Nguyên nhân các bệnh về mắt? | Sở Y tế Nam Định

Cho dù thị lực của bạn không tốt như trước nhưng vẫn có những cách để giúp cải thiện sức khỏe của mắt. Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn thực sự tồi tệ hoặc không rõ ràng trong vòng vài ngày.

Nguyên nhân gây ra các bệnh mắt

Các nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt gồm 5 nhóm chính:

– Do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm gây viêm mắt và các cấu trúc xung quanh mắt.

– Do chấn thương mắt và các cấu trúc xung quanh mắt hoặc có dị vật trong mắt.

Ảnh minh họa

– Do di truyền, nhiều bệnh mắt có thể chỉ biểu hiện sau này trong cuộc đời (mặc dù một số trẻ em được sinh ra với những tình trạng này). 

 – Do các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc chứng đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như mắt.

Những bệnh về mắt thường gặp

Đau mắt đỏ – Bệnh viêm kết mạc cần chú ý

            Kết mạc là một lớp màng mỏng trong suốt có các mạch máu, bao phủ lòng trắng (củng mạc) của nhãn cầu và phía trong mí mắt. Một trong những bệnh thường gặp ở nhiều người hiện nay đó chính là bệnh viêm kết mạc. Bệnh này có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân như bụi bẩn, ô nhiễm hay vi khuẩn gây nên và đặc biệt có thể lây từ người sang người.

Nháy mắt trái – Biểu hiện thường gặp của một số thay đổi từ cơ thể

            Để lý giải hiện tượng nháy mắt trái, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đây là do sự hoạt động rối loạn của các dây thần kinh có chức năng điều khiển mí mắt, khiến mí mắt cử động liên tục. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện do sự hoạt động rối loạn của các cơ nâng đỡ mí mắt hay do mắt bị mỏi do hoạt động liên tục, điều tiết với tần suất lớn. Đặc biệt, nếu cơ thể mệt mỏi, stress do thiếu ngủ, do làm việc quá sức hay thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, magie, vitamin C… cũng có thể gây ra tình trạng này.

Các tật khúc xạ – Bệnh thường gặp ở nhiều bạn trẻ

            Một điều đáng ngạc nhiên là ngày càng nhiều trẻ em gặp các bệnh về mắt và chủ yếu tập trung về các tật khúc xạ. Các tật khúc xạ thường thấy như là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị,… Tuy không ít người gặp phải các bệnh về tật khúc xạ song những bệnh này trên thực tế thường chỉ gây khó khăn trong việc quan sát mà hiếm khi làm mất thị lực hoàn toàn nên không thường được điều trị ngay khi phát hiện.

Mù màu – Hội chứng thị lực màu kém

            Nghe có vẻ lạ với nhiều người nhưng trên thực tế thì đây lại là bệnh không hề hiếm gặp. Khi bạn không thể nhìn thấy hoặc phân biệt một số màu sắc sắc nhất định thì đó là biểu hiện của bệnh mù màu hay thị lực màu kém.

Sẹo giác mạc hoặc đục thủy tinh thể

            Sự xuất hiện của một đốm trắng đục ở giác mạc có thể là sẹo giác mạc, hậu quả từ một nhiễm trùng, chấn thương hoặc bệnh mắt di truyền. Tương tự, sự xuất hiện của đốm trắng đục trong mắt có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Những tình trạng bệnh này có thể khiến người mắc nhìn các vật thể ở xa bị mờ. Thậm chí có thể dẫn tới thiếu giao tiếp mắt. 

Glôcôm bẩm sinh

            Chảy nước mắt, sợ ánh sáng liên quan với tình trạng mờ ở phần trung tâm mắt hoặc nhãn cầu có màu hơi xanh có thể là dấu hiệu của bệnh glôcôm (tăng nhãn áp) bẩm sinh. Nếu được điều trị sớm, có thể ngăn ngừa giảm thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác.

                                                                      Bạch Dương ( t/h)