Nguyên nhân và cách chữa trị khi bị đau đầu buồn nôn

Khi, đau đầu xuất hiện thêm các triệu chứng khác như đau đầu buồn nôn lạnh người, đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn, sốt cao đau đầu chóng mặt buồn nôn … là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần được cấp cứu. Vậy khi gặp những tình trạng này phải làm sao? Có cần được chăm sóc y tế không? Bài viết của chuyên gia Hapacol dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Những nguyên nhân nào có thể gây đau đầu, buồn nôn?

Đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnhĐau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Đau nửa đầu là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu buồn nôn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, như đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn, , nhạy cảm với ánh sáng và cơn đau đầu nghiêm trọng. Trước khi các triệu chứng này xuất này, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu đau đầu thoáng qua (các thay đổi về cảm xúc và hành vi trước khi thời điểm phát bệnh).

Các tình trạng sức khỏe khác có thể gây đau đầu buồn nôn là mất nước và hạ đường huyết. Mất nước xảy ra khi bạn không uống đủ nước. Hạ đường huyết có thể do một số yếu tố gây ra, như uống nhiều rượu, tác dụng phụ của thuốc, bệnh gan hoặc thận nặng, đói trong thời gian dài và thiếu hormone. Nếu bạn bị tiểu đường, việc tiêu thụ quá nhiều insulin cũng có thể gây hạ đường huyết.

Ngoài ra, đau đầu buồn nôn còn có thể do một số tình trạng sức khỏe sau gây ra:

  • Căng thẳng hoặc lo lắng
  • Ngộ độc thức ăn (có thể gây tình trạng đau đầu ăn vào nôn ra)
  • Dị ứng thức ăn
  • Huyết áp cao
  • Nhiễm toan trong bệnh tiểu đường
  • Bệnh ban đỏ
  • Viêm họng liên cầu khuẩn (có thể gây tình trạng ho đau đầu chóng mặt)
  • Nghiện rượu
  • Viêm mê đạo tai
  • Mang thai sớm
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn, như cảm lạnh hoặc cảm cúm (có thể gây tình trạng đau đầu buồn nôn lạnh người)
  • Viêm màng não hoặc viêm não
  • Nứt xương sọ
  • Tăng huyết áp ác tính (xơ cứng động mạch)
  • Bại liệt
  • Bệnh Than
  • Virus Ebola và bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng)
  • Sốt vàng
  • Ngộ độc carbon monoxide
  • Bệnh thận giai đoạn cuối
  • Sốt rét
  • Cơn bệnh Addison
  • U nang tủy
  • U não ở người lớn
  • Áp xe não
  • U dây thần kinh thính giác
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Viêm amidan
  • Bệnh nhiễm khuẩn Giardia
  • Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)
  • Chấn thương sọ não (như sự chấn động hoặc tụ máu dưới màng cứng)
  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da
  • Xuất huyết dưới màng nhện
  • Hạ natri huyết
  • Phình động mạch não
  • Sốt xuất huyết
  • Hội chứng HELLP
  • Tiền sản giật
  • Viêm gan A
  • Bệnh nhiễm khuẩn Shigella
  • Hội chứng nhiễm độc cấp tính
  • Say độ cao (say núi cấp tính)
  • Tăng nhãn áp
  • Cúm dạ dày
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Dùng quá nhiều cà phê, rượu và thuốc lá

2. Khi nào bạn cần được chăm sóc y tế?

Trong nhiều trường hợp, đau đầu buồn nôn từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi. Đối với một số trường hợp khác, đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có một cơn đau đầu nghiêm trọng hoặc tình trạng đau đầu buồn nôn nặng hơn.

Đến gặp bác sĩ nếu bạn có đau đầu buồn nôn kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Nói lắp
  • Nhầm lẫn
  • Chóng mặt
  • Cứng cổ và sốt (tình trạng thường gặp là sốt cao đau đầu chóng mặt buồn nôn)
  • Nôn hơn 24 giờ
  • Không đi tiểu được trong 8 tiếng hoặc hơn
  • Mất ý thức

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, ngay cả khi nhẹ, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể giúp chẩn đoán triệu chứng và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

3. Điều trị đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn như thế nào?

Việc điều trị đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Bác sĩ sẽ kiểm soát và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như yêu cầu bạn thay đổi lối sống, chỉ định thuốc đau đầu và các phương pháp khác giúp phòng ngừa hoặc giảm triệu chứng đau nửa đầu.

Kết hợp pháp đồ điều trị của bác sĩ với lối sống sinh hoạt lành mạnh để cải thiện cơn đauKết hợp pháp đồ điều trị của bác sĩ với lối sống sinh hoạt lành mạnh để cải thiện cơn đau

Trong một số trường hợp, việc thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng bệnh như:

  • Nếu cảm thấy cơn đau nửa đầu sắp xuất hiện, bạn hãy nghỉ ngơi ở một căn phòng tối và yên tĩnh. Sau đó, bạn chườm một túi vải bọc đá ở gáy để giúp giảm bớt cơn đau.
  • Nếu bạn cho rằng cơn đau đầu buồn nôn là do căng thẳng, hãy áp dụng các biện pháp thư giãn, như đi bộ hoặc nghe nhạc.
  • Nếu nghi ngờ cơ thể mất nước hoặc có đường huyết thấp, bạn hãy nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ

Các thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen, có thể giúp giảm đau đầu. Tuy nhiên, aspirin có thể khiến dạ dày khó chịu hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng aspirin khi bị đau đầu buồn nôn.

4. Những cách giúp ngăn ngừa đau đầu, buồn nôn

Một số mẹo giúp bạn phòng ngừa đau đầu buồn nôn như:

  • Ngủ đủ giấc
  • Uống đủ nước
  • Chế độ ăn uống cân bằng
  • Tránh dùng quá nhiều caffeine hoặc rượu
  • Ra tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi nấu ăn để giảm nguy cơ mắc cảm lạnh
  • Thắt dây an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và các môn thể thao tiếp xúc để tránh các chấn thương đầu
  • Tránh các tác nhân gây đau nửa đầu, như căng thẳng, mùi, ánh sáng…

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

What’s Causing My Headache and Nausea?. https://www.healthline.com/health/headache-and-nausea