Những biện pháp bảo vệ môi trường sống
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một vài cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.
Mục Lục
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi ở các cuộc họp của chính phủ, các diễn đàn bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường nếu không được giải quyết và xử lý kịp thời thì sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của con người và nền kinh tế của đất nước vì vậy chúng ta cần có biện pháp bảo vệ môi trường
Hiểu một cách đơn giản thì ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất của một thành phần nào đó của môi trường theo chiều hướng xấu đi, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, động – thực vật.
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường là gì?
– Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các yếu tố tự nhiên
Sạt lở đất đồi núi, bờ sông cuốn vào dòng nước bùn, đất mùn,… làm giảm chất lượng của nước.
Khói bụi từ sự phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
Ô nhiễm môi trường nước cũng là do sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng…
Nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp thường xuyên xả rác, xả khí trong quá trình sản xuất vào không khí, môi trường.
Sự phân hủy xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm, hoặc xác chết các sinh vật trôi nổi cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp. Đặc biệt, với một hệ thống nối liền của các dòng chảy ao hồ, kênh rạch,… khi các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra như lũ lụt, mưa bão,… rác thải sẽ dễ dàng bị cuốn trôi và phát tán nhanh chóng, khó khống chế.
– Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tác nhân của con người
Hàng ngày, con người sử dụng nước cho rất nhiều hoạt động khác nhau, từ các cá nhân đến cơ quan, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện. Nước từ các hoạt động này đều chứa các chất thải với thành phần dễ phân hủy, dầu mỡ, chất rắn, vi khuẩn thường không được sử lý mà thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông,..
Các chất thải từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất,… thường không được thu gom, xử lý. Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp thường xuyên xả rác, xả khí trong quá trình sản xuất vào không khí, môi trường. Nhưng đây đều là những rác thải, khí thải khó khắc phục và gây ô nhiễm trầm trọng nếu chưa có biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
– Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do các chất thải từ phương tiện giao thông
Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu. Trong các loại phương tiện tham gia giao thông, xa moto, xa gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất. Bởi theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc.
Các biện pháp bảo vệ môi trường sống
Để khắc phục tình trạng ôi nhiễm môi trường giữ môi trường luôn xanh sạch đẹp, chúng ta cần có giải pháp lâu dài. Các giải pháp để bảo vệ môi trường có thể kể đến như:
- Trồng nhiều cây xanh
Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi
- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại.
- Sử dụng năng lượng sạch
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
- Tiết kiệm điện
Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện ( TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Giảm sử dụng túi nilông
Bạn có tin rằng các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
Hạn chế sử dụng túi ni lông và đồ nhựa cũng là biện pháp bảo vệ môi trường
- Tận dụng ánh sáng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch,nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm.
- Ưu tiên sản phẩm tái chế
Sử dụng giấy tái chế để cứu rừng cây. Giấy tẩy trắng thường được dùng để in báo và loại giấy này khi sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất nên sử dụng giấy tái chế hay loại giấy không qua tẩy trắng.
Tái chếchất thải của bạn càng nhiều càng tốt khi có thể. Khí mê-tan, loại “khí nhà kính” có ảnh hưởng nhiều nhất, được phát thải vào không khí khi rác trong bãi rác bị phân hủy. Giảm lượng rác chở đến bãi rác sẽ giúp làm giảm lượng khí mê-tan phát thải từ bãi rác.
- Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống
Trước đây khi khoa học còn chưa được mở rộng phát triển thì áp dụng khoa học kĩ thuật vào còn nhiều hạn chế nhưng giờ đây khoa học phát triển, nhiều thiết bị thân thiện môi trường và làm giảm ô nhiễm. Như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện làm giảm tiêu thụ điện năng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên sản xuất ra điện. Hay các thiết bị có thể tái chế sử dụng để giảm lượng rác thải cho môi trường sống của con người.
- Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)
Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng, hãy đối mặt với thực tế rằng chúng ta tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn mà những gì thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang cạn kiệt dần, kể cả nước. Vì vậy trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân trước. Tích cực sử dụng các sản phẩm tái chế thay vì vứt đi.
- Sử dụng phương tiện công cộng, xe đạp hoặc đi bộ.
Đối với những chuyến đi ngắn bạn có thể đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng đây là một hành động rất tốt để bảo vệ môi trường.
- Nâng cao ý thức người dân bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường. Các hoạt động vì môi trường, giờ Trái Đất đều có tác dụng nâng cao ý thức mọi người. Nếu ngay từ nhỏ các trẻ được dạy các bài học về lòng yêu thiên nhiên và quê hương thì trẻ sẽ có ý thức bảo vệ môi trường hơn.
Những biện pháp bảo vệ môi trường mà chúng ta có thể làm hằng ngày
Dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà ở
Chúng ta có thể bắt đầu bảo vệ môi trường bằng cách dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà ở của mình. Việc làm tuy nhỏ bé nhưng mang lại ý nghĩa vô cùng tốt đẹp giúp môi trường sống luôn sạch sẽ, trong lành.
Vứt rác đúng nơi quy định
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường chính là xả rác bữa bãi. Chính vì thế, chúng ta lên tự ý thức bản thân hơn, vứt rác đúng nơi quy định và dọn dẹp rác sau khi sử dụng.
Hạn chế sử dụng nilon
Túi nilon để có thể phân hủy phải mất hàng trăm năm, chúng làm đất trở nên nghèo dinh dưỡng và làm ô nhiễm môi trường biển, giết hại những sinh vật biển khi không may nuốt phải chúng,… Chính vì vậy nên hạn chế sử dụng túi nilon, mà thay thế bằng túi giấy hoặc túi vải để đựng đồ dùng hàng ngày.
Tiết kiệm nước, điện trong sinh hoạt
Việc tiết kiệm điện và nước trong sinh hoạt hàng ngày cũng là một việc làm rất thiết thực giúp bảo vệ môi trường.
Tiết kiệm nước: Không lãng phí nước, khóa vòi nước sau khi sử dụng.
Tiết kiệm điện: Tắt thiết bị điện khi không dùng đến và ở các khu vực không cần dùng đến điện
Tích cực tham gia các hoạt động về biện pháp bảo vệ môi trường
Tùy theo độ tuổi và khả năng mà các bạn có thể lựa chọn các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp nhất.
Tham gia các chiến dịch biện pháp bảo vệ môi trường có thể giúp trang bị kiến thức cho bản thân.