nơi mức sinh  đã xuống thấp như ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, mức sinh vẫn còn cao ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Đáng chú ý mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn diễn ra nghiêm trọng và ngày càng lan rộng, tỉ số giới tính năm 2020 là 112,1 bé trai/100 bé gái. Lợi thế dân số vàng chưa thật sự được khai thác và phát huy hiệu quả. Chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp, chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân là 73,6 tuổi, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp, chỉ đạt khoảng 64 tuổi. Số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện, trong 30 năm chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng được 3 cm. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều ở một số dân tộc ít người. Việc bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người còn hạn chế, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi.

Tình trạng trên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác dân số nói chung và nâng cao chất lượng dân số nói riêng, nhưng nguyên nhân cơ bản là do:

Thứ nhất, nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo chỉ đạo công tác dân số và nâng cao chất lượng dân số gắn với chương trình phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế – xã hội. Trong công tác quản lý nhà nước về dân số còn bất cập; một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới; tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở cấp cơ sở còn thấp; chức năng, nhiệm vụ chưa được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dân số.

Thứ hai, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu trong giai đoạn mới; các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế – xã hội còn chưa được nhận thức đầy đủ, chưa chú trọng đúng mức, có địa phương, cơ sở còn xem nhẹ công tác dân số làm ảnh hưởng đến công tác dân số của cả nước.

Thứ ba, công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao, chưa phối hợp và phát huy được tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể, của nhà trường, của gia đình và cộng đồng xã hội. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hoá gia đình. Nhận thức và tiếp cận sớm với tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cũng như hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh còn hạn chế, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ làm khó khăn cho cuộc sống của gia đình và xã hội.

Những biện pháp giảm sự gia tăng dân số Tiếng Anh

2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dân số Việt Nam trong giai đoạn mới

 Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác dân số. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới đã nêu rõ: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”(2). Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển, phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng, đồng thời chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, bảo đảm toàn dân điều được quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ”(3). Do đó, mục tiêu nâng cao chất lượng dân số được coi là một trong những chính sách cơ bản của Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính chất quyết định đến nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho công cuộc phát triển nhanh, bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Để nâng cao chất lượng dân số đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, chúng tôi xin đề xuất thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tăng cường và đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số và phát triển. Xác định nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đảng, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người yếu thế để nâng cao chất lượng dân số và không ai bị bỏ lại phía sau.

Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nhất là trong đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn. Cần thực hiện tốt chính sách dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số của đất nước trong tình hình phát triển mới.

Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục với các hình thức phù hợp đến tất cả các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, hành động về dân số và phát triển về các vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng.

Bốn là, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách dân số, từ tập trung vào kế hoạch hoá gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chỉ đạo điều phối có hiệu quả các hoạt động liên quan đến dân số và phát triển. Thực hiện các biện pháp nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam, đặc biệt sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia tích cực, trách nhiệm của ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, thể thao. Đồng thời, xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng  yêu cầu phát triển bền vững đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh và hạnh phúc./.