Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì? nguyên nhân và cách kiểm soát – VMinTech
Nhiễm khuẩn bệnh viện là một cụm từ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, nhất là trong những thời điểm dịch bệnh bùng phát. Vậy nhiễm khuẩn bệnh viện là gì, nhiễm trùng bệnh viện là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nhiễm khuẩn bệnh viện là gì?
Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn không xuất hiện ở bệnh nhân khi nhập viện, nhưng phát triển trong quá trình lưu trú (chăm sóc, điều trị) tại đây.
Như vậy nhiễm khuẩn bệnh viện xuất hiện ở người bệnh tại bệnh viện, phòng khám nội ngoại trú, phòng thí nghiệm chẩn đoán hoặc các cơ sở lâm sàng khác.
Còn nhiễm trùng bệnh viện là gì? Nhiễm trùng bệnh viện là lọa nhiễm trùng mà bệnh nhân mắc phải khi đang nằm viện mà trước lúc nhập viện không có.
Nhiễm trùng lan truyền đến bệnh nhân trong môi trường lâm sàng bằng nhiều cách khác nhau. Ngay cả nhân viên y tế cũng có thể bị lây nhiễm.
2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
*Đối với người bệnh
– Đối với bệnh nhân, các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp như:
+ Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trong bệnh viện
+ Vi khuẩn đa kháng
– Bên cạnh đó có các tác nhân gây dịch như:
+ Dịch cúm, SARS, Covid-19
+ Vũ khí sinh học
*Đối với nhân viên y tế
– Tại nạn nghề nghiệp: trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nhân viên y tế có thể gặp các tai nạn qua tiêm truyền, dịch cơ thể, bắn máu:
+ Từ kim tiêm, kéo, dao, vật sắc nhọn có chứa vi khuẩn.
+ Bắn máu và dịch từ người bệnh vào niêm mạc mắt, mũi, miệng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
+ Da tay hoặc các vùng da khác không lành lặn tiếp xúc với máu, dịch sinh học của bệnh nhân có chứa vi khuẩn.
– Bên cạnh đó có các tác nhân gây dịch như:
+ Dịch cúm, SARS, Covid-19
+ Vũ khí sinh học
3. Hậu quả nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra nhiều hệ lụy cho người dân. Đối với các nước phát triển, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện dưới 5%. Còn tại Việt Nam, theo các chuyên gia y tế, tình trạng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện ở nước ta là trên 8%, đây là tỷ lệ cao hơn so với các nước trong khu vực.
Hậu quả nhiễm khuẩn bệnh viện có thể gây ra các hệ lụy tồi tệ cho người dân như:
- Làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cho người dân/ nhân viên y tế
- Tăng tỷ lệ tử vong
- Tăng số ngày điều trị trong viện
- Tăng sự kháng thuốc đồng thời tăng chi phí chữa bệnh…
4. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
Để giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện thì có hai quy tắc chính đó là phải cô lập nguồn gây bệnh và xóa bỏ các đường phát tán bệnh, có một số biện pháp như:
- Rửa tay sạch sẽ
- Nhân viên y tế cần sử dụng găng tay, quần áo bảo hộ đầy đủ
- Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế dùng khẩu trang, mặt nạ, kính…
- Vệ sinh, tiệt trùng các dụng cụ y tế
- Giặt sạch và khử trùng các đồ từ vải
Bên cạnh đó, cần sử dụng máy móc để tiêu diệt virus, vi khuẩn. Hiện nay các bệnh viện đã và đang dùng thiết bị khử khuẩn và làm sạch không khí, trong đó thiết bị Airocide của Cục hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) được sử dụng nhiều nhất.
Với công nghệ diệt khuẩn kép hiện đại, thiết bị này giúp tiêu diệt đến 99,9997% virus, vi khuẩn, VOCs, bụi mịn, nấm mốc… mang đến nguồn không khí sạch cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế, giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn tối đa.