Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?
Đã khi nào bạn tự hỏi nhịp tim bình thường là như thế nào? Và nhịp tim với tần suất là bao nhiêu thì là tốt? Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nhịp tim của mình trong bài viết dưới đây.
1. Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim của người bình thường sẽ rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút. Các chuyên gia cho rằng một trái tim khỏe mạnh sẽ có nhịp đập từ 60- 80 nhịp/phút. Nhưng cũng có những trường hợp một số người có nhịp chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên.
Khi tuổi càng cao thì nhịp tim sẽ thường thay đổi và đó là dấu hiệu của sự thay đổi sức khỏe.
Trong trường hợp nhịp tim khi nghỉ ngơi ở mức độ dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút thì bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra đề phòng những dấu hiệu bất thường.
2. Lý do nhịp tim đập nhanh hoặc chậm
Đồ uống có caffein có thể khiến tim đập nhanh
Lý do nhịp tim đập nhanh
Có nhiều lý do khiến nhịp tim của người bình thường đập nhanh như tập thể dục, uống nhiều đồ uống có caffein, hay khi cơ thể bị ốm Sốt hoặc bị cường tuyến giáp. Những người sử dụng các chất kích thích như ma túy cũng khiến cho tim đập nhanh hơn bình thường. Đặc biệt trong trường hợp cảm thấy căng thẳng và lo lắng sẽ khiến nhịp tim của bạn nhanh hơn bình thường.
Lý do nhịp tim đập chậm
Trái tim như một khối cơ nên khi tập luyện thể dục nó sẽ càng khỏe. Chính vì vậy, khi bạn càng khỏe thì nhịp tim lúc nghỉ ngơi sẽ càng chậm. Ví dụ như một vận động viên điền kinh có nhịp tim khi nghỉ dưới 40 nhịp/ phút.
Cơ tim khỏe hơn nên Nhịp tim chậm hơn và mỗi nhịp đập đều đặn như vậy vẫn đảm bảo đẩy máu đầy đủ đi nuôi khắp cơ thể.
3. Nhịp tim như nào là bất thường?
Rối Loạn nhịp tim là căn bệnh tim phổ biến xảy ra do tần số hoặc nhịp tim bất thường như tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới (nam chiếm 70%, nữ chiếm 30%).
Khi xung động điện ở tim hoạt động bất thường sẽ gây ra Rối loạn nhịp tim và nó được chia ra thành các dạng:
-
Theo tần số: Nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm.
-
Hoạt động của tim không ổn định: Lúc nhanh lúc chậm, lúc đập quá sớm…
-
Rối loạn vị trí: Loạn nhịp bắt nguồn trong tâm thất hoặc tâm nhĩ.
-
Mức độ thường xuyên hay đôi khi….
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối Loạn nhịp tim như: Rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, lao động gắng sức, sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá…. Bên cạnh đó tác động từ các bệnh lý về Tim mạch như: Thiếu máu cơ tim, các bệnh về van tim, Viêm cơ tim, tim bẩm sinh…. cũng làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim và gây ra rối loạn.
Ngoài ra, Rối loạn nhịp tim còn có thể gặp từ các bệnh lý, nguyên nhân khác: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, cường giáp, bệnh viêm phổi – phế quản cấp hay mạn tính, thiếu máu, rối loạn cân bằng kiềm – toan và điện giải, do thuốc (có nhiều thuốc gây nên rối loạn nhịp tim, đặc biệt các nhóm thuốc gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ; Đồng thời chính các thuốc chống loạn nhịp tim đôi khi lại là thủ phạm gây nên rối loạn nhịp tim).
Rối loạn nhịp tim là căn bệnh tim phổ biến xảy ra
4. Cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim?
Tim hoạt động dựa trên cơ tim, van tim và hệ Thần kinh tim. Chính vì vậy rối loạn nhịp tim là do sự bất thường trong chuỗi hoạt động của tim dẫn đến tình trạng tim bơm máu không hiệu quả. Ở mức độ nhẹ thì chúng ta gặp tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi. Còn khi nặng hơn có thể dẫn đến choáng ngất, có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Ngoài việc thay đổi chế độ Dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt thì chúng ta nên đi khám và kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, hệ thống bệnh viện đa khoa quốc Vinmec có áp dụng Gói khám rối loạn nhịp tim.