Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì? Vai trò và cách phát triển?

Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì? Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao? Cách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao?

    Nguồn nhân lực không chỉ là vấn đề được nước ta quan tâm mà tất cả quốc gia trên thế giới đều xem trong việc phát triển nó vì nó cũng được xem như việc đặt nền móng cho sự phát triển của xã hội và đất nước bởi nguồn nhân lực chính là nguồn lực đóng vai trò quan trọng. Hiện nay không chỉ chú trọng về việc phát triển nguồn nhân lực mà việc đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được quan tâm rất nhiều. Vậy Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì? Vai trò và cách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như thế nào?

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì?

    Trong xã hội hiện nay thì nguồn nhân lực đang được quan tâm đầu tư phát triển nhất là đối với nguồn nhân lực tức lực lượng lao động, đội ngũ nhân viên, đội ngũ công nhân của một tổ chức, doanh nghiệp, hay công ty hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội, của nền kinh tế.

    Có một thực tế là phần đông doanh nghiệp vừa và nhỏ không có quỹ để chi cho hoạt động đào tạo. Nếu có, chỉ 1 số người được doanh nghiệp “thử thách” qua thời gian công tác nhất định. Họ nhận thấy số nhân viên này có phẩm chất, có năng lực thì mới chịu “chi tiền” cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn do các trung tâm, các Viện chuyên về lĩnh vực này thực hiện…

    Trên cơ sở này, có thể nói nguồn nhân lực chất lượng cao chủ yếu do cá nhân có nhận thức đúng đắn, có quá trình ham học hỏi và nỗ lực không ngừng. Sự tiếp sức hay tạo điều kiện từ doanh nghiệp thường mang tính thúc đẩy, cổ vũ.

    Nói một cách dễ hiểu nhất thì nguồn nhân lực chất lượng cao là một khái niệm để mô tả đối với các đối tượng lao động làm thông thạo với bất kỳ một nghề nào đó, và việc họ thành thạo đó khiến họ trở thành một lao động giỏi và có kỹ năng chuyên môn tốt trong nghề của mình và để đánh giá được nguồn lao động chất lượng cao thường dựa vào các yếu tố sau:

    + Năng lực tư duy sáng tạo của người đó trong thực tiễn và mang lại được hiệu quả như thế nào cho công việc và cho xã hội;

    + Năng lực sáng nghiệp, và có khả năng tự khởi nghiệp để tự tạo việc làm cho bản thân trong thị trường lao động đầy cạnh tranh về việc làm và nghề nghiệp như hiện nay.

    2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao:

    Ở góc độ vĩ mô, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Ở góc độ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhân lực chất lượng cao là yếu tố trung tâm thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp suông sẻ, hiệu quả.

    Diễn đạt cách khác: Một người biết việc và làm được việc như “đầu kéo” để cỗ máy hoạt động nhịp nhàng và tiến về phía trước. Có điều thực tế ở doanh nghiệp nhỏ, nhân lực chất lượng cao rất hiếm và rất quý. Cản trở dễ thấy nhất chính là THÁI ĐỘ của người lao động.

    Trên tinh thần “Tiền nào của nấy” họ thường không nỗ lực làm việc hết mình, không học hỏi hay sáng tạo mà ông chủ chỉ đâu làm đó, làm cho xong kiểu “Đước chăng hay chớ”. Đó là chưa kể đến Cái Tôi quá sắc nhọn, ai nói gì mà nghe không lọt lỗ tai là giận dữ, phản ứng gay gắt, giao cho việc mới thì đùn đẩy, chối bỏ, góp ý để tốt hơn thì tự ái, thái độ công thần – kiểu không có mình thì doanh nghiệp bé xiu xíu này chết chắc vì không thuê được ai? .v.v.

    Trình độ chuyên môn thì có thể đào tạo hoặc trăm hay không bằng tay quen, làm nhiều – va chạm, cọ sát nhiều tức khắc sẽ khá lên. Thế nhưng THÁI ĐỘ thì không thể ra lệnh hay bắt ép mà được. Họ chưa nhận thức rằng: Việc nhỏ phải làm Tốt thì mới làm việc Lớn. Doanh nghiệp nhỏ với nhân sự hạn chế, áp lực vừa phải, sự cạnh tranh tương đối, khách hàng không quá khó tính như xã hội thu nhỏ với đủ hình thái hỉ, nộ, ái, ố…

    Đây chính là môi trường thuận lợi để người lao động học việc, rèn luyện, nâng cao năng lực mà không mất TIỀN học phí? Tất cả kỹ năng, ứng xử, nguồn khách hàng, các mối quan hệ xã hội thuộc về cá nhân người lao động – Đó là “điểm cộng” cho chính họ.

    3. Cách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

    Đầu tiên, để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao này chúng ta cần ưu tiên cho nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt thì sẽ có hiệu quả với nguồn nhân lực này hơn nếu dựa trên phương diện quốc gia, chúng ta mới đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nói chung, về cơ bản chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

    Hiện nay theo số liệu thống kê thì ta thấy không chỉ ở Việt nam mà các nước đều có hướng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng chưa xác định rõ nhu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước nói chung cũng như của từng bộ, ngành, địa phương nói riêng.

    Ngoài ra nếu chúng ta để có thể có một nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở nâng cao, cần phải thực hiện kế hạch tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài. Để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò của giáo dục và đào tạo được đặt lên hàng đầu.

    Không chỉ vậy để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao chúng ta rất cần phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học và từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.

    Một trong những lưu ý rất quan trọng để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì yếu tố đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội và có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế là rất cần thiết. Đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện.

    Quan tâm phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; gắn giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ; hình thành các trung tâm nghiên cứu, các nhóm đổi mới sáng tạo. Đồng thời, gắn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài.

    Thực tế cho thấy, nếu có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng không có cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ hợp lý thì cũng không thu hút được lực lượng này và sẽ dẫn đến “chảy máu chất xám”. Thực tế khi làm việc ta thấy hiện nay nhân tài ngày càng khan hiếm, bởi vì nhân tài thì cần phải có tài năng mà nó không phải ngẫu nhiên mà có, mà để trở thành người thực sự có kinh nghiệm đối với 1 lĩnh vực nào đó thì cần phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện công phu, lâu dài nên cần có cơ chế, chính sách tuyển dụng cụ thể, thiết thực, phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc.

    Ngoài các giải pháp chúng tôi đề ra như trên thì để có thể gắn phát triển nguồn nhân lực với đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để phát triển và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, cần gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động.

    Cuối cùng để đào tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thì cần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy có thể thấy rằng đây cũng là quan điểm mới, thể hiện tư duy, tầm nhìn mới về phát triển nói chung, phát triển nguồn nhân lực nói riêng của Đảng ta. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực không chỉ nói đến sức khỏe, trí tuệ, năng lực, mà còn phải nói đến yếu tố nền tảng đó là văn hóa, tư tưởng. Với tinh thần đó, Đại hội XIII của Đảng chủ trương phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn với việc “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

    Tóm lại chúng ta thấy rằng con người luôn là nhân tố số một của lực lượng sản xuất; đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững. Với tinh thần đó, thực hiện thắng lợi đột phá chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những ưu tiên hàng đầu ở nước ta hiện nay.