Nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách đo như thế nào
Nhịp tim nhanh hay chậm biểu hiện tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vậy nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách đo như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhịp tim là thông số hàng đầu thông báo về tình trạng sức khỏe cơ thể, hay đặc biệt hơn là sức khỏe tim mạch. Nhịp tim bình thường được xác định dựa trên nhịp tim khi nghỉ ngơi – nhịp tim đo buổi sáng khi vừa thức dậy. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về nhịp tim.
* Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim của con người hoạt động có nhiều yếu tố khác nhau. Nó phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, công việc cũng như môi trường sống của mỗi người sẽ dẫn đến mức nhịp tim khác nhau.
Với người ở độ tuổi trưởng thành thì nhịp tim thường rơi vào khoảng từ 60-100 nhịp/ phút. Nhưng mức được cho là an toàn nhất vẫn là khoảng dao động từ 60 -90 nhịp/ phút. Các chuyên gia y khoa của Na uy đã nghiên cứu trong vòng 10 năm về sức khỏe và nhịp tin thì nhận thấy rằng, nhịp tim càng về mức tối thiểu trong mức dao động trên thì nguy cơ mắc bệnh về tim càng ít. Điều này giải thích tại sao ở người trưởng thành là các vận động viên thể thao thường có nhịp tim thấp hơn vào khoảng từ 40-60 nhịp/ phút. Điều này thể hiện rằng người càng có sức khỏe thì nhịp tim càng thấp trong dao động nhịp tim bình thường. Tuy nhiên không phải lúc nào nhịp tim thấp là càng khỏe mạnh vì có khả năng bạn đang mắc phải chứng chậm tim khá nguy hiểm.
Nhịp tim của con người cũng thay đổi theo lứa tuổi. Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ cho mức nhịp tim khác nhau và được coi là bình thường. Ở trẻ sơ sinh mức nhịp tim dao động trong khoảng từ 120-160 nhịp/phút, ở trẻ nhỏ từ 1-12 tháng tuổi thì nhịp tim từ 80 đến 140 nhịp/ phút, trẻ từ 1 đến 2 tuổi thì nhịp tim từ 80-130 nhịp/ phút, ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi nhịp tim là 75-120 nhịp/ phút, ở trẻ từ 7 đến 12 tuổi nhịp tim là 75-110 nhịp/ phút, người lớn trên 18 tuổi sẽ có nhịp tim dao động trong khoảng 60-100 nhịp/ phút.
Ngoài ra, nhịp tim của con người cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: yếu tố tình trạng sức khỏe, mức hoạt động càng mạnh thì tim hoạt động càng nhanh, mùa , tư thế hoạt động , trạng thái cảm xúc , trọng lượng cơ thể hay do tác động của một số loại thuốc liên quan đến huyết áp, phế quản…tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động của nhịp tim…
* Cách đo nhịp tim tại nhà
Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay phải (bao gồm ngón tay trỏ, và ngón tay giữa) đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cổ tay và 1/3 phía ngoài và đếm số nhịp đập trong 10s rồi nhân kết quả với 6. Bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim ở những vị trí khác như là bẹn, cổ (dưới hàm) hoặc ngực.
Thời điểm đo thích hợp nhất là khi bạn vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường và không vận động.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Nhịp tim có thể thay đổi liên tục trong ngày, nó có thể tăng lên nhanh chóng khi bạn đang ở trong các trạng thái cảm xúc khác nhau như căng thẳng, áp lực, hồi hộp… hoặc đang ở trong trạng thái vận động thể chất cường độ cao.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm:
– Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ (độ ẩm) tăng cao, tim bơm máu kém hơn nên số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này thường không cao quá mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.
– Trạng thái cơ thể: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, nhịp tim sẽ tăng lên khi họ đứng dậy đột ngột (khoảng 15 – 20s đầu tiên) và trở lại bình thường sau vài phút.
– Thể trạng: Những người béo phì có nhịp tim cao hơn người bình thường (nhưng không quá 100 nhịp/phút). Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể “cồng kềnh” như vậy.
– Thuốc: Các thuốc ức chế adrenaline (chất làm tăng nhịp tim) như thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim trong khi thuốc trị bệnh cường giáp (basedow) làm tăng nhịp tim.
* Khi nào bạn cần đi kiểm tra tim tim mạch
Khi nhịp tim của bạn đập nhanh, liên tục trong nhiều ngày liền và lúc nào cũng nhanh. Khi đó bạn phải đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Mách bạn:
Bi-Q10 hỗ trợ điều trị:
>> Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu,
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.
>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Giúp điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Bi-Q10 giúp ổn định và điều hòa huyết áp.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng
Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN: Bi-Q10 – Bổ tim mạch, chống xơ vữa động mạch – Lọ 100 viên