NHIỆT ĐỘ LÀ GÌ? ĐƠN VỊ VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ là gì? Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tâm trạng, đời sống của chúng ta. Tuy vậy, bạn đã biết bản chất của nhiệt độ là gì chưa? Hôm nay Wisevietnam sẽ cùng bạn tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Mục Lục
1. Nhiệt độ là gì?
Nhiệt độ là gì? Nhiệt độ trong tiếng anh là Temperature – là một tính chất vật lý của vật chất được đo bằng nhiệt kế, giống như một thước đo để biết độ lạnh và nóng. Nhiệt độ biểu trưng cho nhiệt năng, nó tồn tại trong mọi vật chất và là nguồn gốc của nhiệt, của dòng năng lượng khi vật tiếp xúc với các vật khác có nhiệt độ chênh lệch.
Nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực và khía cạnh của cuộc sống.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ là gì?
Nhiệt độ là gì và thường bị tác động bởi các yếu tố nào?
Nhiệt độ có thể biến đổi và ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như khí hậu, vị trí địa lý, môi trường,..
Ngoài ra nhiệt độ còn bị tác động bởi một số yếu tố vật lý như tỷ trọng, áp suất, độ dẫn điện, độ hoà tan, tốc độ của các phản ứng hoá học, bức xạ nhiệt phát ra từ một vật thể, tốc độ âm thanh,..
3. Đơn vị đo nhiệt độ là gì?
Nhiệt độ là gì và thường được đo bằng đơn vị nào? Nhiệt độ thường được đo bằng nhiệt kế và tuỳ vào môi trường, tính chất mà được chia thành các đơn vị khác nhau.
3.1. Nhiệt độ với đơn vị là độ C (Celsius) (°C)
Là đơn vị phổ biến nhất và cũng ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống của chúng ta.
Thang đo độ C được chia thành 100 mức, mức thấp nhất là 0 sẽ tương đương với sự đóng băng của nước và mức cao nhất là 100 sẽ tương đương với điểm sôi của nhiệt độ.
3.2. Nhiệt độ với đơn vị là độ F (Fahrenheit) (ºF)
Độ F thường được sử dụng phổ biến hơn ở Hoa Kỳ.
Không giống như độ C, điểm 0 của độ C sẽ tương đương với 32 của độ F và điểm 100 sẽ tương đương với 212 độ F. Vậy nên độ F sẽ có mốc từ 32-212 độ F.
3.3. Nhiệt độ với đơn vị là độ K (Kelvin)
Đây là loại nhiệt độ không phổ biến trong đời sống nhưng được các nhà khoa học sử dụng phổ biến và ứng dụng nhiều nhất.
Thang đo độ K không có giá trị âm nào cả. Điểm thấp nhất của nó sẽ ở trạng thái các hạt để cấu tạo nên vật liệu bất động.
Điểm đóng băng của độ K sẽ là 273 và điểm sôi sẽ là 373 tương ứng với 0-100 của độ C.
4. Một số đơn vị đo nhiệt độ khác
Nhiệt độ là gì và có các đơn vị đo nhiệt độ nào?
4.1. Đơn vị đo nhiệt độ Rankine
Rankine là đơn vị đo được đặt theo tên của kỹ sư và nhà vật lý học John Macquorn Rankine phát minh năm 1859.
Mốc của thang đo Rankine sẽ từ -459,67 độ F tương đương với 0 độ R.
4.2. Đơn vị đo nhiệt độ Réaumur
Đơn vị đo nhiệt độ Réaumur được phát triển dựa theo tên người tìm ra nó – Rene – Réaumur.
Trên nhiệt kế thuỷ ngân, thang đo độ Réaumur được chia 0 độ tại điểm đóng băng và độ sôi là 80.
4.3. Đơn vị đo nhiệt độ Rømer
Là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo người phát minh ra nó năm 1701 – Ole Rømer, nhà thiên văn học người Đan Mạch.
Điểm đóng băng của đơn vị này là 7.5 độ RO và độ sôi là 60 độ RO. Mỗi độ tương đương 1/52.5 độ RO.
4.4. Đơn vị đo nhiệt độ Newton
Là đơn vị đo được phát minh bởi Isaac Newton.
Điểm đóng băng là 0 độ N và độ sôi là 33 độ N.
5. Một số phương pháp đo nhiệt độ là gì?
Nhiệt độ là gì và thường được đo bằng các phương pháp nào?
5.1. Đo nhiệt độ bằng phương pháp trực tiếp
Sử dụng nhiệt kế với tính chất truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh hơn của nhiệt độ.
Cho nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp với vật cần đo, nhiệt độ từ vật sẽ truyền qua nhiệt kế và hiển thị nhiệt độ lên thang đo nhiệt kế khi đạt trạng thái cân bằng.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp đo trực tiếp là sẽ có thể có nhiều sai số do các yếu tố từ môi trường bên ngoài, khó để áp dụng cho các vật ở quá xa hay nhiệt độ quá cao.
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo trực tiếp nhiệt độ trên cơ thể người.
5.2. Đo nhiệt độ bằng phương pháp gián tiếp
Đo nhiệt độ bằng phương pháp gián tiếp được thông qua quang phổ, dựa vào màu sắc, ánh sáng mà vật phát ra, từ đó xác định được nhiệt độ của vật thể. Nhìn vào màu sắc trên biểu đồ nhiệt độ chúng ta có thể phân biệt được nhiệt độ của từng vùng khác nhau khi đối chiếu với bảng nhiệt độ tương ứng.
Khi nhiệt độ của vật thay đổi, ánh sáng tại điểm/vật đó cũng thay đổi, từ đó ta xác định được nhiệt độ của chúng.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể đo được các vật/không gian ở xa, thậm chí là nhiệt độ cao như Mặt trời hay các ngôi sao, hành tinh khác trong vũ trụ.
6. Thiết bị để đo nhiệt độ là gì
Hiện nay trên thị trường có thể sử dụng rất nhiều thiết bị để có thể đo được nhiệt độ, và các phương pháp đo cũng được chúng tôi trình bày ở trên, dưới đây là các thiết bị đo nhiệt độ phổ biến nhất mà có thể các bạn đã nắm rõ:
5
/
5
(
4
bình chọn
)