Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng
Nhịp tim chính là một trong những chỉ số quan trọng thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Cũng bởi vậy mà có khá nhiều người thắc mắc: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu và làm sao có thể kiểm soát chỉ số này ở ngưỡng an toàn. Về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ có lời giải đáp hữu ích cho bạn.
Mục Lục
Cách đo nhịp tim chính xác tại nhà
Nhịp tim là là số lần co bóp của tim trong một phút. Chỉ số này được ký hiệu bằng nhịp/phút hoặc bmp, nó có thể thay đổi tùy theo nhu cầu thể chất của cơ thể con người, bao gồm cả nhu cầu hấp thụ O2 và cả bài tiết CO2. Đáng chú ý, nhịp tim thường bằng hoặc gần bằng với xung được đo tại bất kỳ điểm ngoại vi nào.
Bạn có thể đo nhịp tim ngay tại nhà bằng cách bắt mạch cổ tay
Nhịp tim cùng với 4 yếu tố khác là nồng độ oxy trong máu, nhiệt độ cơ thể, huyết áp và nhịp thở chính là những dấu dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy chúng ta đang sống. Trước khi biết nhịp tim bình thường của con người là bao nhiêu thì bạn cần nắm rõ cách đo chỉ số này một cách chính xác. Cụ thể:
- Dùng 2 ngón tay phải (gồm ngón trỏ, và ngón giữa) đặt vào vị trí giữa tại mặt trong cổ tay trái.
- Đếm số nhịp đập của mạch trong 10s rồi nhân với 6. Kết quả của phép nhân này chính là nhịp tim của bạn trong 1 phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đo được nhịp tim ở một số vị trí khác, chẳng hạn như phần cổ ngay dưới hàm, bẹn hay ngực. Thời điểm thích hợp nhất để kiểm tra chỉ số này là lúc bạn vừa thức giấc sau một giấc ngủ dài và nằm yên trên giường, không vận động mạnh.
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Tùy vào từng độ tuổi, thể trạng và giới tính,… mỗi người sẽ có chỉ số nhịp tim bình thường khác nhau. Tuy nhiên, đa số nhịp tim chuẩn sẽ dao động khoảng 60 – 100 nhịp/ phút trong trạng thái nghỉ ngơi, không vận động. Nếu nhịp tim thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này đều là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt.
Nhịp tim chuẩn theo từng độ tuổi
Một số người có nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn cũng có thể là biểu hiện bình thường. Chẳng hạn như vận động viên hay người có thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên thì trái tim thường khỏe hơn và cũng đập nhanh hơn với cường độ khoảng 40 – 50 nhịp/ phút. Nếu không thuộc trường hợp này mà bạn vẫn có nhịp tim thấp hơn 40 nhịp/ phút hoặc là cao hơn 100 nhịp/ phút, thì chắc chắn đây là điều bất thường. Việc cần làm lúc này là bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của tim trong mỗi phút, kể cả là tiêu cực hay tích cực. Tùy vào tác động của các yếu tố này đối với cơ thể mà nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn.
- Chế độ vận động
Trong suốt quá trình vận động hay luyện tập thể dục, thể thao, nhịp tim của chúng ta sẽ tạm thời tăng lên nhưng sau đó là nhanh chóng trở về trạng thái bình thường khi nghỉ ngơi đủ. Đối với những người có thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên thì số lần co bóp của tim trong 1 phút sẽ thấp hơn. Điều này đã giúp tim không quá mất sức đồng thời cũng góp phần gia tăng tuổi thọ so với những người lười vận động.
- Yếu tố cảm xúc
Mọi cảm xúc vui, buồn, lo lắng, tức dẫn đều có thể khiến nhịp tim thay đổi trong khoảng thời gian ngắn. Thông thường, yếu tố cảm xúc thường khiến tim co bóp nhanh hơn trong mỗi phút.
- Nhịp thở
Khi chúng ta hít sâu thì nhịp tim sẽ bị chậm hơn và sẽ nhanh chóng quay trở lại bình thường lúc thở ra. Bởi vậy mà những người bị chứng khó thở, thở gấp,… thì nhịp tim sẽ tăng cao để có thể đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
- Cân nặng
Khoa học đã chứng minh, nhịp tim của người béo phì sẽ cao hơn hẳn so với người bình thường. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn sẽ không quá 100 nhịp mỗi phút.
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch
- Chất kích thích
Tác dụng phụ của chất kích thích, nhất là caffeine và rượu, bia sẽ khiến cơ thể người dùng mệt mỏi, mất ngủ và cả tăng nhịp tim,…
- Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến nhịp tim. Trong đó, thường gặp nhất là các loại thuốc chẹn beta làm giảm nhịp tim và thuốc chữa bệnh tuyến giáp làm tăng nhịp tim,…
- Bệnh lý về tuyến giáp
Trong cơ thế, tuyến giáp chính là cơ quan chịu trách nhiệm về sự chuyển hóa. Bởi vậy mà khi hormon tuyến giáp tăng cao tất yếu sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa và gián tiếp làm tăng nhịp tim.
- Bệnh lý tim mạch
Các bệnh lý về tim mạch như bệnh suy tim hay mạch vành chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nhịp tim. Cụ thể là gây rối loạn nhịp tim, làm cho tim đập quá chậm hoặc quá nhanh. Ngoài ra, sự tổn thương cơ tim do nhiễm virus cũng là chính là nguyên nhân khiến sự co bóp của tim bị đảo lộn.
Làm gì để giữ nhịp tim luôn ổn định?
Để sở hữu một trái tim khỏe mạnh với nhịp tim ổn định thì việc thực hiện và duy trì một lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên nhớ rằng, gần như mọi vấn đề về sức khỏe đều khởi phát do thói quen vận động, ngủ nghỉ và đặc biệt là ăn uống.
Vận động thể dục mỗi ngày giúp bản kiểm soát tốt nhịp tim
Một số cách để bạn có thể giữ nhịp tim luôn ổn định là:
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên: Thói quen rèn luyện cơ thể mỗi ngày khoảng 30 đến 45 phút sẽ giúp nhịp tim chậm hơn lúc nghỉ ngơi, giảm bớt sự co bóp của tim. Bên cạnh đó, quá trình lão hóa cũng sẽ ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim mạch hơn.
- Kiểm soát tâm trạng: Sự căng thẳng, hồi hộp quá độ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch và huyết áp. Bởi vậy bạn hãy học các kiểm quát hiệu quả tâm trạng của mình bằng cách hít thở sâu, ngồi thiền hay tập yoga,…
- Từ bỏ thói quen sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, cà phê, rượu bia và nhiều chất kích thích khác có chứa thành phần nicotin sẽ kích thích cơ thể con người sản sinh adrenaline. Đây là chất khiến tim đập nhanh hơn đồng thời cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
- Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đa dạng các nhóm sẽ rất tốt cho sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Để kiểm soát ổn định nhịp tim thì bạn cần hạn chế ăn các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, đường và muối. Ngược lại, hãy tăng cường bổ sung các loại cá, thịt nạc, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc nhịp tim bình thường là bao nhiêu cùng những giải pháp giúp kiểm soát ổn định chỉ số này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ 1900 1806 để được tư vấn thêm.