Nhan cach va uy tin nguoi lanh dao, quan ly
- Đ.Thắng K.32D 1
VỊTRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ – NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ TRONG
NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HIỆN NAY.
Tâm lý học lãnh đạo, quản lý con người và phát triển do nhu cầu tự thân của xã
hội tâm lý và yêu cầu khách quan của thực tiễn hoạt động lãnh đạo, quản lý trong quá
trình lao động sản xuất kinh tế, xã hội và đời sống con người. Tâm lý học lãnh đạo,
quản lý cung cấp những tri thức và phương pháp nghiên cứu của bộ môn tâm lý học
được ứng dụng trực tiếp trong công tác LĐQL, TLH LĐ,QL chính thức giúp người
lãnh đạo, quản lý không ngừng hoàn thiện nhân cách, củng cố và nâng cao uy tín của
bản thân, góp phần củng cố nâng cao uy tín của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước
và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị hiện nay ở nước ta. TLH LĐQL góp
phần tích cực vào việc thực hiện mục đích đào tạo đội ngũ LĐ, QL có bản lĩnh chính
trị vững vàng có lòng yêu nước và thương dân sâu sắc, có đời sống tâm lý nhạy cảm,
cân bằng, lành mạnh, lạc quan, gương mẫu, được nhiều người trong gia đình, địa
phương và các cơ quan tín nhiệm, khăm phục.
Người LĐQL phải hiểu rõ nhu cầu, lợi ích, động cơ hoạt động, phải biết tác động
vào nhu cầu lợi ích cấp thiết, chính đáng và trực tiếp để con người hoạt động tích cực
nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của chính bản thân mình phải giữ gìn và phát huy
được những phẩm chất tâm lý truyền thống tốt đẹp của con người, tính tích cực và
trung thực của con người, tinh thần trách nhiệm và sáng tạo của con người trong công
việc và đời sống hằng ngày để con người sống cân bằng, thỏa mãn và hạnh phúc hơn.
– TLH LĐQL phải góp phần ổn định đời sống tinh thần, gìn giữ sự cân bằng tâm
lý ở mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi địa phương góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn XH, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh tâm lý của kẻ thù.
– Trong hoạt động của lãnh đạo, quản lý tất cả vì vấn đề và yêu cầu đặt ra phải giải
quyết từ nguyên nhân tâm lý, đồng thời phải biết kết hợp biện pháp tác động tâm lý với
các biện pháp khác như hành chính, kinh tế, tổ chức, luật pháp
Một trong 5 nhiệm vụ cơ bản của TLH LĐQL là nguyên cứu đặc điểm tâm lý của
chính bản thân người LĐ,QL. Đề ra những yêu cầu và biện pháp học tập và rèn luyện,
bồi dưỡng theo những tiêu chuẩn đó để không ngừng hoàn thiện nhân cách, củng cố và
nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý.
Nhân cách là vấn đề thuộc về con người và xã hội. C.Mác đã viết “Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người tổng hợp những quan hệ XH”. Bản chất XH của con
người được hình thành nên hay bộc lộ ra trong cuộc sống của nó, Trong cuộc sống
bằng hoạt động của bản thân, con người chịu tác động của các quan hệ XH và nhờ đó
con người hội nhập vào các quan hệ đó, góp phần củng cố, phát triển các quan hệ đó.
Ngược lại, con người có tác động trở lại vào tồn tại khách quan.
Khi con người thực hiện 1 hoạt động nhất định, có mục đích, có ý nghĩa nhằm
nhận thức hay cải biến hiện thực khách quan thì nó được coi là chủ thể. Như vậy, khi
con người với tư cách là thành viên của XH vừa là chủ thể các mối quan hệ XH, của - Đ.Thắng K.32D 2
hoạtđộng có ý thức, chính là nói tới “nhân cách” của người đó. Như vậy nhân cách
cũng thể hiện rõ hơn bản chất XH của một cá nhân. Nhân cách hình thành và phát triển
ở con người trong quá trình trưởng thành, hoạt động và quan hệ XH. Nói chung nhân
cách là bộ mặt tâm lý xã hội của con người, là tư cách làm người, là những tiêu chuẩn
cần thiết về phẩm chất và nghị lực của con người để được đánh giá và thừa nhận là
thành viên của xã hội loài người..
Có nhiều đinh nghĩa về nhân cách, là một hệ thống bền vững các đặc điểm có ý
nghĩa xã hội đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội hay một
cộng đồng nào đó “Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá
nhân quiđịnh giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ”, “ Nhân cách là toàn bộ phẩm
chất tâm lý của cá nhân, hình thành và phát triển trong các quan hệ xã hội”.
Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý
cá nhân qui định giá trị, địa vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người LĐ,QL.
Nhân cách con người nói chung đều có tính xã hội, thống nhất, tích cực, ổn định, giao
lưu và phát triển; hoạt động lãnh đạo, quản lý chủ yếu làm việc với con người, là sự
ảnh hưởng tác động qua lại giữa các chủ thể – nhân cách là giải quyết các mối quan hệ
giữa con người với con người. Để được đánh giá và thừa nhận là người lãnh đạo, quản
lý, nhân cách chủ thể LĐQL không những mẫu mực hoàn thiện cao hơn những người
dưới quyền là đối tượng khách thể bị LĐQL mà họ còn phải thể hiện rõ vai trò định
hướng, gương mẫu, có ưu thế ảnh hưởng tác động về nhiều mặt, biết tổ chức, tập hợp,
lôi cuốn và thúc đẩy mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Nhân cách người lãnh đạo, quản lý có những đặc điểm như:
– Tính thống nhất và bản chất xã hội của nhân cách người lãnh đạo, quản lý: NC là
sự thống nhất nhiều ưu điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân biểu hiện trong hành vi, hoạt
động của con người. Đó là sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, giữa đạo đức và tài,
giữa bản lĩnh và sự thích ứng, giữa hành vi bản năng và hành vi xã hội, giữa lợi ích xã
hội và lợi ích cá nhân, giữa chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo.
– Tính ổn định và phát triển của NC người lãnh đạo, quản lý: Tính ổn định của NC
rất rõ nét như: Họ, tên, gia đình, nghề nghiệp… đều gắn liền với toàn bộ cuộc đời hoặc
từng giai đoạn phát triển của con người, các phẩm chất của nhân cách, các kiểu hành vi
phong cách ứng xử, hoạt động được hình thành trong một thời gian dài thường ổn định
với các quan hệ xã hội, nếp sống, chế độ sinh hoạt, làm việc ổn định.
– Tính tích cực và chủ động của NC người lãnh đạo, quản lý: Nhân cách là một
chủ thể hoạt động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển; nhân cách người lãnh đạo, quản
lý càng phải thể hiện rõ tính tích cực và chủ động trong hoạt động nhận thức, cải tạo xã
hội. Đó là một giá trị xã hội, được so sánh lựa chọn và thừa nhận, người lãnh đạo, quản
lý phải là một chủ thể hoạt động tích cực cải tạo tự nhiên, xã hội và hoàn thiện bản
thân theo yêu cầu thực hiện lý tưởng giải phóng con người và công bằng xã hội.
– Tính giao lưu và tự chủ của nhân cách người lãnh đạo, quản lý: Trong hoạt động
tập thể và giao lưu, mẫu hình nhân cách của người lãnh đạo, quản lý càng được mọi
người tập trung chú ý thì tính tự chủ gương mẫu càng có ý nghĩa và mỗi người nhận ra
mình, tự hoàn thiện mình theo những chuẩn mực của xã hội qui định của tập thể và tấm - Đ.Thắng K.32D 3
gươngcủa người lãnh đạo, quản lý. Nhân cách chỉ có thể được hình thành thông qua
quá trình giao lưu, giao tiếp trong một xã hội cụ thể.
Đời sống tâm lý của người LĐQL cũng có một cấu trúc nhất định; có nhiều quan
điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách như cấu trúc đức – tài, cấu trúc phẩm chất và
năng lực, cấu trúc tổng hợp của 3 yếu tố: nhận thức, tình cảm, ý chí, cấu trúc cá tính
tâm lý.. . Ở đây chỉ đề cập đến phẩm chất chính trị của LĐQL.
Nhân cách của người lãnh đạo quản lý không những phải mẫu mực, hoàn thiện
hơn những người dưới quyền mà còn phải thể hiện rõ vai trò định hướng gương mẫu,
có ưu thế ảnh hưởng tác động về nhiều mặt, biết tổ chức tập hợp, lôi cuốn và thúc đẩy
mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ. Có thể hiễu rằng muốn là một người lãnh đạo
thì trước hết phải là người cán bộ gương mẫu, một đảng viên tốt, đầy đủ tiêu chuẩn của
một cán bộ đảng viên. Bên cạnh đó là người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải hội đủ
các yêu cầu có tính đặc trưng về nhân cách như:
-Phẩm chất chính trị tư tưởng: Đây là phẩm chất hàng đầu, cơ bản nhất của người
lãnh đạo quản lý, vì thiếu nó thì không thể nói đến việc định hướng về lý tưởng, về khả
năng nhận thức đúng đắn và phấn đấu có hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi đường lối
chủ trương của Đảng và chính sáchpháp luật của Nhà nước. Tất cả hoạt động sống của
xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa…đều ẩn chứa những khía cạnh chính trị mà người
cán bộ lãnh đạo quản lý phải nhận thấy được để từ đó đưa ra những vấn đề, những
quyết sách giải quyết cho phù hợp, đồng thời phải đánh giá hiệu quả của mọi công việc
để xem xét hiệu quả về mặt chính trị đạt đến đâu. Hơn nữa người lãnh đạo quản lý phải
biết vận dụng chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng vào công việc cụ thể của
mình, phải nhạy bén nắm bắt kịp thời những nẩy sinh về mặt chính trị trong hoạt động
thực tiển. Mặt khác, người lãnh đạo quản lý còn phải là người biết đấu tranh để bảo vệ
quan điểm đường lối của Đảng chống lại sự xuyên tạc của kẻ thù trên cơ sở khoa học,
đúng đắn.
– Yêu cầu về phẩm chất đạo đức: Phẩm chất đạo đức trước hết phải thể hiện thái
độ tốt đối với xã hội, bản thân. Có tình cảm cách mạng, lòng say mê trong công
việc,quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và tiến đến chỗ chí công vô tư,
phải có đạo đức trong sáng, phù hợp với đạo lý cuả dân tộc Việt nam, sống có thủy
chung, thương yêu mọi người, đối với bản thân phải khiêm tốn, tự chủ, không tự phụ,
kiêu căng… không tham lam, tùy tiện xa hoa, phải luôn tự phê bình, sữa chữa khuyết
điểm của mình, hoan nghênh những người khác phê bình mình, lắng nghe ý kiến của
người khác với thái độ thận trọng, theo dõi và quan tâm đến mọi người. Đồng thời,
phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết
điểm và nhược điểm của mình
– Yêu cầu về năng lực: Năng lực của người lãnh đạo quản lý biểu hiện ở khả năng
lôi cuốn, tập hợp, giáo dục, quản lý và thúc đẩy mọi người hoàn thành nhiệm vụ. Bên
cạnh đó người cán bộ lãnh đạo quản lý phải có sự nhạy cảm về tổ chức, thấu hiễu lòng
người, nắm vững đặc điểm tâm lý con người, dự báo chiều hướng phát triển và kết quả
công việc, khả năng lan truyền ý chí, nghị lực, quyết tâm đến người khác và quần
chúng để họ tự giác, tích cực hoạt động trong tổ chức có kết quả. Ngoài năng lực tổ - Đ.Thắng K.32D 4
chức,người cán bộ lãnh đạo quản lý cần có những năng lực chuyên môn, năng lực tư
duy sáng tạo và năng lực sư phạm, năng lực tự chủ, tự kiềm chế, tự kiểm tra, đánh
giá…
Hiện nay việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế – xã hội đang đặt ra cho sự lãnh đạo
của Đảng và sự quản lý của Nhà nước những yêu cầu mới rất cao. Việc đòi hỏi phải có
sự đổi mới về chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành là một
tất yếu khách quan.
Do vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) về ” Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 là: xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức từ Trung ương đến cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu có
phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai
cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và
vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước; giữ vững độc lập tự chủ đi lên CNXH.
Công cuộc đổi mới, phát triển đất nước đã trải qua hơn 20 năm, đang trong giai
đoạn quyết liệt, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi toàn Đảng,
toàn dân nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng nâng cao chất
lượng hoạt động, phải có phong cách làm việc mới khoa học, thiết thực và hiệu quả
cao. Đó là yêu cầu không phải chỉ của lịch sử, của cuộc sống hôm nay mà còn là yêu
cầu của tương lai, để xây dựng đất nước “dân giàu, nướcmạnh xã hội công bằng, dân
chủ văn minh”.
Liên hệ thực tiễn địa phương:
Xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng
Đảng; Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết số 06 (năm 2007) về phát triển
nguồn nhân lực giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015. Coi việc phát
triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ đột phá của tỉnh, vừa có tính cấp bách vừa có tính
chiến lược, nhằm xây dựng lực lượng lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng
cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý. Trong điều kiện thực tế về các mặt, nhất là về trình
độ, xu thế phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2010 và năm 2015, nhiệm
vụ phát triển nguồn nhân lực phải tập trung vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong hệ thống chính trị vững mạnh theo hướng trí thức hoá đội ngũ cán bộ cấp
xã, chuyên môn hoá cán bộ cấp huyện và đào tạo cán bộ cấp tỉnh có tầm chiến lược.
Sau 3 năm triển khai, kiện toàn được các cơ quan đảng, chính quyền, hội, đoàn thể
các cấp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Công tác cán bộ được thực hiện toàn diện ở tất cả các khâu: quản lý, đánh giá, tuyển
chọn, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí và thực hiện chính sách cán
bộ. Đội ngũ cán bộ có bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hầu
hết cán bộ, công chức cấp tỉnh và huyện đã đạt tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn
ngạch theo quy định, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trước mắt và tạo
nguồn cho các giai đoạn tiếp theo. - Đ.Thắng K.32D 5
Côngtác đánh giá cán bộ được thực hiện qua việc tuyển chọn, bổ nhiệm, luân
chuyển định kỳ hàng năm, bảo đảm phát huy trách nhiệm của tập thể cấp uỷ, tổ chức
Đảng và người đứng đầu. Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được tiến hành
một cách kịp thời và đồng bộ ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và cơ sở; đã chú trọng cán bộ trẻ,
cán bộ nữ, cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ là người dân tộc thiểu số; qua đó tạo sự
chủ động hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, vẫn còn một số cấp uỷ, chính
quyền, ngành, địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, nên
việc đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện cơ chế, chính
sách chưa kiên quyết, hiệu lực thấp. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý có thái độ quan
liêu, cửa quyền, sách nhiễu, sa sút phẩm chất đạo đức,… làm giảm lòng tin đối với
nhân dân.
Có thể khẳng định rằng, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,
cán bộ khoa học – kỹ thuật, văn hoá – nghệ thuật, công chức, viên chức đủ phẩm chất,
bảo đảm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
theo ngạch, có năng lực đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao trong hệ thống
chính trị, trong các đơn vị sự nghiệp; đào tạo, thu hút đáp ứng cơ bản nhu cầu nhân lực
quản lý doanh nghiệp; cung cấp kịp thời lao động qua đào tạo nghề, công nhân lành
nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là tại Khu kinh tế Dung Quất, các
khu công nghiệp của tỉnh và yêu cầu lao động ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
mở rộng hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế và khu vực đã và đang tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. - Đ.Thắng K.32D 6
UYTÍN NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Vấn đề uy tín người lãnh đạo, quản lý có tầm quan trọng, vừa có tính lý luận sâu
sắc lại là yêu cầu của thực tiễn, vừa có tính cơ bản lâu dài và lại là đòi hỏi bức xúc của
yêu cầu tình hình. Bởi chính đội ngũ lãnh đạo, quản lý là người tổ chức hiện thực hóa
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chủ trương của
Đảng bộ, chính quyền địa phương. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ hiện nay phải đảm bảo
các yêu cầu có tính đặc trưng về uy tín của người lãnh đạo, quản lý, đó là phẩm chất
chính trị tư tưởng, phẩm chất tâm lý đạo đức tốt và có năng lực trong công tác lãnh
đạo, quản lý. Uy tín người lãnh đạo, quản lý là một vấn đề trung tâm của tâm lý lãnh
đạo, quản lý . Người lãnh đạo, quản lý cần nắm vững khái niệm về uy tín, và uy tín
người lãnh đạo, quản lý, hiểu rõ những điều kiện và các yếu tố hợp thành uy tín, bản
chất của uy tín, con đường gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản
lý hiện nay
Vậy uy tín người lãnh đạo, quản lý là gì? Có rất nhiều khái niệm chung về uy tín
và từ những khái niệm chung đó, bộ môn tâm lý học lãnh đạo, quản lý nghiên cứu uy
tín với tư cách là một hiện tượng tâm lý xã hội, coi đó là một thuộc tính tâm lý đặc biệt
của con người, một tiêu chuẩn có tính tổng hợp quan trọng bậc nhất của người lãnh
đạo, quản lý . Chủ thể uy tín lãnh đạo, quản lý là những người làm công tác lãnh đạo,
quản lý Người lãnh đạo, quản lý có uy tín cao thì gía trị xã hội cũng cao. Ăngghen đã
chỉ rõ: “Một mặt, một quyền uy nhất định, không kể quyền uy đó đã được tạo ra bằng
cách nào, và mặt khác một sự phục tùng nhất định, đều là những điều mà trong bất cứ
tố chức xã hội nào, cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất
và lưu thông sản phẩm , làm cho trỏ thành tất yếu đối với chúng ta ”. Tâm lý học lãnh
đạo, quản lý hiểu uy tín lad sự kết hợp giữa uy quyền của chủ thể với ảnh hưởng của
người đó đấn với người khác, được người khác tôn trọng, tín nhiệm và kính phục.
Nghien cứu uy tín người lãnh đạo, quản lý cần chú ý cả phần uy và phần tín. Uy tín là
một hịen tượng xã hội , là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội quỳen uy và ảnh
hưởng của cá nhân, một nhóm hay một thiết ché xã hội nào đó trong một lĩnh vực nhất
định của xã hội. Điều đó phản ánh mối quan hệ tất yếu giữa con người với con người
trong xã hội.
Dù hình thành theo cách nào thì uy tín của người lãnh đạo cũng là sự kết hợp giữa
uy quyền của chủ thể, quản lý cũng là sự kết hợp giữa uy quyền của chủ thể với ảnh
hưởng của người đó đến người khác, được người khác tôn trọng, tín nhiệm và kính
phục. Nó được công nhận một cách tự nhiên và hoàn toàn tự nguyện. Sự tôn trọng tín
nhiệm, kính phục của mọi người đối với người lãnh đạo phụ thụôc vào quyền lực, ưu
thế, sức cảm hoá, thuyết phục của chính bản thân chủ thể lãnh đạo. uy tin đích thực
không đòi hỏi người ta phải cố tạo ra vẻ có uy tin. Uy tín người lãnh đạo quản lý là sự
kết hợp giữa quyền lực của chủ thể và sự tín nhịêm, phục tùng của khách thể
Từ khi xã hội có giai cấp, có Nhà nước và pháp luật thì uy quyền của người lãnh
đạo, quản lý được tạo bởi thể chế chính trị của từng nước, nó thể hiện ý chí và phản
ánh lợi ích của giai cấp đang thống trị, đang cầm quyền điều hành xã hội. Mặt khác, “ - Đ.Thắng K.32D 7
quyềnuy lấy sự phục tùng làm tiền đề”. Điều đó có nghĩa là uy quyền phải xác lập
được sự tín nhiệm, thừa nhận và phục tùng, nó phải được mọi gười thừa nhận, kính
phục và làm theo, thậm chí đến mức tự nguyện thì mới có uy tín. Uy tisn người lãnh
đạo, quản lý bao giờ cũng thuộc về chu thẻ lãnh đạo, quản lý. Đó có thể là một cá
nhân, một tập thể hay một tổ chức . Như thế, uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý không
đơn thuần do uy quyền, hay ý chí chủ quan của chủ thể, mà nó còn bao gồm cả sự tín
nhiệm của quần chúng. Nếu như uy quỳen là yếu tố cần thíet hàng đầu để tạo ra uy tín ,
thì tổng hợp các yếu tố nhân cách, đạo đức, tài năng, danh vị… đã được công nhận ở
một cá nhân hay tổ chức nào đó mang uy quỳen là cái quyết định để mọi người tín
nhiệm . Uy tín của người lãnh đạo , quản lý do bản thân họ quyết định. Uy tín không
đòng nhất với uy quyềnn, với uy thế, uy vũ, uy lực, uy danh, tín nhiệm. Uy tín của
người lãnh đạo không phải là giá trị bất biến mà được xác định tuỳ theo nhiệm vụ,
ngành nghề công tác, đặc đỉem văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm về các chuẩn
mực đạo đức, phẩm chất, năng lực, của tùng giai đoạn lịch sử và chế độ xã hội . Do
vậy muốn có uy tín thì người lãnh đạo, quản lý phải có qúa trình hoạt động, kế thừa,
tích luỹ, quá trình nghiên cứu nhiệm vụ. Đặc đỉem của đối tượng quản lý, đặc điểm của
văn hoá, giao tiếp… Uy tín chỉ kết quả của một quá trình nhận thức, rèn luyện hoàn
thiện nhân cách, nâng cao năng lực công tác, trình độ văn hoá giao tiếp, phẩm chất, lối
sống, phong cách sinh hoạt v.v… Uy tín của người lãnh đạo, quản lý được xác lập để
thực thi nhiệm vụ và chức trách được giao , là sự thống nhất giữa những ưu thế quyền
lực của chức vụ với những ưu thế về phẩm chất năng lực củ cá nhân người lãnh đạo,
quản lý.
Uy tín người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, trong điều kiện chuỷen sang nền kinh tế thị trường và cách
mạng khoa học kỷ thuật, công nghệ hiện đại, uy tín người lãnh đạo, quản lý được mọi
người hết sức quan tâm. khi chủ nghĩa xã hội hiện thực rơi vào tình trạng khủng hoảng,
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu và Liên xô ta rã trên thực tế, những tiền
đề kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa hiện nay mới đang hình thành và phát triển ở một
số nước thì việc khẳng định hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
với bản chất nhân văn cao hơn xã hội tưu bản, là tương lai củ anhan loại vẫn là yêu cầu
quan trọng hàng đầu đối với người lãnh đạo , quản lý. Đó cũng chính là đặc điểm lớn
nhất của xã hội ta hiện nay, có ảnh hưởng trực tiếp tới việc gây dựng, củng cố và nâng
cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Trong giai đoạn cách mạng đầy những khó
khăn, thử thách hiện nay, có sự đan xen giữa thời cơ và thuận lợi, nguy co và thách
thức, những điều kiện đảm bảo cho uy tín tồn tại và phát triển vững chắc còn gặp nhiều
khó khăn trên cả bình diện lý luận và thực tĩen, việ củng cố, nâng cao uy tín của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quan hệảun lý ở nước ta càng trở nên cấp thiết. Uy tin người lãnh
đạo có tác động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, đạo đức, khoa
học, văn hoá, giáo dục …. Trong thực té, mỗi chủ thể có thể có một hay nhìeu loại uy
tín khác nhau, Thậm chí có hiện tượng mâu thuẫn trong uy tín ngay ở một chủ thể. Có
thể có uy tín trong lĩnh vực khoa học nhưng không có uy tín trong lãnh đạo, quản lý.
Vì vật, mỗi chủ thể lãnh đạo, quản lý cần phải biết mình có uy tín trong lĩnh vực nào.
Nhưng trước hết, họ phải có uy tin đạ đức và uy tín chuyên môn trong lĩnh vực được
giao phụ trách. Trong thực tế, uy tín có thể được hình thành, củng cố và nâng cao nhờ - Đ.Thắng K.32D 8
mốiquan hệ chính thức, thông qua một hình thức theo các chuẩn mực pháp luật, hoặc
nhờ mối quan hệ không chính thức, một cách phi hình thức, do vị trí và ảnh hưởng của
nó trong hệ thống các quan hệ xã hội.
Các yếu tố tổng hợp hình thành uy tín người lãnh đạo được hình thành bởi các yếu
tố khách quan và chủ quan . Trong hoàn cảnh nước ta hịen nay, uy tín người lãnh đjao
quản lý cần có những đặc điểm sau :
Một là, sự kết hợp giữa uy quyền, chức vụ, ưu thế, sự ảnh bưởng của người lãnh
đạo, quản lý đến tập thể và sự thừa nhận tín nhiệm của tập thể đói với uy quỳemn và
ảnh hưởng của chủ thể lãnh đạo, quản lý. Mối quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý và
tập thể trong xã hội xã hội chủ nghĩa là thống nhất, không có mâu thuẫn đối kháng.
Hai là, về thgực chất, mối quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo ở Việt Nam hiện
nay khôg mang tính chất đối khấng, biểu hiện trong quan hệ và các hành vi cụ thể.
Người lãnh đạo, quản lý phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm có sự
ổn định, của các nguyên tắc đạo đức và chính trị cuta chế độ xã hội do nhân dân lao
động làm chủ…. Từ đó, chúng thấy, khi những bỉeu hiện bề ngoài phù hợp với bản
chất của chủ thể mang uy tính thì niềm tin của cấp dưới đối với người lãnh đạo, quản
lý càng lớn. Ngượic lại, nếu hiện tượng và bản chất khôgn thống nhất thì uy tín ngwofi
lãnh đạo, quản lý không bền vững.
Ba là, tiền đề uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay và những điều kiện để củng
cố và nâng cao uy tín là hoạt động đảm bảo thoả mản nhu cầu, lợi ích chính đáng của
quần chúng lao động, là sự thống nhất gữa lợi ích cá nhân. tập thể và xã hội . Sự thừa
nhận của mọi người đối với những phẩm chất, năng lực đạo đức chuyên môn… của cá
nhân người lãnh đạo, quản lý, sự tín nnhiệm và phục tùng của đa số là tiền đề và cơ sở
vững chắc của uy tín người lãnh đạo, quản lý .
Quảng Nam là địa phương được tách ra từ tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng từ ngày
1.1.1997. Bảy năm qua, đội ngũ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh xuống cơ sở của tỉnh đã đáp
ứng yêu cầu có tính đặc trưng cơ bản về uy tín người lãnh đạo, quản lý. Điều này đã
góp phần biến những đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành
hiện thực, đưa Quảng Nam có tốc độ phát triển kinh tế cao, văn hóa- xã hội có nhiều
khởi sắc, an ninh quốc phòng được giữ vững, hệ thống chính trị không ngừng được
củng cố và hoàn thiện.Tuy nhiên một trong những khó khăn ban đầu của địa phương là
về uy tín đội ngũ lãnh đạo, quản lý còn nhiều bất cập. Một bộ phận mới được bổ
nhiệm, điều chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực nọ, hoặc từ cấp dưới lên cấp trên, do
đó chưa được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đúng mức. Riêng về chính trị, đội ngũ lãnh
đạo quản lý cấp cơ sở có 19, 7% chưa đào tạo cấp độ nào; đội ngũ lãnh đạo, quản lý
cấp tỉnh có 56.64 % chưa có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị. Tính thực tiễn còn
nhiều hạn chế; thiếu điều kiện tiếp cận thông tin và mở rộng giao lưu xã hội. Việc xây
dựng tập thể, cộng đồng để hoàn thiện uy tín người lãnh đạo, quản lý còn nhiều hạn
chế. Việc tự chống suy thoái về nhân cách có mặt bị xem nhẹ. Tình trạng này dẫn đến
hạn chế về uy tín và năng lực lãnh đạo, quản lý; giải quyết công việc thường dựa vào
kinh nghiệm, chủ quan tùy tiện làm ảnh hưởng đến uy tín của người lãnh đạo, quản lý, - Đ.Thắng K.32D 9
việcthục hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, làm giảm sút niềm tin của nhân
dân.
Đối với nước ta, từ Đại hội VIII của Đảng( 1996) là thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp
CNH-HĐH mà mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào
năm 2020. Sự nghiệp đó có nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Do đó
hơn lúc nào hết cần có người lãnh đạo quản lyư có uy tín, có một nhân cách tốt ở đội
ngũ người lãnh đạo, quản lý. Bác Hồ nói muốn có CNXH phải có con người XHCN.
Theo ý đó mà suy, hiện nay chúng ta muốn thực hiện trọn vẹn sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước, nhất định phải có con người CNH-HĐH. Con người CNH-HĐH ấy trước hết
phải là những người lãnh đạo, quản lý.
Tóm lại, uy tín người lãnh đạo, quản lý là trung tâm chú ý của tâm lý học lãnh
đạo, quản lý. Vấn đề có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH-HĐH. Xây dựng những yêu cầu có tính cơ bản về nhân cách của đội ngũ lãnh
đạo, quản lý ở Quảng Nam là một yêu cầu đang đặt ra một cách bức thiết. Thiết nghĩ
nếu thực hiện những yêu cầu đó cùng với các giải pháp đi kèm, trong thời gian đến đội
ngũ lãnh đạo, quản lý ở Quảng Nam sẽ có những bước chuyển góp phần xây dựng và
phát triẻn địa phương ngày một vững mạnh để cùng cả nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.