Những bí mật của tắc kè – Sách Hay

Thật ra có những bí mật mà ai ai cũng biết rồi, nhưng vẫn chưa biết hết đâu nhé! Nhìn hình ảnh tắc kè biến hoá ảo diệu cùng những chiêu trò bí hiểm, vẫn luôn thấy thật là thú vị. Cùng xem những độc chiêu của họ nhà tắc kè nhé!

Tắc kè có khả năng nguỵ trang siêu hạng, thoắt cái biến thành chiến lá khô hay ẩn vào lớp vỏ cây nâu nâu, có căng mắt ra nhìn cũng chẳng thấy.

Đố tìm được tớ nhé!Tớ là chiếc lá khô, nhất định là lá khô!

Chiếc đuôi của tắc kè có thể rụng ra khi cần thoát thân, sau đó sẽ tự mọc lại. Bao nhiêu lần cô mèo mướp ngẩn ngơ với chiếc đuôi ngoe nguẩy trước mặt, còn tắc kè thì đã cao chạy xa bay. Chiếc đuôi ngoài công dụng để… rụng khi cần thiết, nó còn là nơi chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Vào những mùa khan hiếm thức ăn, tắc kè sẽ sử dụng thức ăn dự trữ ở đuôi cho qua mùa đói kém.

Đứt đuôi rồi, haizzz, mất công phải sản xuất cái đuôi mới!

Tắc kè không chỉ tự mọc lại đuôi mà còn có thể tái tạo não bộ! Yếu tố này giúp các nhà khoa học tin rằng có thể nghiên cứu để tìm ra cách tái tạo bộ não con người khi chẳng may bị chấn thương.

Tắc kè thường dùng lưỡi liếm mắt để làm ẩm mắt và cũng để rửa mắt nữa. Vì tắc kè không có mí mắt nên rất dễ bị bụi bay vào. Người ta nói lưỡi của tắc kè chẳng khác gì cái cần gạt nước của ô tô, khi nó đang rửa mắt. Chắc là ngoài bài hát “rửa mặt như mèo” sẽ có thêm bài hát “rửa mắt như tắc kè” nữa.

Bụi bay vào mắt rồi này!

Tắc kè là loài ưa sạch sẽ nên bên cạnh việc rửa mắt, nó còn thích tắm táp bằng… sương cho sạch sẽ. Vì bề mặt da xù xì của tắc kè là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nên họ nhà tắc kè thường ngâm mình trong sương sớm hoặc sương đêm để rửa trôi bụi bẩn.

Đẹp trai lại còn ở sạch

Tắc kè có bàn chân cực kỳ bám dính, quyết đu bám trên mọi địa hình, nhờ có đám sợi lông và móc nhỏ li ti trên ngón chân của chúng. Kể cả những thân cây hay lá cây bị ướt nước sau mưa, bàn chân tắc kè cũng không bao giờ bị trượt. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng này để tạo ra các loại keo hay băng dính dùng được trên bề mặt thấm nước

Nhờ bàn chân đặc biệt thế này nên mình bám dính chấp mọi địa hình

Tắc kè kêu như thế nào? Tất nhiên là “tắc kè” rồi. Nhưng đáng nói là ngoài kêu “tắc kè”, tắc kè còn có thể sủa như chó, hót líu lo như chim, hay kêu click click. Thậm chí, tiếng nhấp chuột hiện nay được xem là bắt chước tiếng tắc kè kêu nữa đấy!
Và chỉ có tắc kè đực mới kêu thành tiếng “tắc kè” thôi.

Tắc kè! Chíp chiu! Gấu gấu! Click click!

Khả năng nhìn của tắc kè rất tốt. Tắc kè đêm – một loại tắc kè có đôi mắt rất to, vào ban đêm, con ngươi của chúng có thể mở rộng hết cỡ để tiếp nhận ánh sáng nên mắt tắc kè nhìn tốt gấp 350 lần so với mắt người.

Bầu trời ban đêm trong mắt tắc kè mới thật là kỳ vĩ, như nhìn qua kính thiên văn, thấy cả thiên hà… Ước gì loài người có đôi mắt như vậy.

Bầu trời đêm trong mắt con người.Bầu trời đêm trong mắt tắc kè. Wow!

Một số loài tắc kè có thể… bay! Wow!

Oh yeah! Mình có thể bay!

Một số loài tuy họ là tắc kè nhưng chẳng giống tắc kè tí nào, trông giống rắn hơn

Trông chẳng giống tắc kè tí nào

Loài tắc kè nhỏ nhất chỉ dài dưới 2,5cm.

Nhỏ nhưng có võ à nghen!

Tắc kè thông thường sống được 5 năm trong tự nhiên. Nhưng có những bạn tắc kè được nuôi làm thú cưng, có thể sống đến 18 năm.

Cưng ơi cưng à!

(sachhay.vn)