Nhiệt độ nào có thể tiêu diệt vi khuẩn trong nước uống và thức ăn?
Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất và trong nhiều môi trường khác nhau, kể cả trong cơ thể người. Thực tế, số lượng tế bào cơ thể một người có thể chỉ bằng 1/10 số lượng bào tử vi khuẩn có trong cơ thể người đó.
Hầu hết vi khuẩn không gây hại đến con người, nhưng có một số ít lại có có tác hại nhiều, chúng được gọi là hại khuẩn (vi khuẩn gây bệnh), như các vi khuẩn sau đây:
+ Salmonella
+ E.Coli
+ Tự cầu vàng kháng Methicillin
Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng việc tuân thủ các bước để hạn chế phơi nhiễm với các loại vi khuẩn. Thực tế, có nhiều cách khác nhau để diệt khuẩn trong nước uống, thức ăn và bề mặt tiếp xúc. Hãy cùng tìm hiểu cách mà nhiệt độ có thể diệt khuẩn, cũng như các bước bạn có thể thực hiện để loại bỏ hại khuẩn tiềm ẩn trong nhà.
1. Nhiệt độ diệt khuẩn của nước
Nhiều loại vi khuẩn có thể sống trong nước bị ô nhiễm như các loại vi khuẩn sau:
+ Salmonellosis (gây bệnh đường ruột)
+ Shigellosis (nhiễm trùng ruột già)
+ Gastroenteritis (viêm ruột, dạ dày)
+ Dysentery (gây bệnh kiết lỵ)
+ Typhoid fever (gây bệnh thương hàn)
+ Cholera (bệnh tả)
Nhờ vào công nghệ lọc nước hiện đại, chúng ta cũng không còn lo lắng về các hại khuẩn trong nước. Tuy nhiên, với một số trường hợp sau đây, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại và gây hại cho sức khỏe:
+ Hệ thống cấp nước bị gián đoạn do vỡ đường ống hoặc do thiên tai.
+ Bạn đi du lịch và không chắc chắn về chất lượng nước trong vùng.
+ Nước không được bảo quản an toàn, vệ sinh.
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) lưu ý rằng vi khuẩn thường chết ở nhiệt độ 65°C, dưới cả nhiệt độ sôi của nước. Tuy nhiên để đảm bảo tiêu diệt sạch hại khuẩn trong nước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) khuyên bạn thực hiện các bước sau:
1. Nếu nước bị đục, hãy để lắng hoặc lọc qua nhiều lớp cho đến khi nước trong suốt.
2. Đun sôi nước.
3. Tiếp tục để nước sôi thêm 1 phút
4. Tắt bếp và để nguội.
5. Lưu trữ nước trong các bình chứa sạch.
Ngoài ra, bạn còn có thể khử trùng nước bằng các phương pháp khác, đặc biệt khi không có sẵn nguồn nhiệt. Bạn có thể dùng clo, viên khử khuẩn nước được bán trên thị trường. Khi dùng các sản phẩm này, bạn cần đảm bảo tuân thủ cẩn thận các bước trong hướng dẫn sử dụng.
2. Nhiệt độ diệt khuẩn trong thức ăn
Vài loại vi khuẩn có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm. Một số thực phẩm phổ biến thường có liên quan đến ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn:
+ thịt sống/ chưa chín tới
+ ốc, hải sản sống/ chưa chín tới
+ thực phẩm tươi sống
+ trứng
+ sản phẩm sữa chưa tiệt trùng
Có nhiều nguyên do khiến bạn bị nhiễm khuẩn trong thức ăn:
+ ăn thực phẩm sống/ chưa chín tới/ chưa qua sơ chế.
+ dùng thực phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
+ để thực phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ phòng quá lâu.
+ không rửa tay khi chế biến/ sử dụng thực phẩm.
+ nhiễm khuẩn chéo, do vi khuẩn từ thực phẩm này chuyển sang thực phẩm khác.
Hại khuẩn phát triển nhanh chóng trong thực phẩm ở nhiệt độ 5 đến 60°C. Để tiêu diệt những hại khuẩn này, bạn cần nấu thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. CDC liệt kê một vài hướng dẫn nhiệt độ an toàn cho một số loại thực phẩm:
+ thịt gia cầm: 74°C
+ thịt bò, heo, cừu… : 64°C
+ thịt xay: 71°C
+ thịt jampon tươi: 64°C
+ cá: 64°C
+ thức ăn thừa/ thịt hầm: 74°C
Ngoài việc nấu nướng thức ăn đủ lửa, các cách sau đây có thể giúp giảm rủi ro ngộ độc thực phẩm:
+ Đảm bảo rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn.
+ Giữ cho các loại thực phẩm chưa chế biến được tác biệt với nhau để tránh nhiễm khuẩn chéo.
+ Đảm bảo vệ sinh các bề mặt, vật chứa, bồn rửa mỗi khi sử dụng.
+ Thực phẩm dư thừa hoặc đồ ăn dễ hỏng nên được lưu trữ trong ngăn mát nhanh chóng. Không nên để các thực phẩm này bên ngoài nhiệt độ phòng quá 2 tiếng.
+ Đảm bảo rửa sạch rau củ quả trước khi ăn.
+ Rã đông thực phẩm trong ngăn mát hoặc microwave. Việc rã đông bên ngoài có thể làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn.
(Nguồn: Healthline.com)