Nhận biết 9 tình huống sư phạm tiểu học và cách giải quyết
Thật ra tình huống sư phạm tiểu học hay gặp là gì? Khi bạn quyết định trở thành một giáo viên tiểu học đồng nghĩa với việc bạn mang một trọng trách rất lớn. Không chỉ có nhiệm vụ dạy học và truyền tải kiến thức đến cho thế hệ tương lai của đất nước mà trong quá trình làm việc, thầy cô còn phải giải quyết vô vàn những tình huống mà học sinh gây ra. Mỗi cấp đều có những vấn đề khác nhau. Vậy các học sinh tiểu học thường xảy ra tình huống nào? Cùng work247.vn tìm hiểu tình huống sư phạm tiểu học hay gặp trong bài viết này nhé.
Việc làm nhanh
1. Tình huống mất trật tự
Mất trật tự là điều quá phổ biến mà giáo viên phải đối mặt khi đi dạy. Tuy nhiên khác với cấp 2 và cấp 3, các bạn học sinh thường dễ nghe lời hơn và “hiểu chuyện hơn” thì học sinh tiểu học lại khá tinh nghịch. Vậy làm thế nào để giải quyết?
Tình huống mất trật tự
Gợi ý cách giải quyết:
Tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp các em mất trật từ đầu giờ để ổn định chỗ ngồi và sách vở thì giáo viên có thể đợi hoặc nhắc nhở các bạn học sinh nhanh lên một chút. Đối với trường hợp mất trật tự trong khi thầy cô giáo đang giảng bài cần hết sức lưu ý. Lúc này giáo viên nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại mất trật tự và sau đó giải quyết vấn đề như nhắc nhở, giải quyết vấn đề của các bạn học sinh như học sinh đó không hiểu bài và đang nhờ bạn giảng lại hay các bạn học sinh không thích với cách giảng đó của giáo viên,…
Xem thêm: Việc làm giáo viên
2. Lớp không hoạt động sôi nổi
Trong quá trình làm việc, giáo viên thường xuyên gặp trường hợp học sinh không tích cực xây dựng trao đổi bài. Không khí lớp thường rất trầm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh cũng như cảm hứng dạy học của giáo viên. Vậy nên giải quyết như thế nào?
Lớp không hoạt động sôi nổi
Gợi ý cách giải quyết:
Việc đầu tiên vẫn là tìm hiểu nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bạn học sinh không xây dựng bài như không hiểu bài, ngại giơ tay,… Tìm ra nguyên nhân chính xác để có cách giải quyết phù hợp. Đối với những bạn ngại giơ tay phát biểu, hãy chủ động gọi tên. Ngoài ra hãy động viên và khích lệ các bạn học sinh bằng một tràng pháo tay hay tuyên dương trước lớp.
Đối với các bạn không hiểu bài, hãy thay đổi phương pháp giảng dạy. Hãy tìm và thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tạo được hứng khởi cho học sinh và tạo hiệu quả học tập cho các bạn học sinh hơn.
Xem thêm: [Chia sẻ] Hồ sơ xin việc giáo viên chuẩn hiện nay có những gì?
3. Giải quyết các tình huống tranh cãi giữa các học sinh
Chuyện đánh nhau, cãi nhau giữa các bạn học sinh là chuyện rất bình thường và xảy ra như cơm bữa. Tuy nhiên giáo viên cũng khá đau đầu để giải quyết những vấn đề này.
Giải quyết các tình huống tranh cãi giữa các học sinh
Gợi ý cách giải quyết:
Việc đầu tiên vẫn là tìm nguyên nhân. Sau khi tìm được nguyên nhân hãy giải thích cho các bạn học sinh rằng tại sao việc này lại sai và các bạn không nên làm thế. Hãy nhường nhịn và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong các việc khác. Nếu các bạn vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần một nguyên nhân hãy đưa ra hình phạt nhẹ. Đánh và mắng là hai thứ tối kỵ khi phạt các bạn.
4. Tình huống một học sinh trong lớp bị các bạn khác bắt nạt
Hãy tưởng tượng một hôm vào lớp và bỗng dưng chứng kiến cảnh một học sinh bị các bạn khác bắt nạt như việc dùng lời nói để chửi bới hay chê bai; cũng có thể học sinh bị bắt nạt đó bị đánh bởi các bạn khác. Điều tồi tệ hơn có thể xảy ra là học sinh bị bắt nạt do sợ quá mà không báo lại cho thầy cô hay gia đình.
Gợi ý cách giải quyết:
Đối với các học sinh bắt nạt bạn, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà giáo viên có thể tự xử lý, nói chuyện với phụ huynh hoặc báo cáo lên nhà trường. Tiếp đó giáo viên cần giải thích cho các bạn và yêu cầu các bạn phải xin lỗi người bị hại. Đây là sự việc khá nghiêm trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến tính cách của học sinh sau này. Cần phải rèn giũa các em từ bé khi các em còn đang phát triển và hình thành tính cách.
Tình huống một học sinh trong lớp bị các bạn khác bắt nạt
Đối với bạn học sinh bị bắt nạt, giáo viên cần an ủi bạn và nói chuyện với phụ huynh của bạn. Việc nói chuyện với phụ huynh của bạn đó vừa giúp cho cha mẹ biết được các vấn đề ở trường để chỉ bảo và an ủi bạn học sinh. Nhiều trường hợp phụ huynh học sinh khá nghiêm khắc, có thể mắng mỏ con mình thì giáo viên cần nói chuyện với phụ huynh. Làm mọi cách để các em bớt sợ nhất. Nếu làm các bạn học sinh bị căng thẳng ngay cả ở nhà sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tâm lý khác.
Một điều nữa giáo viên nên làm là kết nối học sinh. Học sinh tiểu học còn rất ngây ngô và các em thường dễ nghe lời giáo viên hơn học sinh các cấp khác. Do đó hãy nhẹ nhàng và từ từ tháo gỡ nút thắt giữa các học sinh để các em hòa đồng hơn và có thời gian trải nghiệm, đi học vui vẻ nhất.
5. Tình huống các bạn học sinh trộm cắp đồ
Học sinh tiểu học còn khá trẻ con, các em còn khá tắt mắt ví dụ như khi thấy đồ gì đẹp các em thường cầm mà không xin phép bạn khác hay có những bạn cố tình lấy trộm đồ. Khi bạn mất đồ phát hiện ra và báo giáo viên thì bạn sẽ làm như thế nào?
Gợi ý cách giải quyết:
Không nên nêu tên học sinh lấy đồ ngay trên trước lớp. Nhiều giáo viên thường nêu tên học sinh lấy đồ của bạn lên trước lớp, mặc dù điều đó sẽ giúp các bạn cất đồ cẩn thận hơn nhưng nó mang lại hậu quả nhiều hơn là kết quả.
Tình huống các bạn học sinh trộm cắp đồ
Việc nêu tên lên trước lớp có thể khiến bạn lấy đồ phải chịu nhiều ánh mắt hay sự cảnh giác từ xung quanh, thậm chí nặng hơn có thể không ai muốn chơi với bạn đó. Trong trường hợp này, giáo viên nên gặp riêng bạn lấy đồ để trao đổi và giảng giải cho bạn về việc lấy đồ của người khác là sai trái ra sao. Sau đó hãy dành thời gian để quan tâm đến bạn nhiều hơn.
Nếu sự việc vẫn lặp lại và trở nên nghiêm trọng hơn, giáo viên nên nói với phụ huynh học sinh để có sự giám sát giữa nhà trường và gia đình. Qua đó chỉ bảo cho bạn nhiều hơn vì các bạn còn nhỏ nên vẫn không quá muộn để giúp các bạn học sinh.
6. Tình trạng học tập của học sinh không ổn định
Sau một thời gian theo dõi, giáo viên bỗng nhận thấy điểm học tập của một vài bạn học sinh bỗng nhiên cao lên bất ngờ hay thấp hẳn đi đối với lịch học. Vậy nên làm thế nào?
Gợi ý cách giải quyết:
Trao đổi với gia đình cũng như học sinh để tìm nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể do bạn không hiểu bài trên lớp, cách dạy của giáo viên không phù hợp, không làm bài ở nhà hay chuyện gia đình làm ảnh hưởng đến tâm lý, chép bài của bạn,…
Tình trạng học tập của học sinh không ổn định
Giáo viên nên có cuộc trao đổi nhỏ với các bạn học sinh để tìm ra nguyên nhân. Trong trường hợp bạn học sinh không chịu nói gì, giáo viên cần liên lạc với phụ huynh để tìm hiểu.
Khi đã tìm ra nguyên nhân, nhắc nhở phụ huynh cùng nhau phối hợp để giúp bạn học sinh có thể yên tâm học hành hơn.
Với những bạn chép bài bạn khác để đạt điểm cao, giáo viên cần quán triệt nghiêm khắc. Đó là hành vi không được cổ vũ và nó sẽ gây nên những hậu quả khác không tốt cho các bạn.
Xem thêm: Văn bằng 2 sư phạm
7. Học sinh cãi lại giáo viên trước mặt cả lớp
Bạn đang nhắc một bạn học sinh vì tội làm việc riêng trong giờ học. Bỗng nhiên bạn học sinh đó cãi lại bạn với thái độ không tốt thì phải giải quyết thế nào?
Gợi ý cách giải quyết:
Tranh luận và cãi lại là hai khái niệm rất khác nhau. Cãi lại mang một ý nghĩa rất tiêu cực. Việc một em học sinh cãi lại thầy cô có thể làm các em học sinh khác bắt chước và làm theo.
Học sinh cãi lại giáo viên trước mặt cả lớp
Hãy nghiêm túc khi giải quyết vấn đề này nhưng không được nóng nảy. Nóng nảy có thể làm học sinh sợ nhưng chưa chắc có thể giải quyết vấn đề. Đối với độ tuổi của học sinh tiểu học, vẫn còn sớm để uốn nắn các em. Một khi thói quen này được hình thành và “bồi đắp” từng ngày có thể gây nên nhiều hậu quả khôn lường.
Hãy trao đổi và khuyên răn học sinh thường xuyên, hãy luôn coi học sinh là con mình và chỉ bảo nó một cách tận tình nhất.
Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo
8. Chẳng may đánh học sinh
Giáo viên đang nhắc nhở học sinh và em đó có thái độ không hợp tác khiến giáo viên trở nên nóng nảy và bực dọc. Trong một giây mất kiểm soát, giáo viên đã lỡ tay đánh học sinh? Vậy giải quyết thế nào?
Gợi ý:
Không phải là người lớn không bao giờ sai tuy nhiên dù là ai thì cũng nên biết nhận lỗi và sửa sai. Chẳng may đánh học sinh trước mặt cả lớp, điều đầu tiên là bình tĩnh lại. Sau khi bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, giáo viên nên nói với cả lớp lý do mình đánh em học sinh và nhận lỗi. Hãy xin lỗi cả lớp và bạn học sinh đó nhưng vẫn phải giải thích hành vi sai trái của bạn học sinh.
Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng thường học và bắt chước người lớn. Việc nhận lỗi và xin lỗi trước mặt cả lớp sẽ khiến các em học hỏi thêm rằng dù là ai nhưng khi đã làm sai thì cũng nên nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Chẳng may đánh học sinh
cv xin việc đơn giản
9. Hỗ trợ các em học sinh khó khăn
Trong lớp, có bạn học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn. Là một giáo viên chủ nhiệm thì bạn sẽ làm gì?
Gợi ý:
Tạo một hoạt động giúp đỡ giữa các bạn học sinh khác trong lớp cùng giáo viên. Trao đổi với phụ huynh học sinh, an ủi và động viên gia đình đã cho con em có cơ hội đi học. Giáo viên có thể xin nhà trường hỗ trợ chi phí học tập của em học sinh đó.
Ngoài ra sự hợp tác và giúp đỡ của các học sinh trong lớp là rất quan trọng. Vừa tạo cho các em lòng sẵn sàng giúp đỡ, thương yêu người khác như truyền thống dân tộc ta “lá lành đùm lá rách”, vừa giúp bạn học sinh khó khăn được trải nghiệm môi trường học tập vui vẻ, thoải mái và hòa đồng.
Giáo viên là những người mang trọng trách quan trọng đối với một thế hệ học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Những tình huống sư phạm tiểu học hay gặp thường không phải là tình huống rất nghiêm trọng như liên quan đến hình sự, nhưng những tình huống này rất cần sự giải quyết hợp lý. Không nên đánh đập hay mắng mỏ, giáo viên cần nhẹ nhàng giải thích, chỉ bảo khuyên răn nhưng vẫn giải quyết hợp lý để giúp các em học sinh hoàn thiện và phát triển được những tính cách tốt. Trên đây là 9 tình huống sư phạm tiểu học mà work247.vn đưa đến với bạn đọc.
Thông tin mới nhất về mã trường đại học Sư phạm Đà Nẵng
Đại học Sư phạm Đà Nẵng nơi ươm mầm những cô giáo, thầy giáo tương lai đồng thời là ơi đào tạo giáo viên uy tín, chuyên nghiệp của khu vực miền Trung. Hãy cùng tìm hiểu thông tin tuyển sinh và mã trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng dưới đây nhé.
Mã trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng