nhập môn lưu trữ học chương 1 những vấn đề chung lưu trữ học – Tài liệu text
nhập môn lưu trữ học chương 1 những vấn đề chung lưu trữ học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.85 KB, 3 trang )
NHẬP MÔN LƯU TRỮ HỌC
Chương 1
Những vấn đề chung lưu trữ học
1. Khái niệm, ý nghĩa tác dụng của Lưu trữ học
1.1. Khái niệm
Lưu trữ học là bộ môn khoa học tổng hợp nghiên cứu những vấn đề lý
luận, pháp lý và phương pháp nghiệp vụ của công tác lưu trữ.
Hiện nay, lưu trữ học đã và đang được triển khai nghiên cứu và giảng
dạy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1.2. Ý nghĩa, tác dụng
Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn công tác
lưu trữ; về những quy trình nghiệp vụ của công tác lưu trữ.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
– Những v/đề liên quan đến lý luận và phương pháp c/tác lưu trữ.
– Những tài liệu được hình thành trong qúa trình hoạt động của cơ
quan, tổ chức, cá nhân tiêu biểu (không phân biệt thời gian, xuất xứ, vật liệu
làm ra, kỹ thuật chế tác).
– Luật pháp liên quan đến lĩnh vực lưu trữ.
– Các v/đề liên quan đến lĩnh vực lưu trữ
– Các v/đề liên quan đến thuật ngữ lưu trữ
– Lịch sử phát triển của công tác lưu trữ
– Vấn đề đào tạo cán bộ ngành lưu trữ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Lưu trữ học là bộ môn khoa học thuộc phạm trù của KHXH. Nó đòi
hỏi phải được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, nghĩa là phải biết vận dụng đúng đắn các nguyên tắc của chủ
nghĩa DVBC và chủ nghĩa DVLS trong nghiên cứu lý luận cũng như khi giải
quyết các vấn đề thực tiễn của công tác LT Việt Nam.
– Các nguyên tắc bao gồm: nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc lịch sử,
nguyên tắc toàn diện và tổng hợp. Những nguyên tắc này là kim chỉ nam chỉ
rõ phương hướng nhận thức khoa học trong quá trình nghiên cứu, giải quyết
các vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của nước ta.
3. Mối quan hệ giữa Lưu trữ học với các ngành khoa học khác
Mỗi ngành khoa học đều có những mối quan hệ mật thiết với các khoa
học khác. Lưu trữ học cũng không nằm ngoài thông lệ đó, nó cũng có những
mối quan hệ với các khoa học khác chứ không tồn tại và phát triển riêng lẻ.
Khi nghiên cứu những vấn đề của lưu trữ học cần phải nghiên cứu mối liên
hệ của nó với những khoa học khác để hiểu sâu và rõ hơn nhiều khía cạnh.
3.1. Lưu trữ học với các ngành khoa học xã hội
Lưu trữ học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học. Đối tượng nghiên
cứu của sử học là các sự kiện lịch sử. Một trong những mục đích của lưu trữ
học là xác định và lựa chọn được những tài liệu có giá trị, phản ánh đúng
đắn và chân thực những sự kiện lịch sử để lưu lại, giữ lại làm tư liệu nghiên
cứu cho các nhà sử học.
Lưu trữ học có mối quan hệ mật thiết với sử liệu học. Đối tượng
nghiên cứu chính của lưu trữ học là tài liệu lưu trữ – một nguồn sử liệu đáng
tin cậy nhất. Sử liệu học nghiên cứu sử liệu để dựng lại các sự kiện lịch sử.
Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu trực tiếp có tính chính xác cao để dựng lại
các sự kiện lịch sử. Giá trị của tài liệu lưu trữ được xác định dựa vào độ
chân thực của tài liệu so với các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sử liệu học thực
hiện nhiệm vụ phê phán sử liệu có nghĩa là dùng các phương pháp để xác
định độ chân thực của tài liệu. Sử liệu học cung cấp cho các nhà lưu trữ học
phương pháp phân tích sử liệu để giải quyết đúng đắn các vấn đề đặt ra trong
xác định giá trị tài liệu. Như vậy lưu trữ học và sử liệu học có mối quan hệ
logic và mật thiết trong việc xác định độ chính xác và độ chân thực của tài
liệu lưu trữ.
Lưu trữ học liên quan chặt chẽ tới văn bản học. Văn bản học là một
ngành khoa học nghiên cứu quy luật hình thành, phương pháp tạo lập văn
kiện, các nguyên tắc chu chuyển, truyền đạt và sử dụng văn bản – một trong
những loại hình tài liệu lưu trữ cơ bản. Như vậy, văn bản học đã cung cấp
cho lưu trữ học các thông tin và phương pháp để tiến hành phân loại tài liệu
và xác định giá trị tài liệu.
Lưu trữ học còn có quan hệ chặt chẽ với thông tin học. Vì lưu trữ học
nghiên cứu các phương pháp để lựa chọn và bảo quản các tài liệu chứa đựng
những thông tin quá khứ có giá trị cao và tổ chức việc khai thác các thông
tin trong tài liệu lưu trữ để phục vụ nhu cầu xã hội.
3.1. Lưu trữ học với các ngành khoa học tự nhiên
Lưu trữ học còn có quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế, khoa học
kỹ thuật
Giữ lại nhiều tài liệu lưu trữ của khoa học kỹ thuật, kinh tế, hàng hải,
khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản
Như vậy, lưu trữ học liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học khác.
Nhà lưu trữ học muốn nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ để đề ra
những nguyên tắc, phương pháp, quy trình thực hiện tốt các nghiệp vụ lưu trữ
cần nắm được những kiến thức cơ bản của các ngành khoa học có liên quan. Cán
bộ làm công tác lưu trữ muốn thực hiện tốt các nghiệp vụ lưu trữ cũng cần có
những kiến thức cơ bản của các ngành mà nội dung tài liệu có liên quan.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Lưu trữ học là gì? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
2. Mối quan hệ giữa Lưu trữ học với các ngành khoa học khác
rõ phương hướng nhận thức khoa học trong quá trình nghiên cứu, giải quyếtcác vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của nước ta.3. Mối quan hệ giữa Lưu trữ học với các ngành khoa học khácMỗi ngành khoa học đều có những mối quan hệ mật thiết với các khoahọc khác. Lưu trữ học cũng không nằm ngoài thông lệ đó, nó cũng có nhữngmối quan hệ với các khoa học khác chứ không tồn tại và phát triển riêng lẻ.Khi nghiên cứu những vấn đề của lưu trữ học cần phải nghiên cứu mối liênhệ của nó với những khoa học khác để hiểu sâu và rõ hơn nhiều khía cạnh.3.1. Lưu trữ học với các ngành khoa học xã hộiLưu trữ học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học. Đối tượng nghiêncứu của sử học là các sự kiện lịch sử. Một trong những mục đích của lưu trữhọc là xác định và lựa chọn được những tài liệu có giá trị, phản ánh đúngđắn và chân thực những sự kiện lịch sử để lưu lại, giữ lại làm tư liệu nghiêncứu cho các nhà sử học.Lưu trữ học có mối quan hệ mật thiết với sử liệu học. Đối tượngnghiên cứu chính của lưu trữ học là tài liệu lưu trữ – một nguồn sử liệu đángtin cậy nhất. Sử liệu học nghiên cứu sử liệu để dựng lại các sự kiện lịch sử.Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu trực tiếp có tính chính xác cao để dựng lạicác sự kiện lịch sử. Giá trị của tài liệu lưu trữ được xác định dựa vào độchân thực của tài liệu so với các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sử liệu học thựchiện nhiệm vụ phê phán sử liệu có nghĩa là dùng các phương pháp để xácđịnh độ chân thực của tài liệu. Sử liệu học cung cấp cho các nhà lưu trữ họcphương pháp phân tích sử liệu để giải quyết đúng đắn các vấn đề đặt ra trongxác định giá trị tài liệu. Như vậy lưu trữ học và sử liệu học có mối quan hệlogic và mật thiết trong việc xác định độ chính xác và độ chân thực của tàiliệu lưu trữ.Lưu trữ học liên quan chặt chẽ tới văn bản học. Văn bản học là mộtngành khoa học nghiên cứu quy luật hình thành, phương pháp tạo lập vănkiện, các nguyên tắc chu chuyển, truyền đạt và sử dụng văn bản – một trongnhững loại hình tài liệu lưu trữ cơ bản. Như vậy, văn bản học đã cung cấpcho lưu trữ học các thông tin và phương pháp để tiến hành phân loại tài liệuvà xác định giá trị tài liệu.Lưu trữ học còn có quan hệ chặt chẽ với thông tin học. Vì lưu trữ họcnghiên cứu các phương pháp để lựa chọn và bảo quản các tài liệu chứa đựngnhững thông tin quá khứ có giá trị cao và tổ chức việc khai thác các thôngtin trong tài liệu lưu trữ để phục vụ nhu cầu xã hội.3.1. Lưu trữ học với các ngành khoa học tự nhiênLưu trữ học còn có quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế, khoa họckỹ thuậtGiữ lại nhiều tài liệu lưu trữ của khoa học kỹ thuật, kinh tế, hàng hải,khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sảnNhư vậy, lưu trữ học liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học khác.Nhà lưu trữ học muốn nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ để đề ranhững nguyên tắc, phương pháp, quy trình thực hiện tốt các nghiệp vụ lưu trữcần nắm được những kiến thức cơ bản của các ngành khoa học có liên quan. Cánbộ làm công tác lưu trữ muốn thực hiện tốt các nghiệp vụ lưu trữ cũng cần cónhững kiến thức cơ bản của các ngành mà nội dung tài liệu có liên quan.CÂU HỎI ÔN TẬP1. Lưu trữ học là gì? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.2. Mối quan hệ giữa Lưu trữ học với các ngành khoa học khác