Nhựa tái chế là gì? 7 loại nhựa tái chế và tỉ lệ tái chế
Nội dung chính
Việc sử dụng nhựa với một số lượng lớn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Những tác động này có thể đe dọa đến sức khỏe của con người. Nếu các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng có thể tái chế được thì việc chế tạo nhựa mới có thể gây lãng phí tài nguyên, tiêu hao năng lượng. Hãy cùng Thuận Thiên Plastic tìm hiểu về các loại nhựa tái chế phổ biến ngay sau đây.
Tái chế nhựa là gì?
Tái chế nhựa được hiểu là quy trình thu hồi các loại nhựa phế liệu có khải năng tái chế được tái chế thành các sản phẩm chức năng và hữu ích cho đời sống. Quy trình tái chế được đơn giản hóa như sau: phân loại nhựa polyme -> băm cắt làm nhỏ -> làm sạch -> làm nóng chảy bằng công thức và công nghệ hiện tại -> đúc khuôn thành sản phẩm mới.
Lợi ích của việc tái chế nhựa là góp phần làm giảm tỉ lệ ô nhiễm nhựa, giảm áp lực lên các tài nguyên hóa thạch tự nhiên từ Trái Đất. Cách tiếp cận này của các chính phủ nhằm bảo tồn tài nguyên và các lợi ích khác về kinh tế.
Nhựa tái chế được ứng dụng trong đời sống như thế nào
Một số sản phẩm mà bạn luôn bắt gặp trong sinh hoạt như:
- Chai lọ nhựa đồ uống và khay đựng thức ăn.
- Vải polyester cho quần áo.
- Các loại thùng nhựa cỡ lớn, thùng nhựa rỗng hoặc bít.
- Các loại bao tải lớn, nhỏ nhất là các túi nilon.
- Tấm lót vòm bánh xe và tấm cản trên ô tô.
- Các loại màng nhựa.
- Các loại sàn giả gỗ, nhựa giả giấy
- Thùng phuy và pallet tái sử dụng.
- Chậu hoa, chậu nhựa, khay đựng nước sinh hoạt.
7 loại nhựa tái chế và tỉ lệ tái chế
Nhựa PET
Nhựa PET (Polyethylene Terephthalate) là nhựa nhiệt dẻo được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm sợi quần áo, chai đựng nước uống, chai gia vị, hộp đựng thực phẩm,…
PET là loại nhựa tương đối dễ tái chế nên tỷ lệ tái chế của nó trên thế thế giới cũng cao hơn các loại nhựa còn lại. Tại một số nước ở châu Âu, Ấn Độ và Hàn Quốc, tỷ lệ tái chế nhựa PET đã đạt hơn 50%. Ở Mỹ, tỷ lệ tái chế đối với chai nhựa PET là 29,1%.
Các sản phẩm từ nhựa PET tái chế phổ biến nhất là đồ nội thất, dây đai để quấn pallet, thảm làm bằng các sợi nhựa tổng hợp, chai và hộp đựng thực phẩm (bởi tính an toàn cao, không gây độc hại).
Khi nhựa PET được chế tạo thành hộp đựng thực phẩm thì nó có thể chịu được vòng tái chế thứ hai hoặc thứ ba, nhưng khi nó được kéo thành sợi polyester thì việc tái chế trở nên khó khăn hơn.
Nhựa HDPE
Nhựa HDPE (Polyethylene mật độ cao) được chấp nhận tại hầu hết các xưởng tái chế trên thế giới vì nó là một trong những loại nhựa dễ tái chế nhất. Ở Mỹ, tỷ lệ tái chế đối với chai nhựa HDPE là vào khoảng 30%.
Nhựa HDPE tái chế có thể làm chai nhựa đựng mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, thùng rác, pallet nhựa, thùng phi nhựa, ống dẫn nước, đồ chơi,….
Độ dày và độ bền của HDPE giúp nó dễ dàng chịu được quá trình tái chế nhiều lần.
Nhựa PVC
Nhựa PVC (Polyvinyl Clorua) là một loại nhựa nhiệt dẻo được sử dụng phổ biến để sản xuất dây điện, ống dẫn, chai dầu gội,… không được tái chế phổ biến. Cần một quy trình khá phức tạp để có thể tách các hợp chất và tạo ra PVC mới cho các sản phẩm như sàn nhựa, dây cáp, thảm sàn, đồ nội thất,… Độ khó và tính phức tạp của quy trình này khiến nhựa PVC cũng không tái chế được nhiều lần.
Nhựa LDPE
Nhựa LDPE (Polyethylene mật độ thấp) được sử dụng phổ biến để sản xuất túi nhựa. Đôi khi, không dễ dàng để tái chế vật liệu này. Thay vì tái chế, bạn có thể làm sạch và tái sử dụng chúng cho các mục đích khác.
Về mặt kỹ thuật, LDPE vẫn có thể được tái chế những quá trình thực hiện lại không dễ dàng. Các túi nhựa sẽ trở nên lộn xộn trong các máy móc tái chế, ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình. Ngoài ra, nhựa LDPE rất rẻ lại có chất lượng thấp nên việc tái chế nó không thực sự hiệu quả về mặt kinh tế. Vì vậy, có rất nhiều thành phố tại các quốc gia trên thế giới sẽ không chấp nhận LDPE (nhựa số 4) trong thùng rác tái chế bên lề đường.
Bất chấp những khó khăn này, nhựa LDPE khi được tái chế sẽ được chế tạo thành lớp lót thùng và màng bao bì.
Nhựa LDPE không được tái chế sẽ đi đâu?
Nếu nhựa LDPE không được tái chế nó sẽ được đưa đến bãi chôn lấp và mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Hơn nữa, vì đặc tính nhựa mềm, có trọng lượng nhẹ nên có thể dễ dàng bị thổi bay ra khỏi bãi chôn lấp, có thể ra đến sông, biển gây nguy hại cho sức khỏe sinh vật khi ăn phải và thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường.
Nhựa PP
Nhựa PP thường được sử dụng để làm hộp nhựa đựng chất khử mùi, nắp đậy lọ nhựa, nắp chai, đồ nội thất, thiết bị y tế….
Trong hầu hết các trường hợp, các công ty tái chế sẽ từ chối PP cho quá trình tái chế. Tại Mỹ, tỷ lệ tái chế nhựa này chỉ từ 1-3%. Hầu hết các sản phẩm PP đều được đưa đến bãi chôn lấp và mất từ 20-30 năm để phân hủy hoàn toàn.
Nguyên nhân là do việc tái chế PP rất khó khăn và tốn kém nhiều chi phí. Trong nhiều trường hợp, hầu như rất khó để loại bỏ mùi của sản phẩm được làm từ loại nhựa này trong vòng đời đầu tiên của nó. Ngoài ra, PP tái chế thường có màu đen hoặc xám, không thích hợp để sử dụng cho việc đóng gói.
Nhựa PS
Nhựa PS có thể được tìm thấy trong các sản phẩm như dao kéo bằng nhựa, hộp đựng sữa chua, hộp trứng, hộp đựng thực phẩm mang đi, cốc dùng một lần,…
PS, loại có chứa Styrofoam, được coi là loại nhựa ít thân thiện nhất với môi trường và hầu như không được các chương trình tái chế trên thế giới chấp nhận.
Loại nhựa PS truyền thống không thể tái chế vì nó chứa hydrocacbon lỏng không thể phân hủy bằng phương pháp tái chế tiêu chuẩn. Tuy nhiên, polystyrene mở rộng (EPS), một loại nhựa tế bào cứng có thể được tái chế để sản xuất bao bì cách nhiệt.
Nhựa PS có tái chế được không?
Nhựa PS hoàn toàn có thể tái chế, các loại nhựa hình thành rác vô cơ như PS, HIPS, EPS được tái chế 100% giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.
Những sản phẩm tái chế được sử dụng như chất độn đóng gói, khay đựng nhưng không dùng trong ngành thực phẩm, đồ ăn.
Lợi ích của việc tái chế nhựa
Quá trình tái chế nhựa thực chất không đơn giản nhưng tại sao lại được khuyến khích tại các nước trên thế giới? Chính là vì những lợi ích tuyệt vời sau đây:
-
Làm giảm lượng rác thải ra môi trường, ra đại dương.
-
Làm giảm thải carbon dioxide và các khí độc hại ra môi trường.
-
Ngăn cản sự nóng lên toàn cầu.
-
Làm giảm các hoạt động phá rừng thường diễn ra khi sản xuất nhựa mới.
-
Tiết kiệm năng lượng, xăng dầu mà các nhà sản xuất sử dụng để tạo ra nhựa mới.
-
Bảo tồn không gian được sử dụng làm bãi chôn lấp, khoảng trống đó có thể sử dụng cho các mục đích khác.
-
Tạo ra nhiều việc làm mới.
-
Mang lại thu nhập cho những người tình nguyện thu gom rác thải nhựa.
-
Tạo thêm doanh thu cho chính phủ và các tổ chức tư nhân.
-
Khuyến khích lối sống bền vững cho con người.
Trên đây là thông tin về các loại nhựa tái chế và khả năng tái chế của chúng. Tỷ lệ tái chế nhựa tại các quốc gia ngày một tăng lên là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa từ các quốc gia và mỗi cá nhân trong việc thu gom, phân loại rác tại nguồn để tạo thuận lợi cho quá trình tái chế nhựa.
Tôi là Võ Văn Quyết – CEO Công ty Thuận Thiên Plastic: một trong những đơn vị hàng đầu chuyên phân phối các dòng sản phẩm nhựa công nghiệp chất lượng: thùng rác nhựa, thùng nhựa đặc, thùng nhựa rỗng, sóng nhựa, pallet nhựa, các sản phẩm nhựa danpla và vật tư công nghiệp.
Kết nối với tôi qua: Facebook