Nhân viên bán hàng là gì? Kỹ năng cần thiết dành cho nhân viên bán hàng
4.5/5 – (24 votes)
Nhân viên bán hàng là bộ mặt của công ty. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu hàng hóa, là người trực tiếp đem về doanh số cho công ty. Vậy nhân viên bán hàng cần những yêu cầu gì? Kỹ năng tối thiểu của nhân viên bán hàng? Cùng JobsGO tìm hiểu ngay trong bài viết này.
1. Nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng là bộ mặt của công ty. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu hàng hóa, là người trực tiếp đem về doanh số cho công ty. Nhân viên bán hàng thường làm việc trong các cửa hàng hoặc showroom. Trong khi đó Sales là bộ phận hoạt động chủ yếu trong văn phòng.
2. Yêu cầu đối với một nhân viên bán hàng
2.1 Ngoại hình ưa nhìn
Với bất kể một công việc nào cũng vậy, nhất là với công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì nhân viên rất cần có ngoại hình gây thiện cảm.
2.2 Trang phục gọn gàng
Ngoài yếu tố ngoại hình kể trên, chỉ cần bạn trông gọn gàng, chỉn chu trong cách ăn mặc cũng là một điểm cộng trong mắt khách hàng. Thông thường trang phục của nhân viên bán hàng phải mặc theo quy định, tuy nhiên nhiều cửa hàng không có đồng phục cho nhân viên thì nên ăn mặc lịch sự, đứng đắn.
>> Xem thêm: Sale là gì?
2.3 Sức khỏe tốt
Có sức khỏe là có tất cả. Một trong những yếu tố của mọi ngành nghề. Và tất nhiên, nghề bán hàng không ngoại lệ. Nhân viên bán hàng buộc phải có sức khỏe tốt, thể lực tốt, để có thể đảm nhiệm các công việc được giao. Vì luôn luôn hoạt động bên ngoài, tiếp xúc với nhiều khách hàng, bạn phải có sức khỏe để phục vụ khách, giúp khách lấy đồ, thử hàng, gói hàng, giữ hình ảnh vui vẻ, thân thiện, chịu áp lực công việc…
2.4 Thái độ, cử chỉ ân cần
Theo nhiều nghiên cứu, những thương vụ thành công 80% là nhờ thái độ của người bán hàng, 20% còn lại là kỹ năng và kiến thức.
Đức tính hàng đầu của người bán hàng là thái độ tốt rồi rồi mới đến kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng, ngoại hình… (Theo Mc Donal).
Một nhân viên bán hàng phải có cử chỉ, hành động tự tin, vừa nhanh nhẹn vừa lịch sự, mang thái độ tích cực, hào hứng khi nói về sản phẩm, dịch vụ thể hiện được sự chuyên nghiệp về kỹ năng bán hàng đối với khách hàng. Đồng thời giữ thái độ niềm nở, vui vẻ, nhiệt tình, mến khách và chu đáo giao tiếp với mọi người. Ở đâu cũng vậy, hiển nhiên thái độ ân cần luôn tạo được sự yêu thích và thoải mái của khách hàng.
Thái độ quyết định tất cả. Không ai có thể cảm thấy khó chịu và bức xúc trước một thái độ ân cần, lịch sự của nhân viên.
>> Xem thêm: KPI cho nhân viên kinh doanh
3.1 Tiếp nhận, bảo quản hàng hóa
- Tiếp nhận hàng, kiểm tra số lượng hàng đã đặt với người giao hàng.
- Kiểm tra ngoại quan bao bì, hạn sử dụng xem có đảm bảo không.
- Nếu có vấn đề phát sinh, phải lập tức báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý kịp thời.
- Ghi chép cẩn thận số lượng, tình trạng hàng đã nhận vào biên bản giao nhận hàng hóa và lấy đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Biên bản này sẽ là một phần của bộ hồ sơ thanh toán cho nhà cung cấp. Nhận hàng và kiểm tra hàng chính là một trong những công việc dành cho nhân viên bán hàng.
- Sắp xếp hàng hóa vào trong kho (nếu có) hoặc trưng bày trên cửa hàng. Hàng hóa được sắp xếp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhập trước-xuất trước, và được xếp vào đúng vị trí, thứ tự đã quy định trên quầy hàng.
- Vệ sinh cửa hàng sạch sẽ, sắp đặt tem nhãn đúng vị trí, thể hiện đúng giá cả của từng mặt hàng. Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do khách hàng, hoặc các lý do khác, cần tách riêng và báo cho người quản lý trực tiếp để đổi, trả hàng hoặc ghi nhận hàng hỏng.
>> Xem thêm: Best seller là gì?
3.2 Trưng bày sản phẩm
Đảm bảo tính thẩm mỹ chính là một trong những yếu tố cần thiết dành cho hình ảnh của một nhân viên bán hàng.
Những sản phẩm cần được trưng bày một cách khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp người bán dễ dàng kiểm soát, vừa giúp người mua dễ lựa chọn. Thông thường, sơ đồ trưng bày các mặt hàng thường do chủ cửa hàng hoặc quản lý quyết định. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là duy trì sơ đồ đó, bổ sung hàng mới (nếu còn) lên quầy, tránh trường hợp một mặt hàng nào đó hết tồn kho thì cũng mất luôn vị trí trên quầy hàng.
3.3 Bán hàng và tư vấn bán hàng
Rất nhiều người trước khi quyết định mua hàng họ đều nhờ đến nhân viên bán hàng tư vấn tại mỗi cửa hàng. Với những hàng hóa như thời trang, mỹ phẩm, nhân viên bán hàng cần có kiến thức nhất định và việc họ cần làm là giúp tư vấn cho khách một cách chính xác nhất. Một nhân viên bán hàng tốt sẽ làm khách hài lòng bởi những tư vấn của mình và giúp khách đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
3.4 Giải quyết các vấn đề của khách hàng
Bán hàng suôn sẻ là điều mà bất kỳ một nhân viên nào cũng mong muốn nhưng thực tế lại không như vậy. Đôi khi trong lúc bán hàng sẽ xảy ra những vấn đề cần phải giải quyết với khách hàng như những lỗi hàng hỏng, rách bẩn… Trong trường hợp như vậy, nhân viên cần hết sức bình tĩnh xem xét đó là lỗi do sản phẩm hay do người mua để đưa ra giải thích phù hợp. Với trường hợp không giải quyết được, nhân viên phải báo lên cấp trên để giải quyết được khiếu nại, vấn đề của khách.
>> Xem thêm: Sale kit là gì? Vai trò của Sale kit trong bán hàng
4. Kỹ năng bán hàng
Kỹ năng bán hàng được xem là kỹ năng được đánh giá cao nhất đối với vị trí này. Dù bạn bán sản phẩm hay dịch vụ hoặc thương hiệu cá nhân, kỹ năng bán hàng chính là một vũ khí giúp bạn chiến thắng.
4.1 Am hiểu về ngành hàng
Bản chất của việc bán hàng là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Do đó nhân viên bán hàng sẽ cần trang bị đầy đủ kiến thức ngành hàng để quá trình tư vấn diễn ra tốt hơn.
Bạn có thể trang bị các kiến thức từ thực tế kèm những kiến thức từ lý thuyết để áp dụng vào khâu bán hàng. Giới thiệu một cách trôi chảy, khoa học và logic về sản phẩm sẽ tạo cho bạn những lợi thế nhất định khi bán hàng.
4.2 Giao tiếp và thuyết phục
Giao tiếp ở đây chính là khả năng ăn nói rõ ràng, lưu loát. Đây cũng là cách thức để gây ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của khách hàng sao cho khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm.
Nhiều người nghĩ rằng làm nhân viên bán hàng thường “khéo miệng, dẻo mỏ”. Điều quan trọng ở đây là những gì bạn nói phải có giá trị và thuyết phục được người nghe. Điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức ngành hàng và thực tiễn của bản thân. Thuyết phục khách hàng là bạn có những gì mà họ muốn. Dĩ nhiên nếu khách hàng mãi không hài lòng với sản phẩm dịch vụ thì bạn nên chuyển hướng sang khách hàng khác. Ép buộc chỉ khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu và mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt cho bạn và cho cả công ty.
Ngoài ra ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng.
4.3 Kiên nhẫn
Người bán hàng nên đóng vai trò là một nhà tư vấn và sẵn sàng đưa ra các giải pháp kịp thời. Sẽ có nhiều trường hợp nhân viên bán hàng phải đối mặt với những vị khách khó tính hay những lời từ chối tư vấn. Cũng sẽ có nhiều người mua lưỡng lự rất lâu trước khi quyết định mua hàng. Lại có khách hàng đôi lúc quá cẩn thận nên tỏ thái độ hoài nghi với nhân viên, khiến nhân viên cảm thấy khó chịu và nản lòng. Do vậy, bạn nên là người có sự kiên nhẫn sẵn sàng vượt qua khó khăn này.
4.4 Lắng nghe
Bạn có biết vì sao tai có hai mà miệng chỉ có một không? Đó chính là vì chúng ta có thể nghe được âm lượng to nhỏ, ngữ điệu của giọng nói và cách sử dụng từ ngữ của người nói. Vì thế, song song với việc truyền đạt, giao tiếp với khách hàng, một người có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp biết khi nào nên dừng lại để lắng nghe. Người bán hàng chuyên nghiệp sẽ không bao giờ ngắt lời người khác khi họ đang nói, bởi lẽ làm như vậy họ sẽ không thể xác định được những nguyện vọng từ phía đối tượng họ đang cố gắng truyền đạt. Hãy nghe – hiểu khách hàng để nói đúng trọng điểm, giải quyết được vấn đề.
Ngoài ra, để trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp bạn phải trải qua một quá trình lao động, học tập thường xuyên. Trở thành nhân viên bán hàng không khó nhưng để đem về doanh số khủng thì không hề dễ dàng.
>> Tuyển nhân viên bán hàng
5. Cơ hội thăng tiến của nhân viên bán hàng.
Cuộc điều tra khoảng 1700 nhân viên quản trị cấp cao trong các công ty được xếp loại trong Fortune 500 (danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ) cho thấy 31,2% trong số họ đã trải qua phần lớn thời gian trong nghề bán hàng. Điều này có nghĩa là nghề bán hàng hoàn toàn có khả năng thăng tiến lên vị trí cao hơn là chức vụ quản trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực và mức độ tiếp thu kiến thức của bạn nên thời gian cần thiết để đạt được sự thăng tiến là rất khác biệt.
Chưa kể nếu muốn thăng tiến, ngoài những kỹ năng kể trên bạn cần phải cải thiện nhiều hơn nữa cho bản thân. Ví như kỹ năng viết CV trông sao cho chuyên nghiệp. Làm gì thì làm, vẫn phải có việc đã mới thăng tiến được nhỉ!
>> Mẫu CV chuyên nghiệp
Kỹ năng ngoại ngữ cũng rất quan trọng đối với nhân viên bán hàng Tiếng Anh nếu công ty, cửa hàng của bạn hay tiếp xúc và có đối tác là người nước ngoài.
>> Các mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh cho nhân viên bán hàng.
Song, sau khi đạt được chức vụ đó với nhiều tên gọi khác nhau như giám đốc khu vực, giám đốc mặt hàng,.. nhưng tựu chung lại đều là những người có quyền trực tiếp giám sát, kiểm soát những nhân viên trong khu vực đó.
6. Tìm việc làm nhân viên bán hàng ở đâu?
So với những ngành khác, nghề nhân viên bán hàng là một trong những công việc được tuyển dụng khá nhiều. Với công việc này sẽ có rất nhiều tiềm năng phát triển về kỹ năng bán hàng cũng như nhiều kỹ năng mềm phong phú cho bạn, vì vậy sự lựa chọn của bạn về lĩnh vực này có thể hoàn toàn là đúng đắn.
6.1 Mạng xã hội
Smartphone không chỉ đơn thuần để giải trí, và mạng xã hội cũng thế. Rất nhiều công ty, cửa hàng đều có một trang mạng xã hội, bạn sẽ dễ dàng theo dõi thông tin tuyển dụng của họ. Hoặc bạn có thể tham gia các hội nhóm tìm việc đều có nhiều thông tin về công việc nhân viên bán hàng cho bạn ứng tuyển.
6.2 Tìm kiếm và ứng tuyển qua các trang tuyển dụng như JobsGO
Với công nghệ tìm việc tự động, quy trình ứng tuyển đơn giản, tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp, upload portfolio, tìm việc làm phù hợp với bạn nhanh chóng, JobsGO có mọi thứ bạn cần, tất cả chỉ trên một chiếc smartphone. App tìm việc JobsGO hiện có mặt trên Google Play và Appstore.
>> Tìm việc nhanh
Hy vọng bạn đã có nhiều thông tin về công việc của một nhân viên bán hàng. Chúc các bạn thành công và đón đọc nhiều bài viết khác trên app tìm việc JobsGO.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)