Nguồn nước sạch là gì? Tại sao phải bảo vệ nước sạch?
Nước sạch là nhu cầu, là mong muốn của mọi người, mọi nhà. Nhưng một “báo động đỏ” là tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nặng đe dọa nguồn nước sạch mà chúng ta đang sử dụng. Vậy nên, bảo vệ nguồn nước không còn là trách nhiệm và nghĩa cụ của cá nhân nào, khu vực nào mà là của cộng đồng và toàn nhân loại. Nếu không muốn vài năm, vài cục hay vài trăm năm tới, chúng ta và thế hệ sau không có nguồn nước sạch để sử dụng thì chính bạn cần tự bảo vệ nguồn nước sạch ngày hôm nay.
Nguồn nước sạch là gì?
Để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh nhất, chính xác nhất về nguồn nước sạch chắc hẳn tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức. Vì quan niệm nước sạch có sự thay đổi qua thời gian, thậm chí có sự khác nhau trong chính tư duy của mỗi người.
Khi được hỏi về nguồn nước sạch, nhiều người dân đã trả lời thế này: Nguồn nước sạch và nguồn nước được lọc cặn bẩn và tạp chất gây hại, các vi khuẩn, vi rút có trong nước để mang đến một nguồn nước tinh khiết cho con người sử dụng. Khi người dân sử dụng nguồn nước này họ sẽ không gặp nguy hại cả hiện tại và trong tương lai.
Theo định nghĩa của Bộ Y tế ban hành: Nguồn nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nguồn nước đáp ứng được các tiêu chí theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN 02: 2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Theo Liên Hiệp Quốc giải thích: “Nước sạch là nhu cầu cơ bản của con người, nước sạch không phải là ’nước tinh khiết (như nước cất) mà sẽ bao gồm hợp chất hòa tan không gây hại cho sức khỏe. Nước không uống được có thể uống được bằng các quá trình như khử muối, chưng cất, thẩm thấu ngược, khử trùng”.
Để đơn giản nhất, chúng ta có thể hiểu rằng: Nguồn nước sạch là phải đảm bảo các điều kiện yêu cầu về chất lượng, không màu, không mùi, không vị dạ, không chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe con người.
Vì sao phải bảo vệ nguồn nước sạch?
Nước và không khí là hai yếu tố quyết định sự sống của con người. Bằng chứng này này rõ ràng nhất khi những nhà khoa học nghiên cứu sự sống trên hành tinh thì nước và không khí là hai thứ mà họ sẽ tìm kiếm đầu tiên. Sự thật là, nước tồn tại trên Trái Đất và mang tới nguồn sống cho mọi sinh vật, động-thực vật và con người. Nên nếu một chuỗi ngày dài không có nước, cơ thể bạn sẽ mất dần sự sống. Vậy nên, bạn nên ghi nhớ một điều “nước vô giá nhưng không vô tận”. Điều này lại rõ ràng hơn khi bàn luận tới nguồn nước sạch. Khi mà tốc độ ô nhiễm môi trường tăng đột biến, nguồn nước theo đó bị đe dọa. Bạn đã từng nghĩ rằng, một ngày nào đó chúng ta không còn nước sạch để ăn uống, giặt giũ, tắm rửa nữa không?
Nước quan trọng, nhưng con người hình như xem nhẹ cái quan trọng đó? Chúng tôi không khẳng định mà chúng tôi chỉ phỏng đoán. Khi mà lượng dân số tăng nhanh, rác thải ùn tắc mọi cầu cống, rác hòa lẫn trong đất, trong nước và làm tình trạng ô nhiễm ngày càng tồi tệ. Rồi quá trình công nghiệp hóa với sự ra đời ào ạt những công ty, xí nghiệp, nhà xưởng. Hóa chất, kim loại, nước thải, chất thải từ những nguồn này cũng “góp” vào sự ô nhiễm môi trường. Quá trình nông nghiệp sử dụng hàng loạt thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu cũng là một trong những “nguồn bệnh” gây ô nhiễm cho nguồn nước sạch.
Làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?
Bảo vệ và tiết kiệm nước là trách nhiệm và quyền hạn của toàn thể nhân loại chứ không phải của riêng ai. Vậy bạn có thể làm gì để có nguồn nước uống, nước sinh hoạt sạch:
Giữ sạch nguồn nước: bằng việc vứt rác đúng nơi quy định, không trực tiếp xả nước bẩn hay chất thải ra nguồn nước, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đúng theo quy định.
Nâng cao ý thức cộng đồng: chỉ cần mỗi một cá nhân có ý thức bảo vệ nước sạch thì không có lý do gì để chất lượng nguồn nước giảm sút cả. Bạn có thể trở thành một nhân vật truyền cảm hứng cho việc bảo vệ nguồn nước sạch, cuộc sống xanh chẳng hạn.
Tiết kiệm nước sạch: khóa vòi khi không sử dụng, tái sử dụng nước, bảo trì đường ống, tận dụng nguồn nước mưa. Đây có thể là những hành động đơn giản nhưng cả cộng đồng đều làm như vậy thì nguồn nước sạch sẽ được bảo vệ.
Xử lý rác thải: cần kế hoạch phân loại và xử lý rác thải hiệu quả. Đối với những rác thải rắn có thể tái chế thì chúng ta nên tái sử dụng. Đối với rác hữu cơ thì chúng ta có thể chế tạo nguồn phân bón để thay thế phân vô cơ chẳng hạn.
Xử lý nước thải: nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguồn nước và phương pháp bảo vệ nguồn nước sạch. Chắc hẳn bạn đã nhận ra tầm quan trọng của nguồn nước sạch đúng không nào? Bạn nên nhớ rằng bảo vệ nguồn nước sạch là tự bảo vệ sự sống của chúng ta. Nên đừng quên chia sẻ bài viết này cho những người quanh bạn để chúng ta chung tay bảo vệ nguồn nước sạch ngày hôm nay nhé.
>>> Xem thêm: Giật mình về 10 căn bệnh nguy hiểm do sử dụng nguồn nước kém chất lượng