Nhiều người khoe mua đồ bằng tiền ảo Pi
Dù Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán, nhiều người chia sẻ rằng đã mua điện thoại, máy tính, thực phẩm… bằng Pi.
Anh Nguyễn Tâm ở Hà Nội chia sẻ đã mua 1 laptop cũ dùng bằng Pi (15/07). Giá của mặt hàng trên thị trường được định giá khoảng vài triệu đồng nhưng anh này đã mua bằng cách dùng 200 Pi đưa cho chủ cửa hàng.
Cộng đồng Pi tại Việt Nam khá phát triển, dạo gần đây các bài nội dung trao đổi mua bán hàng hóa dịch vụ bằng Pi khá nhiều tính từ 13/07 lúc dự án này chạy mainnet người dùng có thể gửi/nhận đồng coin của dự án cho nhau. Theo nội dung các bài viết, Pi đã được dùng để trao đổi mua bán lấy thực phẩm, đồ dùng điện tử,…
Một số thậm chí còn tuyên bố đã đổi Pi lấy tiền, giá trị gần bằng 1 USD.
Một giao dịch bằng đồng Pi được người dùng đăng trên cộng đồng.
Tài khoản Phiên Võ, một thành viên quản trị nhóm Pi Network Việt Nam trên Facebook cho biết những người đã xác minh tài khoản (KYC) mới có thể giao dịch chuyển/nhận coin. Theo sách trắng của dự án, giai đoạn này được gọi là “mainnet kín” người dùng có thể trao đổi hàng hóa dịch vụ bằng Pi hoặc chuyển đổi Pi cho nhau. Còn “mainnet mở” là người dùng có thể trao đổi với các loại tiền tệ khác.
“Người nắm giữ đổi Pi lấy hàng hóa và dịch vụ, không phải các loại tiền điện tử khác”.
Giao dịch xảy ra hoàn toàn dựa trên đồng thuận cá nhân giữa các bên chứ hiện tại chưa có định giá cố định cho đồng coin của dự án.
Nhiều người đồn thổi còn cho rằng 1 Pi có thể trị giá lên đến mấy chục triệu đồng (hàng nghìn USD). Cụ thể, theo các bài viết được chia sẻ, đã có người rao bán cây lan đột biến trị giá khoảng 20 nghìn USD chỉ để đổi lấy… 2,1 Pi tính ra giá trị 1 Pi lúc này tương đương cả chục nghìn USD (240 triệu VND/Pi).
Rủi ro hiện hữu
Tiền điện tử là loại hình không được pháp luật Việt Nam công nhận là tài sản cũng như tiền tệ, việc phát hành, sử dụng, hoặc giao dịch tiền điện tử dùng làm phương tiện thanh toán bị xử phạt hành chính từ 50 – 150 triệu đồng.
Thành viên quản trị trong nhóm Facebook Pi Việt Nam cũng cảnh báo người dùng, rất nhiều kẻ thừa nước đục thả câu, lợi dụng nhiều người tham gia mạng lưới Pi ở các miền quê kém hiểu biết để thực hiện hành vi lừa đảo, trục lợi bất chính.
“Có người tuyên bố họ sẵn sàng nhận Pi cho hàng hóa dịch vụ có giá trị cao, nhưng khi liên hệ thì hoàn toàn không phản hồi”.
Anh ấy cũng chỉ rõ, đó là những người lợi dụng để quảng cáo trá hình. Hoặc đây cũng là hình thức phổ biến:
“Khi nhận được Pi người bán liền lặn mất tăm”. Anh cho biết
Dự án Pi thực sự đã xây dựng được cộng đồng khá đông đảo và thu hút được sự chú ý của dư luận tại Việt Nam khi nó tuyên bố là một loại tiền điện tử có thể dễ dàng khai thác bằng điện thoại di động hoàn toàn miễn phí, ứng dụng Pi khá nhiều lần lọt top các app trên các nền tảng trực tuyến về số lượt tải về lên đến con số hàng chục triệu.
Pi cho đến hiện tại vẫn chưa được giao dịch trên bất cứ sàn tiền điện tử nào.
Cũng có nhiều cảnh báo cho rằng rủi ro mất thông tin cá nhân khi tham gia dự án.
VIC Crypto tổng hợp
Xem thêm :
FTX đàm phán mua lại sàn giao dịch crypto top 2 Hàn Quốc
Các chuyên gia tiết lộ: đợt bán tháo của Tesla có ý nghĩa như thế nào đối với Bitcoin
Bản cập nhật “đột phá” của Dogecoin, Elon Musk tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ!
Giám đốc điều hành Bybit: Cuộc tàn sát đang diễn ra, liệu Bitcoin sẽ chết?