Như thế nào là khái niệm văn hóa ứng xử trong kinh doanh? – ACC GROUP

Giao tiếp hiệu quả, khéo léo được xem là một công cụ chiếm giữ 90% của sự thành công.  Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp cũng vậy. Nó là tiền đề giúp thắt chặt mối liên hệ giữa cá nhân với tổ chức, giữa người với người. Việc hiểu rõ cũng như ứng dụng các quy tắc văn hóa ứng xử trong kinh doanh đúng đắn. Sẽ xây dựng nên một môi trường làm việc than thiện và mang lại hiệu quả cao.

Van Hoa Ung Xu Trong Doanh Nghiep 1 1024x682

Như thế nào là khái niệm văn hóa ứng xử trong kinh doanh?

1. Văn hóa ứng xử trong kinh doanh là gì?

Văn hóa ứng xử trong kinh doanh được định nghĩa là những mối quan hệ ứng xử giữa các cấp trong cùng một tổ chức kinh doanh. Cụ thể, đây là cách thức giao tiếp và đối xử giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên đồng cấp với nhau và giữa con người với công việc. Văn hóa ứng xử được xây dựng dựa trên văn hóa nội bộ doanh nghiệp và văn hóa ứng xử của cộng đồng.

2. Vì sao cần phải xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp?

Văn hóa ứng xử sẽ quyết định đến việc tạo dựng hình ảnh, bản sắc và thậm chí là vòng đời của doanh nghiệp. Bởi mỗi cá nhân trong tổ chức đều có tính cách riêng biệt, việc hòa hợp, gắn kết giữa họ không phải là điều dễ dàng. Thêm vào đó, hiệu suất công việc cũng chịu tác động rất lớn của văn hóa ứng xử trong kinh doanh.

Chính vì thế, việc xây dựng một bộ quy tắc về cách ứng xử sẽ giúp các thành viên tự động điều chỉnh hành vi và cách thức giao tiếp chốn công sở một cách đúng đắn và hợp lý. Khi đó, mọi người sẽ cảm thấy được tôn trọng và nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết, gắn bó hơn trong công việc. Điều này không chỉ mang đến sự hào hứng và động lực làm việc cho tất cả thành viên, mà còn góp phần làm nên i tác phong làm việc chuyên nghiệp và bản sắc độc đáo.

3. Một vài quy tắc ứng xử quan trọng trong doanh nghiệp

3.1. Ứng xử khéo léo với cấp trên

Khi giao tiếp với những người giữ chức vụ cao hơn, bạn cần giữ thái độ lịch sự, tôn trọng và luôn tỏ ra bình tĩnh, tự tin và trình bày ý kiến cá nhân của mình một cách trung thực, thẳng thắn. Khi xảy ra bất đồng trong quan điểm hoặc phát hiện lỗi sai của nhà quản lý, thay vì cố gắng tranh cãi hoặc chỉ trích, bạn nên đưa ra những bằng chứng thuyết phục cho ý kiến của mình và góp ý nhẹ nhàng, tế nhị.

3.2. Tạo dựng quan hệ bền vững với cấp dưới

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với những người dưới quyền quản lý của mình là cực kỳ cần thiết. Hãy tìm cách xây dựng niềm tin và tình cảm đối với nhân viên, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ đắc lực của họ để có thể hoàn thành tốt mọi mục tiêu đã đề ra.

3.3. Tôn trọng những người đồng cấp

Nếu coi doanh nghiệp là nhà, thì đồng nghiệp chính là những người thân cùng bạn trải qua những thăng trầm trong công việc. Vì thế, khi giao tiếp và làm việc cùng họ, bạn nên thể hiện sự tôn trọng thông qua thái độ cởi mở, hòa đồng và thân thiện, đối xử bình đẳng, chân thành và không vụ lợi.

Bên cạnh đó, việc tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp vấn đề khó khăn cũng thể hiện bạn là đối tác đáng tin cậy và xứng đáng có được sự yêu mến của những người xung quanh.

3.4. Giải quyết xung đột trong hòa bình

Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của một tổ chức. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy khó chịu với cách hành xử hoặc không đồng tình quan điểm của một cá nhân bất kỳ. Lúc này, bạn nên lựa chọn cách góp ý một cách lịch sự, chân thành và chỉ rõ vấn đề khiến bạn không hài lòng với người đó.

Tuyệt đối không nên nói xấu sau lưng, bạn sẽ không thể biết được lời nói của mình có sức lan tỏa như thế nào. Việc kéo bè kết cánh để hướng chỉ trích vào một ai đó sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho bạn, ngược lại nó sẽ gây ra những hệ lụy xấu cho những mối quan hệ trong công ty của bạn.

Một doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động ổn định và phát triển bền vững khi có được sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ của mình. Chính vì thế, việc xây dựng và duy trì văn hóa ứng xử trong kinh doanh sẽ góp phần tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại để hướng tới các mục tiêu phát triển lâu dài.

4. Một số lưu ý cần tránh

Khi xây dựng văn hóa ứng xử trong kinh doanh, một vài điều mà doanh nghiệp cần tránh như sau:

  • Phớt lờ nhu cầu của nhân viên. Mỗi doanh nghiệp hoạt động dưới 1 hoặc nhiều loại hình khách nhau. Do đó, nhân viên cũng có những nhu cầu xã hội khác nhau. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, hay chế biến thì nhu cầu của nhân viên là sự tôn trọng và những quyền lợi về trợ cấp, bảo hiểm lao động. Nếu doanh nghiệp thiên về sáng tạo nhu cầu của nhân viên là sự chăm sóc về tinh thần.
  • Cứng nhắc trong những quy tắc, quy định. Việc áp dụng hình thức quản lý tập trung quyền sẽ giúp nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Tuy nhiên điều này sẽ mang đến sự khó chịu cho nhân viên vì sự hà khắc, khuôn khổ.

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt cho sự thành bại của một tổ chức. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét và định hướng trong việc xây dựng các chính sách ứng xử phù hợp. Để nâng cao hiệu quả giao tiếp của tổ chức, tạo dựng lòng tin nơi khách hàng và đối tác.

Thấu hiểu và đồng cảm đối những trăn trở của doanh nghiệp. Ví thưởng điện tử mà ACC mang lại sẽ là một giải pháp, một công cụ, một điểm đến tháo gỡ khúc mắc cho doanh nghiệp trong thời đại số.

Khi mà các thông điệp trao gửi yêu thương được lan tỏa. Mang đến những trải nghiệm hạnh phúc:

  • Đối với nhân viên: thông điệp được trao gửi thông qua những lời cảm ơn, những món quà hay những tấm thiệp đến đồng nghiệp thân thương. Hoặc tự thưởng cho bản thân những phần quà bé nhỏ vì sự cố gắng trong công việc.
  • Đối với quản lý: trao những lời động viên, tuyên dương hoặc những phần quà ghi nhận thành tích khích lệ sự cố gắng của nhân viên.

Hệ thống ví thưởng xây dựng nên văn hóa khen thưởng, trao tặng lan tỏa những thông điệp tích cực trong nội tại doanh nghiệp. Góp phần xây dựng kênh truyền thông, văn hóa ứng xử Doanh nghiệp hiệu quả.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Khái niệm văn hóa ứng xử trong kinh doanh. Quý bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 – (4359 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin