Nho hạ đen – Sản phẩm OCOP 3 sao
LNV – Nho hạ đen là một giống cây trồng mới nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Đan Phượng. Năm 2020, sản phẩm nho hạ đen của HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phương Đình đã được chứng nhận OCOP 3 sao.
Đan Phượng chinh phục giống nho mới
Giống nho Hạ Đen có xuất xứ từ Trung Quốc, được trường Đại học Nông lâm Bắc Giang trồng khảo nghiệm thành công tại Việt Nam. Nho hạ đen là cây trồng mới, hiện đang được trồng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc nước ta.
Mô hình trồng nho hạ đen đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Đan Phượng
Mô hình trồng nho hạ đen đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Đan Phượng
Nhận thấy tiềm năng của giống nho hạ đen, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tìm hiểu và bắt tay vào trồng loại cây ăn quả này.
Cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ Nông lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, Hội Khuyến nông huyện Đan Phượng, mới 3 năm triển khai, mô hình trồng nho hạ đen đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu mới cho địa phương.
Mặc dù khá phù hợp với thời tiết miền Bắc, là giống rễ trần có sức sống bền bỉ, tốc độ phát triển nhanh, nhưng giống nho hạ đen lại được đánh giá là khó ra hoa đậu quả một cách tự nhiên mà cần phải có biện pháp xử lý, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, cây còn tương đối mẫn cảm với thời tiết, thu hút nhiều sâu bệnh và các loại nấm nên cần phải phòng trừ đúng thời điểm, đúng liều lượng.
Ông Nguyễn Văn Nội là một trong những người đầu tiên ở Đan Phượng trồng thử nghiệm giống nho hạ đen.
Ông Nguyễn Văn Nội là một trong những người đầu tiên ở Đan Phượng trồng thử nghiệm giống nho hạ đen.
Là một trong những người đầu tiên trồng thử nghiệm giống nho hạ đen tại huyện Đan Phương, ông Nguyễn Văn Nội – Hội viên HTX sản xuất và tiêu thị rau an toàn Phương Đình cho biết: “Trước đây gia đình chúng tôi chủ yếu là trồng đào, quất tuy nhiên rất vất vả, hiệu quả không cao. Năm 2019, được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Hội Nâm lâm Bắc Giang và Hội Khuyến nông huyện Đan Phượng, tôi đã mạnh dạn đầu tư sang trồng giống nho hạ đen”.
Để có vườn nho khỏe mạnh, phát triển tốt, thời gian đầu ông Nội cũng chủ động mời chuyên gia người Trung Quốc về để hướng dẫn thêm về kỹ thuật chăm sóc giống nho hạ đen.
Đến nay, vườn nho hạ đen của ông Nội và hầu hết các hộ dân khác trên địa bàn huyện Đan Phượng đều canh tác theo hướng VietGAP. Tất cả các vườn nho của các thành viên HTX đều sử dụng phân bón hữu cơ, có chuồng ủ phân riêng. Phân bón được làm từ đậu tương ủ với chế phẩm vi sinh, ngoài ra còn ủ dịch chuối với tro bếp vừa không gây mùi, vừa đảm bảo an toàn.
Theo ông Nội, việc sử dụng phân bón này tốn kém hơn nhiều, nhưng nếu dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu sẽ rất hại đất, đất bạc nhanh lại không đảm bảo an toàn.
Phát triển kinh tế, du lịch địa phương
Giống nho hạ đen mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 5 vào tháng 10 âm lịch. Chính vụ tháng 5 sẽ cho năng suất cao hơn, quả to, chùm sai và đều quả do có thời gian ngủ đông dài vài tháng.
HHTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phương Đình có 6 thành viên tham gia trồng nho hạ đen, với tổng diện tích canh tác là 1,5 ha, sản lượng mỗi năm đạt 6 – 7 tấn, giá bán lẻ 150.000 đồng/kg. Chỉ tính riêng vườn của ông Nội đã đạt 2 – 3 tấn/năm, trừ các chi phí thu về khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.
Theo ông Nội, sản phẩm nho hạ đen của gia đình ông Nội hiện đã có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng trái cây sạch trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành. bên cạnh đó với sự hỗ trợ của UBND xã Đan Phương, sản phẩm còn được bán trên cả sàn thương mại điện tử.
Mặc dù là cây trồng mới tại Đan Phượng, nhưng mô hình trồng nho hạ đen đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Đáng chú ý, giống nho hạ đen cho quả ngọt, giòn, thơm nên được người tiêu dùng đánh giá cao. Năm 2020, sản phẩm nho hạ đen của HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phương Đình được UBND TP. Hà Nội chứng nhận OCOP 3 sao, qua đó góp phần tạo thương hiệu, sự uy tín và thuận lợi cho đầu ra.
Ông Nội chia sẻ: “Sau khi được chứng nhận OCOP có nhiều người biết đến và tin tưởng sản phẩm hơn. Đây chính là cơ hội để chúng tôi phát triển hơn nữa cho sản phẩm nho hạ đen. Dự định, những năm tới, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô để tăng sản lượng lên 20 tấn/năm”.
Mô hình trồng nho hạ đen của HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phương Đình không chỉ góp phần phát triển kinh tế cho các hội viên mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động tại địa phương với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vào mùa thu hoạch thuê thêm khoảng 70 – 80 lao động thời vụ.
Việc đưa nho hạ đen vào trồng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân của huyện Đan Phượng mà vào chính vụ thu hoạch, vườn nho còn trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm hái nho tại vườn, nhờ đó tạo hiệu quả kép cho người dân.
Ông Phùng Văn Thao – Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình
Ông Phùng Văn Thao – Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình
Ông Phùng Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình cho biết: “Mô hình trồng nho hạ đen đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Đây là sản phẩm đầu tiên của xã được chứng nhận OCOP, thời gian tới UBND xã Phương Đình sẽ hỗ trợ để mở rộng quy mô trồng nho hạ đen và phát triển một số sản phẩm thế mạnh để có thêm sản phẩm OCOP”.
Bài, ảnh: Phan Ngân
Giống nho Hạ Đen có xuất xứ từ Trung Quốc, được trường Đại học Nông lâm Bắc Giang trồng khảo nghiệm thành công tại Việt Nam. Nho hạ đen là cây trồng mới, hiện đang được trồng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc nước ta.Nhận thấy tiềm năng của giống nho hạ đen, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tìm hiểu và bắt tay vào trồng loại cây ăn quả này.Cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ Nông lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, Hội Khuyến nông huyện Đan Phượng, mới 3 năm triển khai, mô hình trồng nho hạ đen đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu mới cho địa phương.Mặc dù khá phù hợp với thời tiết miền Bắc, là giống rễ trần có sức sống bền bỉ, tốc độ phát triển nhanh, nhưng giống nho hạ đen lại được đánh giá là khó ra hoa đậu quả một cách tự nhiên mà cần phải có biện pháp xử lý, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, cây còn tương đối mẫn cảm với thời tiết, thu hút nhiều sâu bệnh và các loại nấm nên cần phải phòng trừ đúng thời điểm, đúng liều lượng.Là một trong những người đầu tiên trồng thử nghiệm giống nho hạ đen tại huyện Đan Phương, ông Nguyễn Văn Nội – Hội viên HTX sản xuất và tiêu thị rau an toàn Phương Đình cho biết: “Trước đây gia đình chúng tôi chủ yếu là trồng đào, quất tuy nhiên rất vất vả, hiệu quả không cao. Năm 2019, được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Hội Nâm lâm Bắc Giang và Hội Khuyến nông huyện Đan Phượng, tôi đã mạnh dạn đầu tư sang trồng giống nho hạ đen”.Để có vườn nho khỏe mạnh, phát triển tốt, thời gian đầu ông Nội cũng chủ động mời chuyên gia người Trung Quốc về để hướng dẫn thêm về kỹ thuật chăm sóc giống nho hạ đen.Đến nay, vườn nho hạ đen của ông Nội và hầu hết các hộ dân khác trên địa bàn huyện Đan Phượng đều canh tác theo hướng VietGAP. Tất cả các vườn nho của các thành viên HTX đều sử dụng phân bón hữu cơ, có chuồng ủ phân riêng. Phân bón được làm từ đậu tương ủ với chế phẩm vi sinh, ngoài ra còn ủ dịch chuối với tro bếp vừa không gây mùi, vừa đảm bảo an toàn.Theo ông Nội, việc sử dụng phân bón này tốn kém hơn nhiều, nhưng nếu dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu sẽ rất hại đất, đất bạc nhanh lại không đảm bảo an toàn.Giống nho hạ đen mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 5 vào tháng 10 âm lịch. Chính vụ tháng 5 sẽ cho năng suất cao hơn, quả to, chùm sai và đều quả do có thời gian ngủ đông dài vài tháng.HHTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phương Đình có 6 thành viên tham gia trồng nho hạ đen, với tổng diện tích canh tác là 1,5 ha, sản lượng mỗi năm đạt 6 – 7 tấn, giá bán lẻ 150.000 đồng/kg. Chỉ tính riêng vườn của ông Nội đã đạt 2 – 3 tấn/năm, trừ các chi phí thu về khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.Theo ông Nội, sản phẩm nho hạ đen của gia đình ông Nội hiện đã có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng trái cây sạch trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành. bên cạnh đó với sự hỗ trợ của UBND xã Đan Phương, sản phẩm còn được bán trên cả sàn thương mại điện tử.Mặc dù là cây trồng mới tại Đan Phượng, nhưng mô hình trồng nho hạ đen đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Đáng chú ý, giống nho hạ đen cho quả ngọt, giòn, thơm nên được người tiêu dùng đánh giá cao. Năm 2020, sản phẩm nho hạ đen của HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phương Đình được UBND TP. Hà Nội chứng nhận OCOP 3 sao, qua đó góp phần tạo thương hiệu, sự uy tín và thuận lợi cho đầu ra.Ông Nội chia sẻ: “Sau khi được chứng nhận OCOP có nhiều người biết đến và tin tưởng sản phẩm hơn. Đây chính là cơ hội để chúng tôi phát triển hơn nữa cho sản phẩm nho hạ đen. Dự định, những năm tới, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô để tăng sản lượng lên 20 tấn/năm”.Mô hình trồng nho hạ đen của HTX sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phương Đình không chỉ góp phần phát triển kinh tế cho các hội viên mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động tại địa phương với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vào mùa thu hoạch thuê thêm khoảng 70 – 80 lao động thời vụ.Việc đưa nho hạ đen vào trồng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân của huyện Đan Phượng mà vào chính vụ thu hoạch, vườn nho còn trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm hái nho tại vườn, nhờ đó tạo hiệu quả kép cho người dân.Ông Phùng Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình cho biết: “Mô hình trồng nho hạ đen đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Đây là sản phẩm đầu tiên của xã được chứng nhận OCOP, thời gian tới UBND xã Phương Đình sẽ hỗ trợ để mở rộng quy mô trồng nho hạ đen và phát triển một số sản phẩm thế mạnh để có thêm sản phẩm OCOP”.