Nhật Bản và những lễ hội trong năm
Nhật Bản là đất nước lưu giữ được rất nhiều lễ hội truyền thống và mang đậm tính dân tộc. THANH GIANG xin giới thiệu tới các bạn về một số lễ hội trong năm của Nhật Bản.
Lễ hội Ashinokami Ayu:
Du hoc nhat ban
Lễ hội này được tổ chức vào ngày 1-5/8 hàng năm tại tỉnh Wakamatsu . Ayu là 1 địa danh nằm gần con sông Okawa thơ mộng. Nơi này là 1 trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng vào mùa xuân. Tại lễ hội này, mọi người sẽ có dịp thưởng thúc kawara-yaki (món thịt nướng chả), và đuợc ngắm các vũ công xinh đẹp trong điệu vũ bon-odori, tất nhiên là không thể thiếu đuợc màn bắn pháo hoa hằng đêm.
Lễ hội Ava odori:
Đây là lễ hội múa dân gian ở Tokusima diễn ra vào giữa tháng 8 và lễ hội ở Nikko diễn ra vào giữa tháng 10.
Lễ hội Aoi:
Aoi Matsuri nổi danh là lễ hội cổ xưa nhất thế giới. Nó được tổ chức vào ngày 15 tháng Năm giữa lúc những bông anh đào cuối cùng sắp rụng và những bông diên vĩ đầu tiên sắp nở. Cao điểm của lễ hội là đám rước Hoàng gia, diễn ra với trang phục của thời kì Heian, với những chiếc xe bò của Nhật hoàng được sơn phết đẹp đẽ. Mọi người mặc những bộ Kimono gấm thêu có tay áo rộng thùng thình, những cái mũ đen ngộ nghĩnh ngự trên đầu những người tùy tùng, những bộ yên cương trang trí cầu kì, cùng cái lọng khổng lồ được trng trí bằng hoa đã làm cho Aoi Matsuri trở thành 1 cảnh tượng lóa mắt.
Lễ hội Bon:
Mục đích của lễ Bon ,hay O-Bon,là việc dâng những lời cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ múa hát trong tháng Đức Phật ,là tháng mà người ta cho là các hồn ma của người chết quay trở lại trái đất .Từ thế kỉ 14 đến nay,phong tục này đã trở thành 1 lễ hội ca múa và đèn lồng của mùa hè. – du hoc nhat ban gia re
Những chiếc đèn lồng và các ngọn nến được thả rơi trên các dòng sông (ngày nay bổ sung thêm pháo hoa) để hướng dẫn các linh hồn trở lại nơi cư ngụ của chúng ở thiên đường hay địa ngục.Tại các đền miếu và nghĩa địa ,nhưng ngọn đèn lập lòe mang 1 không khí lễ hội mê tín kì lạ và đầy cảm xúc.
Tại các bãi đất trống trong làng ,người ta dựng lên các ngọn tháp.Ở đó những người đánh trống ,hoặc thêm 1 ban nhạc ,họ dựng sân khấu và nhảy múa suốt thâu đêm .Nắm tay nhau thành 1 vòng tròn quanh các ngọn tháp ,họ lập đi lập lại những cử động đơn giản hết giờ này đến giờ khác ,mê mệt như bị thôi miên.
Lễ hội Bandai:
Đây là 1 lễ hội vô cùng sống động, lễ hội này được tổ chức tại Inawashiro vào 2 ngày 25-26/8 hằng năm . Lễ hội đuợc bắt đầu bằng 1 buổi cầu nguyện cho linh hồn những nạn nhân của thảm hoạ núi lửa từng xảy ra vào năm 1888 . Ngoài ra, sẽ có 1 cuộc diễu hành bao gồm nghi thức sau: những ngọn đuốc nhỏ sẽ đuợc chuyền tay từ người này sang người khác để cùng nhau thắp sáng ngọn đuốc trung tâm rong tiếng trống và tiếng sáo trúc dặt dìu.
Lễ hội Chichibu:
Diễn ra vào ban đêm tại tỉnh Saitama vào ngày 2-12. Trong buổi hoà nhạc dân gian , kịch rối Kabuki sẽ đuợc diễn trên những sân khấu đặc biệt, đó là các kiệu hoa lộng lẫy. Vào buổi chiều tối, 4 chiếc kiệu hoa sẽ đuợc thắp sáng. Nguời ta sẽ bắn lên trời đúng 18000 phát phaó hoa. Đuờng kính của 1 hình pháo hoa to nhất là 310m.
Lễ hội Daimonji:
Mỗi năm khi lễ hội O_Bon vào tháng của các hồn ma lên đến đỉnh điểm vào đêm đốt lửa mừng và thắp đèn lồng trên toàn Nhật Bản, người dân Kyoto và các quận xung quanh im lặng theo dõi ngọn núi Nyoigatake. Vào tối ngày 16 tháng Tám ,ngọn lửa mừng được thắp lên và từ từ lan ra thành 1 chữ dai trên sườn núi .Chữ dai giống như 1 người đang dang tay dang chân ra. Những ngọn lửa mừng bao trùm trên 1 vùng khoảng 30.000 km2 . Rồi lửa bắt đầu được đốt lên tại các sườn đồi khác, cái nào cũng là chữ dai .Nó là sự kết thúc đẹp mắt tháng của lễ hội chào đón các hồn ma đến từ thế giới khác. chi phí du học Nhật Bản
Lễ hội Gion:
Diễn ra vào ngày 17-7. Đây là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất Nhật Bản . Lễ hội này đã được tổ chúc từ hơn 1100 năm nay. nguồn gốc của lễ hội này là để xua tan những ý nghĩ độc ác và những tệ nạn ra khỏi xã hội. Ngày 17/7 là cao điểm của lễ hội. Một tá những xe kiệu hoa lộng lẫy sẽ diểu hành trên đuờng phố. Những ngôi nhà cổ ở Kyoto sẽ treo các tấm mành che dát vàng bên cửa sổ , đây là những di sản quí giá nhất của cố đô.
Lễ hội Hina (Ngày hội các bé gái):
Ngày 3/3 là ngày Tết dành cho các em bé gái, còn gọi là “Tết ngẫu nhân” ( ngẫu là những pho tượng hình người). Mục đích của ngày Tết này là cầu chúc cho hạnh phúc sẽ đến với các em trong tương lai. Vào ngày đó, gia đình có các em bé gái sẽ tiến hành một số nghi lễ phong tục. Họ sẽ mua về những bộ búp bê thật đẹp. Thường phải có đến trên 10 con búp bê, 2 con búp bê vua và hoàng hậu được bày ở hàng cao nhất. Búp bê thường được bày cùng với những đồ đạc và thức ăn đồ chơi cũng thanh tú và tinh xảo như những con búp bê vậy.
Một loại kẹo đặc biệt cùng với sake nhẹ được mang ra để uống. Và các cô bé gái đóng vai chủ nhà tiếp đãi các chú bé trai và bạn bè đến chơi nhà cùng chiêm ngưỡng những con búp bê. Hina matsuri là ngày của chúng.
Lễ hội Hanami (Ngày hội ngắm hoa anh đào):
Khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 là mùa hoa anh đào nở, và Nhật Bản đã chọn khoảng thời gian từ 15/3 đến 15/4 làm “ Tết anh đào”. Đến đầu tháng 4 hàng năm, tại Tokyo, chính phủ có cử hành lễ hội thưởng thức hoa anh đào, họ mời các quan chức, những người có tên tuổi trong xã hội Nhật và các vị khách quốc tế tới cùng tham dự, và đích thân Thủ tướng Nhật phải chủ trì lễ hội này. Do sự khác nhau về khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc, nên ở Nhật hoa anh đào nở dần từ phía Nam lên phía Bắc, kết thúc ở 4 hòn đảo ở biển Bắc. Vì thế thời gian hoa anh đào nở kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Trong khoảng thời gian ấy, nhân dân trong nước khắp nơi nơi đều cử hành các hoạt động thưởng thức hoa anh đào truyền thống, hầu hết tất cả mọi người, từ người già cho tới các em nhỏ đều đến công viên hoặc một nơi nào đó để thưởng hoa. Tại công viên Thượng Dã ở Tokyo hàng năm có tới hàng chục vạn người tới để xem hoa anh đào. Mọi người tụ họp dưới gốc cây ngửa mặt lên trời ngắm hoa. uống rượu và nhảy múa náo nhiệt thâu đêm suốt sáng.
Lễ hội Hirosa (Lễ hội trồng lúa):
Diễn ra vào ngày CN đầu tiên của tháng 6. Tại Nhật Bản, tháng 6 là tháng để bắt đầu 1 vụ mùa mới. Có rất nhiều lễ hội trồng lúa đã được tổ chúc tại Nhật Bản. Tại khu phố Mibu, các cô gái Satome sẽ hát những bài dân ca Nhật Bản về vụ mùa lúa và hi vọng rằng sẽ có 1 vụ mùa bội thu vào cuối tháng.
Lễ hội Higashiyama Bon-odori:
Lễ hội này được xem như là nơi tụ họp của các vũ công Bon-odori nổi tiếng nhất Nhật Bản . Llễ hội này đuợc tổ chức tại tỉnh Wakamatsu từ ngày 13-20/8 hằng năm . Nhửng pháo đài đầy màu sắc sẽ đuợc dưng lên cạnh bờ sông Yugawa , các vũ công sẽ nhảy múa suốt cả ngày đêm trong tiếng nhạc dặt dìu của 1 bài hát dân tộc, bài Aizu Bandai-san.
Lễ hội Hanamatsu:
Lễ hội đền Suwa ở Hanamatsu tại Shizuokakhông giống như các lễ hội đền khác. Nó bao gồm cả Hanamatsu Odakoage-1 cuộc thi chọi diều trên bãi biển Nakatajima. Có tới khoảng 60 đội chơi tham dự, họ điều khiển hết sức khéo léo những con diều khổng lồ và cố gắng xoay sở để cắt đứt dây diều đối phương bằng cách cọ đứt nó bằng dây diều của mình trong 1 không khí rất náo nhiệt và vui vẻ.
Lễ hội Hakone Torii:
Đây là lễ hội được tổ chức bởi những du lịch ở hồ Hakone. Lễ hội được bắt đầu bằng việc thả 1 cái cổng chào (Torii) giả bằng giấy trên 1 cái bè xuống mặt hồ để cầu được bình yên lúc đi du lịch. Nó cứ trôi bồng bềnh như thế cho đến ngày lễ hội và làm lóa mắt người xem bằng 1 cảnh tượng chói lọi khi người ta thắp sáng cái cổng chào có kích thước to như thật bằng hàng ngàn chiếc đèn lồng trang trí ở trên đó.
Lễ hội Hanagasha Odori:
Là 1 trong những lễ hội lớn nhất tại Tohoku, tổ chức ở Yamagata từ mùng 8 đến 16 tháng Tám. Vũ điêu Hanagasha (Cái nón vẽ hoa) tràn ngập những cô gái múa những chiếc nón trên đầu vòng xuống đầu gối thành 1 hình tròn trong giai điệu đều đều của tiếng nhạc cùng hàng ngàn giọng nói cùng hét lên thật đều: “ Yassho! Masako! Yassho! Masako! ”
Lễ hội Karatsu Kunchi:
Tháng 11 là tháng của lễ hội Karatsu Kunchi. Lễ hội này đuợc tổ chức hơn 300 năm nay. Những tác phẩm nghệ thuật thủ công khổng lồ đuợc làm tỉ mỉ , tinh xảo và đuợc mạ vàng hình sư tử , cá heo , cá vàng… sẽ đuợc diễu hành khắp thị trấn.
Lễ hội Kaze no bon:
Diễn ra từ 20-8 đến 3-9. Bài hát Owara là bài dân ca nổi tiếng nhất của vùng Toyama. Nhịp điệu bài hát rất hay, tinh xảo và mọi nguời nhảy múa với những động tác khéo léo như đồng loạt vẫy tay tạo thành con sóng nhỏ. Nguời dân địa phương mặc những bộ áo kimono bằng cotton và nhảy múa khắp thị trấn.
Lễ hội Kurofune
Được tổ chức vào ngày 17 tháng Năm, kỉ niệm ngày Đô đốc Perry đổ bộ lên Shimoda ở bán đảo Izu. Kuro nghĩa là “đen”, và fune nghĩa là “con tàu”.
Lễ hội Nebuta:
Diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Tám tạiAomori. Nebuta matsuri là lễ hội mùa hè tại Nhật Bản. Lễ hội đựơc tổ chức để xua đi sự oi bức và buồn chán của mùa hè. Những vũ công sẽ hét lên “Rassena, Rassena , Rasse, Rasse…” và những chiếc đèn lồng khổng lồ sẽ diểu hành dọc trên đuờng phố.
Lễ hội Nada Fighting:
Diễn ra vào ngày 14 tháng Mười tại Hyogo. Lễ hội này diễn ra như sau: 1 chiếc kiệu hoa Danjiri xuất hiện cùng với 1 cái trống to. Nguời ta vừa đánh trống vừa tổ chức khênh 3 bàn thờ nhỏ đến thánh đưòng. Những nguời đàn ông khênh 3 bàn thờ nhỏ này sẽ phải chạy và tông thẳng vào nhau. Nguời ta nghĩ rằng càng tông vào nhau nhiều thì thần linh sẽ càng vui và sẽ mang đến sự thịnh vuợng cho thị trấn.
Lễ hội Namahage:
Được tổ chức tại ngôi đền Akagami ở thành phố Oga. Sau khi cầu nguyện trước ngọn lửa mừng, các thanh niên chưa vợ khoác lên người những bộ quần áo làm bằng rơm cùng với những cái mặt nạ gớm ghiếc. Họ đi từng nhà gõ cửa và hỏi: “Ngoào! Ngoào! Đứa trẻ hư trong nhà đâu nào?” rồi được mời vào nhà, ăn bánh gạo và uống sake rồi lại kéo nhau sang nhà khác.
Lễ hội Okunchi:
Diễn ra ở Nagasaki vào tháng Mười là một ngày hội nổi tiếng với điệu múa rồng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các xe diễu hành về những chiêc thuyền buồm thời Edo , các voi phun nước và những hình tượng khác đi diễu hành trong khắp thành phố.
Lễ hội Onbashira:
Lễ hội này đuợc tổ chức 6 năm 1 lần , vào năm Dần(cọp) và năm Thân (khỉ) theo lịch của Trung Hoa. Nguời ta đốn những cái cây to nhất từ đỉnh đồi để dựng thành 4 cái cột quanh 4 góc của thánh đường Sawa. Quang cảnh thú vị nhất của lễ hội là khi những người đàn ông ngồi trên những cái cây to để truợt xuống từ đỉnh đồi.
Lễ hội O-Taeu:
Lễ hội này được tổ chức tại thánh đuờng Isamushi thuộc tỉnh Takada vào ngày 12/7 hằng năm . Đây là 1 trong 3 lễ hội trồng lúa lớn nhất tại Nhật Bản đề cập đến 1 Tại lễ hội này , các cô thôn nữ sẽ múa điệu vũ “sa-otome” . Ngoài ra, sẽ có 1 đám rước diễu hành qua thành phố gồm những biểu tượng của cây lúa và những người đàn ông sẽ đội trên đầu những chiếc mũ được làm từ giấy trắng với những đường rua dài.
Lễ hội Segazu (Lễ hội năm mới):
Bắt đầu từ 27-12 người Nhật Bản đã lo chuẩn bị đón Tết và gọi 3 ngày chuẩn bị này là “3 ngày trước Tết”. Họ làm các loại bánh để ăn trong những ngày Tết nhưng ngày 29 thì tuyệt đối không ai làm bánh cả vì theo tiếng Nhật “chín” phát âm giống chữ “khổ”. Họ cho rằng hôm đó mà làm bánh thì sẽ là thứ “bánh khổ”. Ai ăn phải chiếc “bánh khổ” cả năm sẽ gặp toàn chuyện rủi ro. Vì vậy người Nhật Bản rất kiêng làm bánh vào ngày 29.
Nhà nào nhà nấy đều lo dọn dẹp, dựng cổng chào kado-matsu (cổng gồm 3 cây tre trang hoàng thêm những cành thông nhỏ) trước nhà. Chắn ngang qua cổng là những sợi shimenawa (rơm bện với những giải băng giấy ngũ sắc dán xung quanh). Trong nhà, phòng nào cũng được trang trí thêm những vật trang sức bằng rơm rạ. Đồ trang trí phải bày biện trước 30 tết và tới mùng 7 tháng 1 mới dọn đi. Trong 7 ngày đó, người Nhật đi thăm viếng người thân, bạn bè. Ba ngày đầu, nhà nào cũng uống rượu sake ngọt, ăn bánh canh bột gạo và chúc nhau mạnh khỏe.
Trước cửa nhà sẽ đặt một chiếc khay để đựng thiệp chúc mừng của hàng xóm, người quen, bạn bè. Ngoài ra người ta còn chúc miệng nhau những lời chúc tốt lành. Thường còn gửi cả thiệp mừng tân xuân cho người cao tuổi, thân thích, họ hàng kèm theo quà tặng (gọi là oto shidama) nếu họ ở xa.
Mùng 2 tết là khai trương nếp sinh hoạt thường nhật của năm mới. Mọi thứ vào ngày hôm đó đều diễn ra lần đầu: quét dọn, làm lụng, vui chơi. Giấc ngủ đầu tiên trong năm mới gọi là hatsuyume. Ngày xưa, trước lúc ngủ, người ta thường đặt dưới gối bức vẽ những chiếc thuyền chở đầy vàng bạc, châu báu để đem lại may mắn cho năm mới.
Mùng 7, cả nhà sẽ quây quần bên mâm cháo nấu bằng 7 thứ rau để trừ ma. Ngày nay, người Nhật thường dùng các thứ rau đậu dễ kiếm như: mùi tây(seri), rau hakobe, rau tề (nazuna), tía tô đốm trắng (hotokenoza), cải củ (suzuna), củ cải đen (suzuhiro), rau khúc (hahakogusa). Hồi trước gia đình nào cũng ăn mừng rất thịnh sọan, cắt đồ, gia vị vào nồi cháo chỉ chủ nhà mới được làm, còn kẻ dưới thì chỉ đứng nhìn, tay khoanh trước ngực rất mực cung kính. Hiện giờ lệ đó hầu như không còn nữa.
Ngày nay, việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị. Tuy nhiên nhiều điều vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân…. và hiển nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc kimono truyền thống.
Lễ hội Sanja:
Lễ hội Sanja là lễ hội tiêu biểu của phố chợTokyo. Lễ hội này đã đuợc tổ chứv từ hơn 200 năm nay. người ta sẽ khênh trên vai 3 bàn thờ tổ chính và bắt đầu diểu hành từ thánh đuờng Sensou , sau đó 80 bàn thờ tổ khác cũng sẽ đuợc khênh diễu hành qua 44 quận của vùng Asakusa.
Lễ hội Shiraoi-no-Iomante:
Đây là lễ hội săn bắn trọng thể của người Ainu, những cư dân bản địa của Nhật Bản mà giờ đây chỉ còn sinh sống ở Hokkaido.
Lễ hội Tana bana:
Lễ hội Tana bana được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng Bảy, một vài địa phương khác lại tổ chức vào ngày 7 tháng Tám. Lễ hội Tana bana có nguồn gốc từ truyền thuyết dân gian Trung Quốc về cuộc gặp gỡ thơ mộng mỗi năm một lần của hai vì sao trong dải Ngân hà là Ngưu Lang (Altair) và Chức Nữ (Vega). Trong lễ hội này người ta viết những ước mong của mình lên những băng giấy màu và treo chúng lên cành tre.
Lễ hội Tenjin:
Trong lễ hội Tenjin, nguyên cũng là một nghi lễ tôn giáo , vô vàn những con thuyền nhỏ mang trống và búp bê hộ tống các thuyền diễu hành trang hoàng rực rỡ đi dọc theo các con sông của vùng Osaka .
Lễ hội Toshogu:
Đây là lễ hội tôn giáo phóng túng của Thần đạo. Ba bình đựng hài cốt được rước quanh rất nhiều lọ đựng hài cốt khác trong ngôi đền Toshogu quanh co bởi 1 đám rước của hàng ngàn người mặc trang phục của thời Tokugawa,theo sau là đám đông ăn mặc lòe loẹt nhiều màu giả trang thành khỉ , sư tử , samurai , người nuôi chim ưng và tiên nữ… Có đủ mọi thứ cho mọi người :các điệu múa tôn giáo ,các điệu múa đặc biệt khác được các nhà sư biểu diễn và thậm chí còn biểu diễn tài bắn cung.
Lễ hội Tooku Ebisu:
Diễn ra vào ngày 10 tháng 1 ở Osaka. Naniwa là 1 khu phố buôn bán sầm uất tại Osaka. Lễ mừng năm mới ở Naniwa thường bắt đầu bằng lễ hội này. Những thiếu nữ may mắn đuợc chọn sẽ ngồi trên kiệu diễu hành qua những con đuờng lớn và tung những thanh tre với lời nguyện cầu 1 năm mới buôn bán thành công tốt, thuận lợi cho mọi nguời.
Lễ hội Ura-Bandai Hi no Yama:
Đây là lễ hội lớn nhất tại Ura-bandai , nơi đuợc mệnh danh là vùng đất của sông hồ và núi lửa. lễ hội này đuợc tổ chức tại khu phố Kitashiobara vào ngày 21/7 hằng năm. Những vũ công sẽ khoác trên người bộ áo Yukata (áo kimono bằng cotton) và trình diễn vũ điệu “bon-odori” nổi tiếng. Những chiếc đèn lồng nhỏ với những ngọn nến lung linh sẽ được thả trôi lênh đênh theo dòng nước, mang theo ước vọng của mọi nguời về 1 cuộc sống an bình, hạnh phúc.
Lễ hội Yuky (Lễ hội tuyết):
Diễn ra ở Sapporo vào đầu tháng 2. Tại lễ hội này, nguời ta sẽ đặt 170 nguời tuyết lớn dọc theo những con đuờng chính của thành phố. Đây là lễ hội tuyết lớn nhất tại Nhật Bản . Người tuyết to nhất sẽ có chiều cao khoảng 15m. Vào buổi tối, các nguời tuyết đuợc thắp sáng bằng các bóng đèn diện và tạo nên những cảnh tượng đẹp tuyệt vời.