Nhân viên kinh doanh là gì và thu nhập như thế nào?
Một trong những nhân sự không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp, công ty hay đơn vị nào đó chính là nhân viên kinh doanh. Vậy, nếu bạn đang thắc mắc về nhân viên kinh doanh là gì cũng như những thông tin liên quan đến vị trí này, TopCV sẵn lòng giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nhân viên kinh doanh là gì?
Khái niệm nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh – Account Executive – là vị trí liên quan đến sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm của khách hàng và mục tiêu, đảm bảo sự chuyên nghiệp khi đưa những lời khuyên để tạo ra được các hoạt động, chiến lược quảng bá, kinh doanh thành công.
Hiểu theo nghĩa đơn giản hơn, NVKD chính là những nhân sự trực tiếp làm việc, cung cấp dịch vụ của một đơn vị, doanh nghiệp hoặc công ty đến với khách hàng.
Mục đích của vị trí NVKD là nhanh chóng tăng doanh thu, lợi nhuận, đẩy bán các sản phẩm của công ty, doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể tìm thêm các thông tin về NVKD trong các tài liệu tiếng Anh với các cụm từ như Sale Supervisor, Sale Executive.
Nhân viên kinh doanh là một vị trí cần làm việc trực tiếp với khách hàng
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Vậy, công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh là gì?
Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, hãy theo dõi qua những công việc mà một NVKD thường đảm nhiệm dưới đây.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Đây chính là yếu tố quyết định bạn có phải là một NVKD thành công hay không. Công việc này bao gồm việc tìm kiếm khách hàng mới, duy trì mối quan hệ kinh doanh với các khách hàng cũ.
Đây là cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh, đảm bảo việc các chỉ tiêu của bạn luôn được hoàn thành. Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý sẽ phải đi công tác, gặp gỡ khách hàng thường xuyên.
Thuyết trình kế hoạch cho cấp quản lý
Ngoài việc gặp gỡ, duy trì mối quan hệ với khách hàng, bạn sẽ cần phải trình bày, thuyết trình những kế hoạch công việc của mình cho cấp quản lý trực tiếp như trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc.
Lập kế hoạch trước khi triển khai công việc sẽ giúp hiệu quả công việc cao hơn, khắc phục được những hạn chế không cần thiết.
Tìm hiểu, hiểu sâu, hiểu rõ về sản phẩm của công ty, doanh nghiệp
Bạn cần hiểu sâu, hiểu rõ về sản phẩm mà bạn sẽ kinh doanh. Bởi, bạn sẽ là người giúp khách hàng hiểu và đưa ra quyết định mua hàng.
Nếu bạn không hiểu về sản phẩm, có thể làm khách hàng đánh giá rằng bạn là một NVKD thiếu chuyên nghiệp và sản phẩm của bạn không đáng tin cậy.
>> Bạn đang muốn tìm việc làm nhân viên kinh doanh?
Tìm việc ngay
Nắm rõ các quy trình bán hàng
Bạn cần nắm rõ các quy trình sau:
- Chăm sóc khách hàng
- Bán hàng
- Xử lý khiếu nại
- Nhận, giải quyết thông tin của khách hàng
Nên sử dụng và điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào biểu mẫu sẵn có của công ty. Điều này sẽ giúp bạn tránh xảy ra các sai sót và có tư liệu để giải quyết những vấn đề phát sinh về sau.
Xử lý hợp đồng, đốc thúc quá trình hoàn thành hợp đồng cho khách hàng
Bạn sẽ cần làm các thủ tục cần thiết như lập hợp đồng, đốc thúc quá trình ký kết, quá trình lưu trữ khi khách hàng đã đồng ý mua hàng.
Đối với những sản phẩm không cần ký kết về hợp đồng, bạn cũng cần các loại biểu mẫu khác như hoa đơn mua hàng, lưu thông tin của khách hàng lên phần mềm bán hàng của công ty, doanh nghiệp.
Những công việc khác
Ngoài những công việc chính ở trên, NVKD sẽ cần phải làm những công việc khác như:
- Phối hợp với các phòng ban khác để hỗ trợ quá trình kinh doanh.
- Đánh giá, phân tích về thị trường tiềm năng.
- Theo dõi các doanh thu, báo cáo về kết quả kinh doanh.
Những kỹ năng cần có ở một nhân viên kinh doanh
Vậy để đáp ứng những yêu cầu của công việc, một nhân viên kinh doanh cần trang bị cho bản thân những kỹ năng gì?
Kỹ năng giao tiếp
Chắc chắn đây là một kỹ năng rất cần thiết cho những ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và NVKD nói riêng.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đàm phán với khách hàng, dễ dàng hơn trong việc thuyết phục khách hàng.
Những bạn kinh doanh tốt sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt.
>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 cách để cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả
Những nhân viên kinh doanh tốt sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt
Vốn hiểu biết, khả năng nắm bắt tốt
Bạn cần có một vốn hiểu biết nhất định về các vấn đề xã hội cơ bản. Đối với những kiến thức liên quan đến lĩnh vực bạn đang làm, bạn sẽ cần có vốn hiểu biết sâu hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng nắm bắt cảm xúc để có thể dẫn dắt và thuyết phục được khách hàng. Kỹ năng này cũng sẽ giúp bạn nhận ra khách hàng đang gặp khó khăn gì khi ra quyết định mua hàng.
Kỹ năng nghiên cứu – chuẩn bị
Bạn sẽ cần phải nghiên cứu, chuẩn bị trước những tài liệu, thông tin cần thiết để gặp gỡ và thuyết phục khách hàng.
Kỹ năng hợp tác
Sự kết nối, hợp tác là một điều cần thiết khi bạn là một NVKD. Mở rộng network sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng hơn.
Đảm bảo hình ảnh chỉnh chu, gọn gàng
Vẻ ngoài ưa nhìn, chỉnh chu sẽ là điểm cộng cho bạn đối với khách hàng. Nếu bạn là người có nụ cười đầy năng lượng, hãy tận dụng nó, đây sẽ lợi thế giúp bạn tạo được sự thân thiện với khách hàng.
Chịu được áp lực lớn
NVKD chính là những nhân sự phải chịu nhiều áp lực đến từ KPI, doanh số, áp lực từ phía khách hàng. Do đó, đây cũng sẽ một kỹ năng bạn cần rèn luyện cho mình.
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh
Để đánh giá NVKD, các doanh nghiệp, công ty thường dựa vào những tiêu chí sai:
- Thái độ làm việc: Tính trung thực, sự nhiệt tình, thái độ đối với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, tính cầu tiến, tính kỷ luật.
- Năng lực làm việc: Mức độ làm việc, mức độ hoàn thành công việc, tư duy trong công việc, sự phát triển trong công việc.
Thu nhập của nhân viên kinh doanh
Mức lương trung bình
Tùy vào số năm kinh nghiệm, sẽ có mức lương trung bình như sau:
Năm kinh nghiệm
Mức lương trung bình (đ)
Chưa có kinh nghiệm/mới tốt nghiệp
3.000.000 – 6.000.000
2 – 5 năm
6.000.000 – 9.900.000
Trên 5 năm
13.000.000 – 35.000.000
*Mức lương có tính chất tham khảo và phụ thuộc vào từng vị trí cụ thể và loại hình doanh nghiệp khác nhau
Tìm việc làm Nhân viên kinh doanh hấp dẫn tại TopCV:
Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh phụ thuộc vào từng ngành nghề khác nhau
Chính sách hoa hồng cho nhân viên kinh doanh
Thông thường, các công ty sẽ áp dụng nhưng chính sách hoa hồng như sau:
- Chính sách trích phần trăm cố định trên tổng doanh thu
- Tính hoa hồng theo cấp bậc thang với từng mức doanh thu cụ thể
- Tính hoa hồng theo điều kiện đi kèm
- Tính hoa hồng theo phần trăm của tổng dự án kinh doanh
- Tính phần trăm theo vị trí, thâm niên làm việc
Trên đây là những thông tin cần thiết về vị trí Nhân viên kinh doanh. Bạn có thể cập nhật nhiều bản CV nhân viên kinh doanh được thiết kế và trình bày đẹp mắt, hợp lý và đầy đủ thông tin trên TopCV. Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển ngay nhé!
Tạo CV ngay
Nguồn ảnh: Sưu tầm